Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong lịch sử và trong cách tiếp cận của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 43 - 64)

1.2 .Tiểu thuyết lịch sử

2.2. Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong lịch sử và trong cách tiếp cận của

triết học, lịch sử các triều đại. Lưu Sơn Minh cũng giống như các nhà văn khác đã thể hiện sự khám phá, lí giải và đối thoại với những vấn đề, sự kiện và nhân vật trong lịch sử mà mình đã lựa chọn để giải mã. Vì vậy, nó được đặt ra và soi sáng dưới một góc độ mới của tư duy hiện đại với các vấn đề tiêu biểu như: Quyền lực, thân phận con người, bản sắc văn hóa dân tộc, sự biến đổi thăng trầm của lịch sử, … Đặc biệt, qua lời người kể chuyện, bối cảnh lịch sử, không gian văn hóa, chân dung nhân vật được phục hiện vô cùng sinh động và sắc nét. Lịch sử không chỉ được kể lại bằng những sự kiện trong chính sử mà còn được bồi đắp thêm da thịt qua việc hư cấu thêm một số câu chuyện kì ảo tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi nhà văn… Từ đó, quá khứ trở nên sống động, tươi mới, có sức sống bền bỉ trong tâm thức cộng đồng cũng như trong kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Với Trần Khánh Dư, ta không chỉ hiểu hơn về nhân vật có vẻ ngông cuồng nhưng cũng rất cô độc này mà thông qua tác phẩm ta còn nắm bắt được một cách cụ thể và sống động về lịch sử triều đại nhà Trần cả về cuộc sống đời thường cũng như những giá trị văn hóa tốt đẹp, tinh thần sôi nổi, hào hùng của hào khí Đông A. Hay nói một cách khác, tác giả có thể đối thoại với lịch sử, với kinh nghiệm cộng đồng về những chân lí tưởng chừng như đã xác tín, về những vấn đề của ngày hôm nay và cả tương lai trong sự nối kết với quá khứ. Nhờ vậy, lịch sử đã mang thêm một sức sống mới, hình hài mới, tiếng nói mới chứ không còn là những dòng chữ bất động trên các trang giấy.

2.2. Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong lịch sử và trong cách tiếp cận của nhà văn văn

2.2.1. Nhân vật Trần Khánh Dư trong lịch sử

Nhân vật Trần Khánh Dư được khảo sát thông qua hai tác phẩm: Lịch

Liên). Qua đó, ta thấy được bên cạnh những nhân vật nổi tiếng được ca ngợi hết lời của thời đại nhà Trần: Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị vua trẻ Trần Nhân Tông, … thì Trần Khánh Dư được các nhà chính sử ghi lại với dung lượng khá ít ỏi và được biết đến là một vị tướng lắm tài nhiều tật, tham lam, thô bỉ của triều đại nhà Trần.

Sử sách ghi lại về gia thế của ông: Trần Khánh Dư không rõ năm sinh, người huyện Chí Linh (Hải Dương), võ tướng thời Trần trong lịch sử Việt Nam. Cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt, dòng dõi Trần Thủ Độ. Tương truyền mẹ là Trần Thái Anh. Vì có nhiều công lao trong việc đánh giặc ngay từ khi còn rất trẻ nên Trần Khánh Dư được vua Trần yêu quý nhận làm con nuôi, lập làm Thiên tử nghĩa nam, sau đó được phong là Phiêu Kỵ đại tướng quân, là dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ Vương, sau được cử làm Phó Đô tướng trấn giữ cửa biển Vân Đồn chịu trách nhiệm đánh giặc trên biển trong cuộc kháng chiến chống lại quân Nguyên - Mông lần thứ ba. Ông sống và làm quan dưới sáu triều vua Trần.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có chép: “Nhâm Ngọ [1282] Mùa đông tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu. Lấy Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân. Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng hoàng khen ông có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau đó, đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Tuy nhiên, sau đó Trần Khánh Dư lại mắc một tội lớn là thông dâm với công chúa Thiên Thụy - vợ của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn. Vì vậy, Khánh Dư bị vua sai lính áp giải ra hồ Dâm Đàm đánh một trăm roi nhưng vì yêu quý người con trai nuôi này nên dặn đừng đánh đau quá nhằm tha chết và tiếp đó tịch thu hết chức tước, của cải, chỉ có thái ấp Chí Linh vốn là tài sản

riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt, nên Khánh Dư mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than. “Lúc đó, thuyền vua đỗ ở bến Bình Than, nước triều rút, gió thổi mạnh, có chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua chỉ và bảo quan thị thần: “Người kia chẳng phải là Nhân Huệ Vương đó sao”. Lập tức sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi: “Ông lái ơi, có lệnh vua triệu”. Khánh Dư trả lời: “Lão là người buôn bán, có việc gì mà phải triệu”. Quân hiệu trở về tâu thực như thế. Vua bảo: “Đúng là Nhân Huệ đấy, ta biết người thường tất không dám nói thế”. Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư mặc áo ngắn, đội nón lá đến gặp vua. Vua nói: “Nam nhi mà đến nỗi này thì thực là cùng cực rồi”. Bèn xuống chiếu tha tội cho ông. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ. Vua ban cho áo ngự, cho ngồi các hàng dưới các vương, trên các công hầu, cùng bàn việc nước, nhiều điều hợp ý vua. Đến đây, tháng 10, lại cho Khánh Dư làm Phó tướng quân. Nhưng rốt cuộc Khánh Dư cũng không sửa đổi được những lỗi lầm cũ.” [22]

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba (1288), ông làm Phó Đô tướng trấn giữ Vân Đồn. Khi cánh quân thủy của bọn Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đến Vân Đồn, ông đem quân chặn đánh, không cản được giặc. Thượng hoàng nghe tin, sai bắt về kinh xử tội. Ông bảo với quân rằng “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin hoãn vài ngày để tôi lập công chuộc tội, rồi sẽ chịu búa rìu cũng chưa muộn”. Theo dự đoán của ông, quả nhiên mấy ngày sau, Trương Văn Hổ dẫn hơn 100 thuyền chở lương kéo đến. Ông đánh bắt sống được nhiều tù binh và lương thực, khí giới không kể xiết. Quân Nguyên chỉ lo việc rút về, không còn chí chiến đấu nữa. Chính ông đã góp phần làm xoay chuyển tình thế chiến tranh, làm nên chiến thắng vang dội đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba của quân dân nhà Trần.

Bàn luận theo như ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khánh Dư có công trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên năm 1257 nên được vua lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau Nhân Huệ vương thông dâm với vợ của Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn là công chúa Thiên Thụy nên bị mất quan tước, tài sản, bổng lộc phải làm nghề bán than tại Chí Linh. Tháng 10/1282 Trần Nhân Tông ngự ra Bình Than, bàn kế chống giặc, thấy Khánh Dư cơ cực nhưng là người có tài khi đưa ra được nhiều kế sách rất được lòng vua liền xuống chiếu tha tội, phục quan tước, ban phó tướng quân, sau giữ quyền quyết trên biển, thế rõ ràng rất ưu ái. Tuy nhiên, bên cạnh những công lao và chức vụ mà Trần Khánh Dư được vua triều Trần ưu ái, tác giả các bộ sử cũ, với quan điểm "sĩ, nông, công, thương", coi việc ông buôn than, bán nón là nghề "hèn mọn". Nếu như đa số các vị vương hầu, quan lại thời bấy giờ chỉ sống nhờ bổng lộc do chức tước mang lại mà không nghĩ gì đến việc kinh doanh hàng hóa để tăng thêm thu nhập thì cách nghĩ và cách làm của Trần Khánh Dư được các sử gia thời đó cho rằng là tham lam và thô bỉ nhằm mục đích chuộc lợi cá nhân. Đại Việt Sử ký

Toàn thư có viết lại một chuyện, khi Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, tục ở đó lấy

buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống, may mặc đều dựa vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo, đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư duyệt quân các trang, ra lệnh: "Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi, ai trái tất phải phạt." [22]

