Hành trình sáng tác của Lƣu Sơn Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 28 - 37)

1.2 .Tiểu thuyết lịch sử

1.3. Hành trình sáng tác của Lƣu Sơn Minh

1.3.1. Vài nét về tiểu sử

Nhà văn Lưu Sơn Minh sinh năm 1974. Ít ai biết rằng, trước khi có duyên nợ với nghiệp viết văn, làm báo, anh đã từng học chuyên Toán và trở thành sinh viên Trường Đại học Y. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, tác giả đã bắt tay vào viết truyện ngắn và đã đạt được những thành tựu nhất định:

Truyện ngắn Bến trần gian được giải Cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ

quân đội 1992 - 1994; truyện ngắn lịch sử đầu tiên Chim sâm cầm chưa về (Về

án oan Thái sư Lê Văn Thịnh) được chọn là truyện ngắn của năm 1996 trên báo

Văn nghệ trẻ. Vì vậy, tiếp nối cơ duyên và con đường gặt hái được những thành

công ban đầu đó, Lưu Sơn Minh đã tiếp tục thử sức và khám phá sâu hơn về lịch sử của dân tộc qua việc tìm hiểu và tái hiện lại hai nhân vật nổi tiếng của triều đại nhà Trần là Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư bằng thể loại tiểu thuyết lịch sử. Qua đó, tác giả đã cho ta thấy một cái nhìn đa chiều hơn và sức sáng tạo mang đậm phong cách cá nhân của tác giả về các nhân vật lịch sử này.

Cũng theo tâm sự của tác giả được viết ở phần Vài lời cuối sách trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản, người có tác động to lớn và đã gieo vào trong tâm hồn nhà văn lòng ham mê lịch sử ngay từ thuở nhỏ chính là ông ngoại. Chính ông ngoại đã giúp Lưu Sơn Minh biết đến những cuốn truyện lịch sử đầu tiên và thôi thúc nhà văn tìm hiểu về lịch sử nước nhà. Dẫn lời tác giả trong tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản: “Có những cuốn ông mua riêng cho tôi. Những cuốn khác, tôi được đọc trong kho sách của ông - một kho sách được ông sưu tầm và bảo quản cực kì cẩn thận. Ông đã gieo và trong tôi lòng ham mê lịch sử. Ông ngoại cũng là người thầy dạy tôi những chữ Hán đầu tiên “nhất” “nhị” “tam”. “…Tôi cứ ốm đau triền miên và thường phải nằm một mình trong căn phòng nhỏ luôn tối om và ẩm thấp vì thiếu ánh mặt trời. Bên cạnh tôi ngày đó chỉ có những cuốn sách được ông ngoại mua cho. Và các nhân vật của Trăng

nước Chương Dương hay Trên sông truyền hịch đã trở thành những người bạn

của tôi sau khi được đọc đi đọc lại tới cả trăm lần. Tôi tin rằng họ tồn tại thực sự, họ đã sống ngoài đời thực - sống đẹp y như nhà văn Hà Ân đã tả. Và tôi chỉ có một mơ ước được biết sau những trang sách kia, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với những người bạn ấy.” [27, tr. 232]

