Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT hợp thanh (Trang 47 - 49)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Tiến trình nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT Hợp Thanh”, chúng tôi tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:

2.2.1.1. Giai đoạn 1

Từ ngày 01/09/2014 đến ngày 05/11/2014: Nhiệm vụ nghiên cứu trong giai đoạn này bao gồm những nội dung: Lược sử nghiên cứu vấn đề nhu cầu tư vấn hướng nghiệp; xác định cơ sở khoa học và các khái niệm công cụ trong đề tài nghiên cứu; thiết kế công cụ nghiên cứu; chuẩn bị địa bàn nghiên cứu.

39

2.2.1.2. Giai đoạn 2

Nghiên cứu lý luận đến 25/06/2015: Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.

Xây dựng bảng hỏi trên cơ sở đó điều tra thăm dò, tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Xây dựng câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho công tác phỏng vấn

Điều tra thử với mục đích chuẩn hóa lại bảng hỏi cho đầy đủ và toàn diện nhất về những thông tin cần khảo sát.

2.2.1.3. Giai đoạn 3

Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh, từ ngày 26/06/2015 đến ngày 15/07/2015: Giai đoạn này bao gồm những nội dung cơ bản sau: Điều tra thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh. Xử lý số liệu thu được, viết sơ thảo lần thứ nhất thực trạng của đề tài.

2.2.1.4. Giai đoạn 4

Từ 16/07/2015 đến 15/11/2015: Giai đoạn này bao gồm các nội dung: Viết bản thảo lần thứ nhất toàn bộ luận văn, sửa chữa và hoàn thiện đề tài, viết bản tóm tắt của đề tài, làm thủ tục để bảo vệ. Chúng tôi tiến hành hoàn thiện, sửa đổi và nộp luận văn.

2.2.2. Tổ chức nghiên cứu lý luận

Để bước đầu phục vụ cho quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành sưu tầm, đọc các giáo trình, các tài liệu, các tạp chí từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tái nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.

2.2.2.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận

Nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khái niệm công cụ và các nội dung cần thiết liên quan đến đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh” trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được.

40

2.2.2.2. Nội dung của nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học như: Tâm lý học lao động, tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học kinh tế và các tài liệu có liên quan khác. Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn

2.2.3. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn 2.2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn 2.2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn

Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu nhằm giải đáp những vấn đề liên quan đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh cụ thể nhu sau:

- Nhu cầu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh biểu hiện qua nội dung.

- Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT Hợp Thanh biểu hiện qua hình thức tư vấn hướng nghiệp.

- Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh biểu hiện qua đối tượng. - Mức độ thỏa mãn nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT.

2.2.3.2. Nội dung của nghiên cứu thực tiễn

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dưới 2 góc độ:

Nghiên cứu định lượng: Khách thể nghiên cứu là 300 học sinh thuộc các khối 10,11 và 12 của trường THPT Hợp Thanh.

Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các cán bộ làm công tác quản lý của nhà trường nhằm bổ sung cho những vấn đề còn chưa rõ của nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT hợp thanh (Trang 47 - 49)