Nhân vật ngƣời kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 37 - 43)

1.2 .Tiểu thuyết lịch sử

2.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện

Người kể chuyện được coi là nhân vật do nhà văn sáng tạo nên để kể chuyện. Vì vậy, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là một nhân vật mang tính chức năng mà trước hết là chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm bao gồm hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện, liên kết chúng lại tạo thành một tác phẩm. Mặt khác, người kể chuyện còn thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống nghệ thuật, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng nên. Tư cách, vị thế của nhân vật người kể chuyện trong mối quan hệ với tác giả và đối tượng được kể tạo ra các ngôi kể khác nhau. Ngôi kể chính là sự hóa thân của người kể chuyện vào từng nhân vật để trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Tác giả có thể sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất hoặc người kể chuyện ngôi thứ ba, thậm chí là cả hai dạng thức. Thông qua đó, nhà văn thể hiện được cách nhìn nhận, quan điểm, tư tưởng nào đó trong mối quan hệ với đối tượng được kể mà tác giả đề cập đến.

2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba

Đi theo hướng nhận thức lại lịch sử, các nhà văn tiểu thuyết lịch sử chủ yếu lựa chọn hình thức trần thuật là ngôi thứ ba hàm ẩn. Lựa chọn hình thức này, Lưu Sơn Minh cũng đã cho người đọc thấy được cách nhìn nhận khách quan về những câu chuyện, sự kiện được kể trong Trần Khánh Dư cũng như đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật, từ đó tạo được lòng tin cùng những xúc cảm của bạn đọc. Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi những ưu thế của ngôi kể này với sự năng động và sức bao quát rộng lớn của nó - điều mà thể loại tiểu thuyết lịch sử cần hơn bất kì thể loại nào khác.

Trước hết, với vai trò là người kể chuyện toàn tri, “biết tuốt” được tác giả giao phó, người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư đã tái hiện, phục dựng lại được bức tranh lịch sử, đời sống sinh hoạt văn hóa của cả một triều đại nhà Trần, nhưng cũng có khi chỉ là những khoảnh khắc, những lát cắt của lịch sử. Bằng chứng là trước mỗi một sự kiện, thường xuất hiện ngôn ngữ có tính chất chỉ dẫn mốc thời gian cụ thể gắn với niên biểu triều đại như: “Một ngày cuối tháng Chạp năm Trùng Hưng thứ nhất, đúng giờ Dậu gà lên chuồng”, “Đã quá giao thừa của năm Trùng Hưng thứ hai được hai canh giờ”, “Đã sang giờ Mão”, … Gắn với các mốc thời gian đó có thể là nói về một sự kiện nào đó, hoặc cũng có thể là biến cố, một giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật. Chẳng hạn như dẫn lời người kể chuyện khi nói về Trần khánh Dư với những dòng cảm xúc miên man: “Qua tuổi ngũ thập, Trần Khánh Dư chưa cảm thấy sức khỏe kém đi nhiều, nhưng giấc ngủ đã chập chờn hơn. Và trong những giấc mơ, ông thường đối mặt với cảm giác cô độc và nỗi hoang mang bị bỏ rơi. Có khi, ông thấy mình còn nhỏ và bị cha là Nhân Thành hầu bỏ quên ở thái ấp Chí Linh. Có khi, ông thấy mình tới hẹn và bị Thiên Thụy công chúa ruồng rẫy.” [27, tr. 179]

Cũng qua lời người kể chuyện đứng bên ngoài, cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm cũng như lễ hội, phong tục tập quán trong