Không chỉ có vậy, một người cũng có ảnh hưởng lớn lao tới hành trình sáng tác của Lưu Sơn Minh phải kể đến nữa là cố nhà văn Hà Ân. Ngay từ nhỏ, thông qua ông ngoại, tác giả đã có dịp tiếp xúc và nghiền ngẫm về những câu chuyện lịch sử mà nhà văn Hà Ân viết cho thiếu nhi và đam mê lúc nào không hay. Những ngôn từ văn chương bay bổng đã được nhà văn dụng công nghiên cứu, sử dụng vào các câu chuyện lịch sử dành riêng cho đối tượng tiếp nhận là các bạn đọc thiếu nhi cứ thế gieo vào tâm hồn Lưu Sơn Minh tình yêu lớn lao với lịch sử nước nhà. Khi lớn lên, từ lúc bắt đầu rẽ ngang để viết truyện ngắn lịch sử, tác giả đã nhờ bạn mình (lúc đó đang theo học tử vi bác Hà Ân) mang hộ những truyện ngắn lên nhờ bác đọc, rồi sau này là xin được gặp bác. Tác giả cũng không ngờ đó chính là mối lương duyên lớn nhất trong đời của nhà văn. Chính điều đó càng thôi thúc tác giả tìm hiểu và phản ánh lại lịch sử một cách vừa chân thực nhưng cũng vừa thể hiện được phong cách riêng của anh. Như một mối duyên nợ với triều đại nhà Trần, Lưu Sơn Minh đã lựa chọn viết về các nhân vật vốn được các sử gia rất kiệm lời nói đến trong các trang chính sử. Đặt bên cạnh những nhân vật vốn đã rất nổi tiếng của thời kỳ Đông A như: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ...; Lưu Sơn Minh cảm thấy băn khoăn, trăn trở cho các nhân vật vốn có nhiều công lao nhưng lại được nhìn nhận một cách chưa đúng mực: Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư. Vì vậy, cùng với sự thôi thúc của chính bản thân và sự động viên, đốc thúc của cố nhà văn Hà Ân, tác giả đã dành một khoảng thời gian khá dài để viết về cuộc đời các nhân vật này theo hướng tiếp cận lại lịch sử của một con người đang sống ở thế kỷ XXI để người đọc có cách nhìn nhận và đánh giá về nhân vật một cách trọn vẹn nhưng cũng tạo ra được nhiều cảm xúc ấn tượng.

Lại nói về cái duyên của nhà văn với triều đại nhà Trần và thể loại tiểu thuyết lịch sử, sau thành công của tập truyện ngắn được in là Mưa sâm cầm, tác giả bắt tay ngay vào viết cuốn tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản với dung

lượng dài hơi hơn. Điều đặc biệt hơn cả là mặc dù cuốn sách được viết dành tới cho bạn đọc chủ yếu là thiếu nhi nhưng trong mỗi trang văn có thể thấy Lưu Sơn Minh viết rất kĩ lưỡng và lựa chọn tiết chế từng câu chữ nhằm tạo ra sức nén trong tác phẩm. Bằng chứng là dành rất nhiều thời gian mới cho ra đời được một tiểu thuyết lịch sử nhưng chính anh cũng chưa bằng lòng với những gì mình viết. Khi tiểu thuyết Trần Quốc Toản xuất hiện năm 2005 và được tái bản bốn năm sau đó thì nhà văn vẫn trăn trở về về thân phận, về cuộc đời của một chàng thiếu niên anh hùng vốn đã bị định hình là chú bé thiếu niên hăm hở dựng cờ khởi nghĩa vì lòng yêu nước và ra trận khi chưa được nhìn nhận về tài cầm quân mà chỉ có sự nhiệt tình và lòng căm thù giặc sâu sắc. Nhưng bằng chứng đã cho thấy rằng Trần Quốc Toản là một vị võ tướng có tài khi đã góp mặt vào nhiều trận đánh lớn của triều đại nhà Trần. Có lẽ vì vậy, sau khi quyết tử với giặc ở bờ Như Nguyệt, triều đình đã vô cùng thương xót và truy phong vương tước cho chàng hầu tước trẻ tuổi. Nhưng trong các trang chính sử, những dòng ghi chép về chàng thiếu niên anh hùng ấy vẫn còn chứa đựng rất nhiều nỗi bất công. Vì vậy, đó chính là động lực để Lưu Sơn Minh viết tiếp và hoàn chỉnh hơn những câu chuyện về Trần Quốc Toản và tiếp tục cho ra mắt bạn đọc vào năm 2017, sau sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư vào năm 2016.

Theo một bài phỏng vấn nhà văn Lưu Sơn Minh trên báo CAND năm 2017 khi ra mắt tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản, tác giả cho biết: “Đây là cuốn sách được bắt đầu từ cảm hứng sau một truyện ngắn tên là Nước mắt trúc in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1998. Sau truyện ngắn đó, tôi quyết định đi tìm tư liệu để viết một truyện ngắn về Trần Quốc Toản, rồi nhận ra để viết về người anh hùng trẻ tuổi ấy, cần cả một cuốn sách dài.” [12] Có lẽ, mọi người vẫn nghĩ đơn thuần Trần Quốc Toản là một cậu thiếu niên bồng bột, hành động theo cảm tính nhưng thực tế chàng trai đó có rất nhiều những khía cạnh tích cực cần khai thác để làm nổi bật phẩm chất và tài năng. Vì vậy, có thể nói,

từ khi in bản đầu tiên của tác phẩm năm 2005 đến khi tác giả viết tiếp, bổ sung hoàn chỉnh và in lại vào năm 2017, Lưu Sơn Minh đã dành tận 12 năm để nghiên cứu các tư liệu, trăn trở về cuộc đời của người anh hùng thiếu niên này. Từ đó, ta cảm nhận được sự cống hiến và đặt tâm huyết hết mình với nghệ thuật của một người luôn nghiêm túc với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn.