Nhưng Khánh Dư đã ngấm ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước, chở thuyền đến đậu trong cảng rồi sai người thông báo cho dân ở đây. Do vậy, người trong trang nối gót tranh nhau mua nón, ban đầu mua không tới 1 tiền, sau giá đắt, bán 1 chiếc nón giá 1 tấm vải. Số vải thu được tới hàng ngàn tấm. Có thể nói, ở trấn Vân Đồn, mọi người đều căm ghét Trần Khánh Dư vì những mưu kế chuộc lợi đó nhưng cũng không thể phủ nhận tài năng cầm quân đánh giặc trên

biển của ông không có một vị tướng nhà Trần nào có thể địch nổi. Có lẽ vì thế mà mặc dù mắc tội rất lớn với triều đình, tính tình kiêu ngạo, bất cần không để ý đến người khác nhưng cả vua Trần và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đều rất trọng dụng con người này. Tính cách của Khánh Dư trong thời gian nhậm chức trấn thủ hương cảng Vân Đồn được Ngô Sĩ Liên nói bằng hai từ “tham lam, thô bỉ”, còn Phan Huy Chú nhận xét là “tham lam, keo kiệt”.

Về tài năng văn chương của Nhân Huệ vương, Đại Việt sử ký toàn thư

viết: “Quốc Tuấn lại sưu tập binh pháp các nhà, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn kiếp tông bí truyền thư”. Nhân Huệ vương Khánh Dư viết bài tựa cho sách ấy như sau: “Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.” [22]

Mặt khác, tài năng làm tướng xuất chúng của Trần Khánh Dư không chỉ được thể hiện trong những năm tháng được các vua Trần trọng dụng trong công cuộc đánh đuổi giặc Nguyên - Mông mà ngay cả khi đã có tuổi, tinh thần và tài năng ấy vẫn được bộc lộ một cách mạnh mẽ để cống hiến hết mình nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc. Cụ thể, năm 1312 - 1313, cùng với Trần Quốc Chẩn và Đoàn Nhữ Hài trên bộ, ông còn mang thủy quân từ Vân Đồn vào tận bờ biển phương Nam để đánh Champa. Trong trận này, nhà Trần thắng lớn, bắt được Chế Chí và buộc Champa phải thần phục. Trong các trang sử sách còn ghi chép lại, mặc dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn được vua Trần tin tưởng giao trọng trách phụ trách vùng biển Đông Bắc cho đến khi qua đời. Theo Đại Việt sử ký

toàn thư, Kỷ Mão, (Khai Hựu) năm thứ 11 (1339), Nhân Huệ vương Trần

Khánh Dư mất.

Có thể thấy, cuộc đời của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư là những chặng đường lắm nỗi thăng trầm, lúc rất thành danh trên con đường danh lợi nhưng cũng có những khi bị đẩy xuống chỉ là hạng thứ dân thấp hèn. Nhìn nhận

chung, những dòng ghi lại về ông trong chính sử chính thống cực kì ít ỏi, nếu ở phương diện tài năng công lao chinh chiến một đời làm tướng của ông được các sử gia hết sức ca ngợi thì về cuộc đời, gia cảnh riêng của ông tác giả không ghi chép lại dù chỉ một dòng. Mặt khác, chuyện Trần Khánh Dư thông dâm với công chúa Thiên Thụy và chuyện ông buôn bán than khi sa cơ lỡ vận lại bị các quan lại lên án gay gắt và các sử gia nhìn nhận rất khắt khe. Phần lớn đều cho rằng ông hiện lên là một con người tham lam, bỉ ổi và thô lỗ, mang tội rất lớn với triều đình nhà Trần. Có lẽ do vậy, việc nhìn nhận lại nhân vật này qua cách tiếp cận lại lịch sử của các nhà văn đương đại sẽ cho ta thấy được một cách đa chiều và toàn diện hơn về Trần Khánh Dư mà Lưu Sơn Minh là một điển hình tiêu biểu đã thể hiện được điều đó trong các trang viết của mình.