đời sống tâm linh một lần nữa được đánh thức và được miêu tả thật cụ thể, chi tiết. Qua đó, người đọc như được trở về những năm tháng hào hùng chống giặc ngoại xâm của triều đại nhà Trần. Qua những trang sách, xen lẫn những thăng trầm trong cuộc đời của ông Phó Đô tướng là những lời kể đầy tự hào về lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến với kẻ thù của cả Vua, quan và nhân dân nhà Trần. Từ đó, thông qua sự tái hiện, những nhân vật lịch sử cứ thế được hiện lên sống động trước mắt bạn đọc, ví như: Đó là một vị vua trẻ Nhân Tông tuy tuổi còn trẻ nhưng đã thể hiện mình xứng đáng với trọng trách mà Thượng hoàng giao phó khi trở thành một đấng minh quân vô cùng bản lĩnh, quyết đoán trong mọi việc cũng như thấu hiểu lòng người; một vị Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn tuy tuổi đã cao nhưng vẫn hiện ra là người có đủ bản lĩnh để gánh trên vai trách nhiệm với non sông đất nước, cùng với những kế sách sáng suốt và cách cư xử có tâm đã kết nối được sức mạnh của toàn quân và lòng dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù; hay cả dòng tộc nhà Trần với những vị vương gia thuộc dòng dõi Đông A mặc dù vẫn còn tồn tại những bất hòa nhưng sẵn sàng bỏ qua những khúc mắc cá nhân để cùng mưu đồ tạo nên nghiệp lớn, bảo vệ vững bền chủ quyền quốc gia dân tộc; … Qua sự tái hiện đầy đủ của người kể chuyện, tất cả những con người ấy đã cùng hợp sức hợp lòng để vượt qua những khó khăn nhằm bảo vệ vững bền mảnh đất dường như luôn chứa đựng nhiều thiên tai, địch họa. Trên tất cả, mỗi số phận con người trong dòng chảy của lịch sử dưới triều đại nhà Trần: Từ vua, quan lại, trí thức, binh lính, những người dân nghèo đều được người kể chuyện tái hiện một cách đầy đủ bằng sự khai thác ở cả chiều rộng và chiều sâu của người kể chuyện - cái tôi thứ hai của tác giả. Họ có thể có tên hoặc không tên nhưng ở họ đều có một điểm chung là tinh thần căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng hi sinh chứ không chịu quỳ gối khuất phục: “Trước trận đánh quyết tử trên bờ Thiên Mạc, Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng đã xóa bỏ thân phận gia nô cho Hoàng Đỗ và nhận cậu làm em nuôi. Trận Thiên Mạc, Trần

Bình Trọng và ông già Màn Trò đều sa vào tay giặc để chặn đường tiến binh của giặc truy bắt hai vua. Họ đã hiên ngang mắng vào mặt tướng giặc Lý Hằng anh dũng tử tiết.” [26, tr. 23] Hoặc đó còn là cuộc bàn quân quên ăn quên ngủ của những vị vương gia với vai trò là trụ cột của triều đình ở thái ấp Mai Hiên: “Cuộc bàn quân kéo dài suốt qua giờ Mùi sang tận giờ Thân. Những người bàn việc thảy đều không ăn không uống… Trong phòng, bốn vị vương tử đứng hầu bốn góc lặng im nghe cha và các chú bàn kế. Trước cửa, Điện súy Phạm Ngũ Lão đứng lâu như đã hóa thành một pho tượng. Còn ngoài lầu bát giác, Hưng Ninh vương và Tĩnh Quốc Đại vương cứ gật gù trò chuyện, họ ngắm mãi trời mây tựa như hôm nay trời mây có gì lạ lắm.” [26, tr. 151]

Không chỉ thể hiện vai trò của người kể chuyện ở khía cạnh tái hiện lại không khí đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua các nhân vật lịch sử, tác giả còn cho thấy người kể chuyện trong Trần Khánh Dư tập trung miêu về không gian lịch sử, văn hóa triều đại, Qua đó, không gian đó được hiện lên vô cùng sinh động và chân thực. Từ cảnh sắc thiên nhiên, đời sống con người, khung cảnh sống đến những sinh hoạt văn hóa đều được phát hiện sắc nét và miêu tả một cách cụ thể, chi tiết. Cụ thể như, cảnh biển Vân Đồn nơi Trần Khánh Dư trấn giữ hiện lên thật thơ mộng, êm ả: “Trần Khánh Dư rê cương ngựa vào một lối nhỏ rồi phóng lên mỏm đá trông ra biển. Biển trưa cũng thật yên ả. Tiếng rì rào mơ hồ của cây cối, tiếng rì rào của biển như khúc hát ru.” [26, tr. 74] Hay đó là những dòng hồi ức của Trần Khánh Dư thông qua lời người kể chuyện về quê nhà - thái ấp Chí Linh, nơi ông đã ở trong suốt những năm tháng tuổi thơ và có những kỉ niệm đẹp cùng ông nội là Thái sư Trần Thủ Độ: “Thái ấp về chiều, vắng và thật u hoài. Những gì giặc phá, gia nô đã kịp sửa xong. Cây bị đốn đã trồng cây mới. Ở những chỗ vừa sửa, rêu đã bắt đầu lên. Nắng thu muộn ngả xuống sân trước phủ đệ của Nhân Thành hầu như hằn dấu lên từng viên gạch… Cậu bé Khánh Dư lẫm chẫm bám vào tay ông nội bước từng bước ngắn, thỉnh

thoảng lại reo lên khi nhìn thấy những vệt nắng xuyên qua vòm lá đu đưa như đùa nghịch…” [26, tr. 210]