Tiếp nối cho sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản, Lưu Sơn Minh tiếp tục bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết lịch sử tiếp theo cũng về một nhân vật dưới thời đại nhà Trần: Vị tướng lắm tài nhiều tật Trần Khánh Dư. Cũng chính tác giả trả lời trong một bài phỏng vấn trên Báo Văn nghệ Quân đội: “Tôi viết cuốn Trần Khánh Dư rất lâu, rất ậm ạch. Bác Hà Ân thường hay hỏi han và đốc thúc, tới mức có đợt tôi trốn không dám lên vì sợ phải trả lời những câu hỏi của bác về cuốn sách. Bác mất, suốt những năm tiếp theo, mỗi ngày giỗ tôi đều lên thắp hương với tâm trạng của thằng học trò chưa nộp được bài cho thầy. Mãi năm vừa rồi, khi đã hoàn thành Trần Khánh Dư, lần đầu tiên tôi mới có thể thanh thản lên thắp hương sư phụ mà không canh cánh cái tâm trạng đó.” [43]

Viết về Trần Khánh Dư, nhà văn như tìm thấy những nét đồng điệu với con người sống xa tác giả gần chục thế kỷ. Có những lúc nhà văn cảm thấy bất lực, bế tắc không thể viết nổi đành gác lại để rong chơi tìm tòi hướng khai thác mới. Lại có những lúc tác giả đã viết được khá nhiều nhưng cảm thấy chưa ưng ý lại bỏ đi viết lại từ đầu. Cứ thế, dành đến tám năm cho việc thai nghén và hoàn thành, tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư mới chính thức xuất hiện và ra mắt bạn đọc vào năm 2016. Bên cạnh làm sống dậy một hình tượng nhân vật lịch sử đầy phức tạp của triều đại nhà Trần, Lưu Sơn Minh cũng tập trung đi sâu vào khai thác những khía cạnh rất đời thường của Trần Khánh Dư dựa trên nhưng suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, tình yêu. Từ đó, đây chính là cơ sở để người đọc có sự đồng cảm và chia sẻ nhiều hơn với nhân vật cả cuộc đời luôn cảm thấy

mình là người cô độc. Và cũng theo tác giả, hành trình sáng tác của anh sẽ vẫn tiếp tục với những chuỗi sự kiện lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần để mặt khác, ta có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh sống động và đầy màu sắc về thời kì mang âm hưởng hào hùng của hào khí Đông A trước sự xâm lược và giày xéo của giặc ngoại xâm.

Có thể nói, xuất phát điểm đến với văn chương của Lưu Sơn Minh chỉ từ lòng đam mê với lịch sử nhưng với những thành tựu mà anh đạt được có thể thấy quá trình làm việc nghiêm túc và sự đòi hỏi cao trong công việc của một người với phong cách viết tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý. Sự đón đọc nồng nhiệt của độc giả, đặc biệt là các độc giả trẻ đã cho ta thấy được khả năng lan tỏa cảm hứng tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu và khám phá sâu hơn tài năng của nhà văn qua một tác phẩm cụ thể: Tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư để thấy được hành trình sáng tác đầy miệt mài và không biết mệt mỏi của tác giả với lịch sử nước nhà thông qua thể loại tiểu thuyết lịch sử.

1.3.2. Lưu Sơn Minh và tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư

Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết lịch sử là một trong những thể loại được nhiều nhà văn khai thác và đạt được những thành tựu nhất định. Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh đã cho giới chuyên môn và bạn đọc thấy được một phong cách tiểu thuyết lịch sử đáng chú ý, thể hiện cá tính riêng của nhà văn. Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng, ý đồ và thực tiễn sáng tạo được thể hiện một cách nhất quán trong sáng tác của tác giả, sự pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: Phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình.