Với nhiều những bước ngoặt trong cuộc đời, có thể thấy Trần Khánh Dư hiện lên là một nhân vật đầy gai góc, sự phức hợp của nhiều nhân cách và tư cách. Tuy còn tồn tại nhiều những đánh giá trái chiều xung quanh nhân vật lịch sử này nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận là tài năng làm tướng xuất chúng của ông dưới thời đại nhà Trần. Ngày nay, để tưởng nhớ công lao của ông với vai trò đặc biệt ở cửa biển Vân Đồn, nhân dân đã tôn ông làm Thành hoàng và thờ tự tại đình Quan Lạn, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Để ôn lại những chiến công hiển hách của ông, hằng năm, người dân trong vùng thường duy trì hội đua thuyền truyền thống vào dịp lễ hội từ mùng 10 - 20/6 (âm lịch).

2.2.2. Nhân vật Trần Khánh Dư qua cách tiếp cận lịch sử của nhà văn Lưu Sơn Minh

Nhân vật Trần Khánh Dư được xây dựng qua rất nhiều tác phẩm của các nhà văn đương đại. Nếu Trần Khánh Dư trong Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sỹ được tác giả lựa chọn làm nhân vật chính cùng Phạm Ngũ Lão thì hình tượng của ông chính là con chim ưng - kiêu hùng, thiện chiến, uy vũ,

phóng khoáng. Nhân Huệ Vương hiện lên là một người vừa tầm thường vừa phi thường, vừa thô tục vừa tài hoa, vừa bình dị lại vừa cao sang, vừa đáng chê nhưng cũng vừa đáng trọng. Có thể nói, Bùi Việt Sỹ đã xây dựng nên được một Trần Khánh Dư với phức hợp nhiều tính cách đối lập.

Còn trong Sương mù tháng giêng, Uông Triều lại xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư là nhân vật chính. Bằng cách để cho nhân vật tự vấn, tự đối thoại, suy ngẫm, nhà văn đã đi sâu vào khám phá những góc khuất trong tâm hồn, những khát khao thầm kín, thành thực của một nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch sử. Chấp nhận tất cả để được sống với chính cảm xúc của mình, Khánh Dư hiện lên như một con người của đam mê, quên hết những phép tắc và định kiến khắc nghiệt. Qua mối tình đầy ngang trái với công chúa Thiên Thụy, nó không chỉ đơn thuần là tiếng gọi của thể xác mà hơn thế nó luôn trở thành nỗi ám ảnh, sự nuối tiếc, nỗi day dứt, niềm khát vọng suốt đời của ông. Vì vậy, trong tác phẩm, nhân vật Trần Khánh Dư được xây dựng là nhân vật của đời thường, dám sống thực, dám chịu trách nhiệm với chính cuộc đời mình.

Với Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, nhân vật Trần Khánh Dư được

xây dựng là nhân vật trung tâm. Nhà văn đã đi sâu vào khám phá, luận giải chân thực, sâu sắc tính cách đa chiều, phức tạp của nhân vật: Một vị tướng tài ba, dũng cảm, đóng góp công lao to lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông; một vị thủ lĩnh được giao trọng trách cai quản thương cảng Vân Đồn sầm uất nhưng đầy phức tạp; một vị vương gia kiêu hãnh, ngang tàng, ngỗ ngược của dòng họ Đông A; một người đàn ông đa tình, liều lĩnh trong tình yêu. Vì vậy, việc lựa chọn Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh để khai thác, tiếp cận sẽ cho ta thấy những kiến giải đặc sắc cũng như sự sáng tạo của tác giả khi tái hiện lại một hình tượng nhân vật rất đặc biệt của triều đại nhà Trần này.

Để làm sống dậy một Trần Khánh Dư có thật với việc tập trung khắc họa chiều sâu trong tâm hồn của nhân vật, Lưu Sơn Minh đã đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ phức tạp trong gia đình và xã hội để soi chiếu với tư cách một con người mang tính toàn vẹn hơn trong nhận thức riêng của nhà văn. Trước hết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh (Trang 43 - 64)