2.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Nếu truyện được kể ở ngôi thứ ba sẽ làm cho người kể chuyện trở nên linh hoạt và bao quát được các sự kiện cũng như nhân vật lịch sử được thể hiện trong tác phẩm thì ngôi kể thứ nhất sẽ tạo ra được sự gần gũi, chân thực với bạn đọc hơn. Vì vậy, đan xen lời kể chuyện ở ngôi thứ ba trong tác phẩm, tác giả còn đặt riêng các khúc vọng - đó chính là những lời độc thoại nội tâm của nhân vật chính Trần Khánh Dư cũng như hai khúc vô thanh của Thiên Thụy và Thị Thảo để tô đậm thêm những cảm xúc tâm lý trong suy nghĩ của các nhân vật. Trước hết, bằng những câu mở đầu cho từng khúc vọng đã cho ta thấy suy nghĩ, quan điểm, tính cách cũng như những diễn biến nội tâm phức tạp được bộc lộ để thấy được nỗi cô đơn đến tột cùng của Trần Khánh Dư. Mỗi một khúc vọng được đặt tên: Khúc vọng thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, cuối cùng giống như tác giả đang đưa lời người kể chuyện vào chính nhân vật để đối thoại, đồng cảm, sẻ chia cùng nhân vật. Qua đó, ta có thể thấu hiểu một cách đa chiều những nỗi niềm của nhân vật lịch sử được tái hiện, mặt khác tạo được sự kết nối liền mạch cho tác phẩm. “Lũ sử quan quý chữ như vàng sẽ chép những dòng dửng dưng về ta” -

Câu đầu tiên của khúc vọng thứ nhất; “Ta chỉ làm những việc không ai làm” - Câu đầu của khúc vọng thứ nhì; “Sống làm người ở trên đời, thực là cô độc.

Càng ngày ta càng thấm thía điều đó” - Mở đầu khúc vọng thứ ba; “Giờ đây chỉ

còn lại mình ta” - Câu đầu tiên của khúc vọng cuối cùng. Hay nói một cách khác, những lời độc thoại nội tâm này giúp ta có thể nhận diện được những sắc thái biến đổi, tinh tế trong cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Nếu ở khúc vọng thứ nhất, Trần Khánh Dư như cảm nhận được thái độ của người đời bởi những dòng ghi chép ít ỏi về mình trong chính sử khi công lao đánh giặc của ông sẽ không được nhìn nhận một cách thấu đáo mà có lẽ hậu thế sẽ chỉ biết đến ông

với những chuyện xấu xa ông đã làm thì đến khúc vọng thứ nhì, như một sự nối kết trước đó, nhân vật lại thể hiện tính cách kiêu ngạo, bất cần khi quyết tâm làm những việc không ai làm thông qua việc ông dám dùng cận tướng là người phương Bắc mặc cho mọi lời đàm tiếu: “Giữa lúc Bắc quốc lăm le xâm phạm, thì ta lại dùng cận tướng là người phương Bắc. Quan trong triều lời ra tiếng vào, rồi anh em dòng tộc đàm tiếu.” [26, tr. 45] Khúc vọng thứ ba tiếp tục là những dòng độc thoại cho thấy được sự cô đơn đến tột cùng của Trần Khánh Dư khi bày tỏ những suy nghĩ của mình về ông nội là Thái sư Trần Thủ Độ và cha ông Nhân Thành hầu Trần Phó Duyệt để rồi đến khúc vọng cuối cùng càng khẳng định cho sự cô độc đến tận cùng đó của ông Phó Đô tướng khi xung quanh không còn ai bên cạnh, cho dù ông vừa thắng một trận lớn “Giờ chỉ còn lại mình ta” [26, tr. 273]

Không chỉ thể hiện những dòng độc thoại nội tâm của chính Trần Khánh Dư để biểu hiện cho nỗi lòng của một con người cả cuộc đời gắn liền với nỗi cô độc, tác giả còn thông qua khúc vô thanh của Thiên Thụy nhằm để khẳng định lại một lần nữa cho những diễn biến nội tâm đó. Thiên Thụy là người phụ nữ duy nhất mà Trần Khánh Dư yêu thương, chỉ tiếc rằng rào cản phong kiến đã khiến cho cuộc tình của họ rơi vào bế tắc không thể vượt thoát ra được. Chỉ có Thiên Thụy mới thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia được với những nỗi niềm của Nhân Huệ vương, nhưng rồi cuối cùng đó chỉ còn là những dòng kí ức đẹp mà hai người sẽ mãi không thể quên được. Vì vậy, những lời độc thoại nội tâm của Thiên Thụy đã cho thấy nàng hiểu và thấm thía nỗi cô đơn của Trần Khánh Dư như thế nào: “Ngày đó, ta thấy người ấy thực đáng thương. Không vợ, không con. Cứ thế độc hành giữa trần ai. Ở bên cạnh ta, người ấy mới hé lộ một góc riêng cô quẩn. Nhưng người ấy, luôn như con đại bàng kiêu hãnh trên trời cao, dang rộng cánh bay trong muôn trùng gió.” [26, tr. 125]

Cùng với xu hướng chung trong dòng vận động của tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 37 - 43)