Dành tới tám năm để tác giả hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử Trần

Khánh Dư sau rất nhiều tháng ngày trăn trở, bế tắc cùng nhân vật đã cho ta thấy

nhà văn luôn luôn sống cùng nhân vật. Dường như giữa Lưu Sơn Minh và Trần Khánh Dư có một sợi dây kết nối vô hình nào đó đã khiến tác giả thực sự đặt

bản thân vào nhân vật để hành xử, suy nghĩ, tính toán, đồng cảm cũng như thấu hiểu được những diễn biến phức tạp trong cuộc đời của nhân vật. Mặc dù Trần Khánh Dư là nhân vật lịch sử sống ở thế kỷ XIII nhưng nhà văn đã xây dựng và khiến ta có cảm tưởng như nhân vật có suy nghĩ và hành xử như những người đang sống ở thế kỷ XX, XXI. Điều đó giúp cho tiểu thuyết lịch sử của anh không bị quá sa đà vào việc sử dụng các ngôn ngữ cổ, vì vậy nó trở nên gần gũi và dễ tiếp nhận hơn đối với bạn đọc.

Lựa chọn Trần Khánh Dư là đối tượng chính trong sáng tác mới của mình, sau người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, nhà văn đã cho ta thấy sự mạnh dạn và con đường chông gai của mình khi viết về một nhân vật vẫn được biết đến là tham lam, thô bỉ trong các trang chính sử. Để người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật này vốn chỉ qua những trang tư liệu ít ỏi của các sử gia, Lưu Sơn Minh đã có một chuyến phiêu lưu thực sự trở về với thời đại của nhà Trần để xây dựng nên một nhân vật Trần Khánh Dư với nhiều trăn trở và có những diễn biến tâm lý phức tạp: Là kẻ sinh lạc thời, sống lạc nhà và yêu lạc người. Nếu đặt nhân vật này bên cạnh những nhân vật đã rất nổi tiếng của triều Trần: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, … thì Trần Khánh Dư tuy được phong rất nhiều chức tước: Thiên tử nghĩa nam, Nhân Huệ Vương, Phó đô tướng nhưng tên tuổi ông cũng không lắng đọng lại gì khi nhắc đến một triều đại đã có tới ba lần đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Có lẽ vì thế, đã có những lúc tác giả trở nên bất lực, bế tắc không thể hoàn thành tiếp những trang viết của mình mà phải bỏ ngang rong chơi để tìm kiếm tư liệu viết tiếp nhằm mang đến cho người đọc cái nhìn đa chiều hơn về nhân vật lịch sử này. Do đó, khi Trần Khánh Dư xuất hiện, tác phẩm cũng đã tạo được nhiều dấu ấn đặc biệt đối với các độc giả yêu thích văn học. Hơn nữa, theo hướng khai thác của tác giả, ta cũng có cách nhìn nhận toàn diện hơn về cả công

lao cũng như tội trạng, cách hành xử của một vị võ tướng lắm tài nhiều tật Trần Khánh Dư.

Trong gần 300 trang sách viết về nhân vật lịch sử này, Lưu Sơn Minh đã để Trần Khánh Dư hiện lên với đầy đủ các góc cạnh: Khi là một ông Phó đô tướng thủy quân quyền cao chức trọng, uy dũng, nghiêm minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo mạn không kém; khi lại là một con người cô độc đến tột cùng bởi không ai hiểu ông và chính ông cũng không cần ai hiểu mình… “Nếu đã cô đơn, thì ngay chốn kinh đô tấp nập hay giữa cung vàng điện ngọc cũng sẽ vẫn chỉ thấy trơ trọi một mình.” [26] Cuốn sách không chỉ xây dựng chân dung của Trần Khánh Dư mà thêm vào đó, tác giả đã cho ta hình dung rõ hơn một lát cắt của lịch sử với sự góp mặt của rất nhiều người. Đọc các trang tiểu thuyết đó, ta cũng cảm nhận được một vị Vua nhà Trần anh minh, sáng suốt ra sao; một vị Quốc công tiết chế tài năng, cương quyết đầy bản lĩnh như thế nào; rồi cả tinh thần quyết chiến đánh đuổi kẻ thù của cả một dân tộc anh hùng được thể hiện qua mỗi con người cụ thể hay cả những lớp người chưa kịp nhớ mặt đặt tên vô cùng sôi nổi và đầy khí thế, … Ta vẫn biết cái hào khí Đông A ngút trời ấy qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 28 - 37)