Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT hợp thanh (Trang 58 - 79)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT Hợp

3.2.1. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT biểu

biểu hiện qua mặt nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Hoạt động của con người bao giờ cũng bắt đầu từ sự nhận thức, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT cũng vậy. Nếu học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn hướng nghiệp thì sẽ xác định đúng ngành nghề phù hợp với bản thân mình. Tuy nhiên, để có được nhận thức về các hoạt động tư vấn hướng nghiệp học sinh cần phải có nhận thức rõ ràng về định hướng những lựa chọn hướng đi trong tương lai sau khi tốt nghiệp THPT. Qua khảo sát về những dự định cho tương lai của các em học sinh Trường THPT Hợp Thanh, chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ sau:

50 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Tiếp tục học Đại Học, Cao đẳng Học nghề Đi làm ngay Vừa học nghề vừa làm việc Làm kinh tế tại gia đình Chưa có dự định 184 24 11 35 2 44

Qua biểu đồ trên có thể thấy, đa số các em học sinh được khảo sát đã có cho mình những dự định nhất định trong tương lai với 85.3%. Trong đó, phần lớn các em đều có dự định “Tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, THCN” với 61.3%. Đây cũng là xu thế chung của học sinh cả nước. Số lượng học sinh có dự định học nghề, vừa học vừa làm và làm kinh tế tại gia đình chiếm tỉ lệ rất ít với 24.1%. Điều này cho thấy, bước đầu các em học sinh đã có ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và xã hội trong việc lựa chọn nghề nghiệp để gắn bó, cống hiến.

Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh này vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em học sinh chưa có dự định gì cho tương lai của bản thân chiếm 14.7%. Những học sinh này chủ yếu là những học sinh thuộc lớp 10, các em mới vào trường nên thường chưa hình thành dự định cho tương lai. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà người lớn, nhà giáo dục và nhà tư vấn cần quan tâm, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ngay khi các em mới bước chân vào bậc THPT để có sự chuẩn bị kĩ, lâu dài cho tương lai của học sinh.

51

Để tìm hiểu kỹ hơn các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em học sinh. Qua phỏng vấn sâu, các em học sinh Trường THPT Hợp Thanh cho biết thêm:

-Mong muốn làm bác sĩ vì “em yêu thích nghề này, vì có thể giúp đỡ được nhiều người”.

-Em muốn trở thành ca sĩ vì “em có niềm đam mê với nó”.

-Dự định trở thành giáo viên vì “nó phù hợp với năng lực của em và em có thể định hướng thế hệ học sinh tới những điều tốt đẹp”.

-Công an cũng là một trong những nghề được các em học sinh lựa chọn nhiều bởi “em thích làm công an”; “gia đình định hướng cho em vào ngành này”.

-Các ngành như kinh doanh, kinh tế hay maketing cũng được nhiều em lựa chọn với lý do “yêu thích và có thu nhập cao”.

-Công tác xã hội và hướng dẫn viên du lịch cũng là một trong những ngành các em lựa chọn vì “được đi nhiều nơi và gặp gỡ mọi người”.

-Luật sư, nghệ thuật là những ngành được các em lựa chọn ít hơn. -Tâm lý học cũng là một ngành mới và được một số em lựa chọn với lý do “có thể giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.

-Ngoài ra cũng có một số ngành khác cũng được các em lựa chọn như: Xây dựng, thể dục thể thao, tiếp viên hàng không, thiết kế thời trang hay trở thành đầu bếp…

Như vậy có thể thấy, phần lớn các em đều đã có những dự định ngành cụ thể cho mình theo sở thích, đam mê và theo sự định hướng của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều em chưa có sự định hướng ngành nghề cụ

thể cho bản thân, vì “có nhiều nghề quá nên em chưa biết chọn ngành nào, chỉ sợ theo sở thích mà sau này ra trường không xin việc được thì cũng không biết phải làm sao” hay một bạn nữ khác cho biết thêm: “em thích kinh doanh nhưng gia đình em thì muốn em thi dược sĩ sau này mở tiệm bán thuốc, nhưng em lo mình không học được, vì thế em rất phân vân...”

52

Muốn hiểu rõ về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT Hợp Thanh bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của các em về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn này còn cần phải tìm hiểu nhận thức của các em về hoạt động tư vấn hướng nghiệp là gì. Qua khảo sát tìm hiểu về nhận thức của học sinh THPT Hợp Thanh về hoạt động tư vấn nghề nghiệp kết quả thu được ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Nhận thức của học sinh THPT Hợp Thanh về hoạt động tư vấn nghề nghiệp 0 50 100 150 200 250 300 Hoạt động ngoại khóa của

trường Hoạt động tư vấn của thầy cô Hoạt động tư vấn trên các phương tiện thông tin đại

chúng Hoạt động tư vấn của các chuyên gia 86 188 153 265

Kết quả trên cho thấy, đa số các em học sinh cho rằng hoạt động tư vấn là hoạt động của các chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp với 88.3% học sinh lựa chọn, hoạt động tư vấn nghề nghiệp là hoạt động của các thầy cô cho học sinh về nghề nghiệp với 62.7%.

Theo đó, đa số học sinh Trường THPT Hợp Thanh đều có nhận thức rằng, hoạt động tư vấn nghề là các hoạt động ngoại khóa của trường và sự tư vấn của thầy, cô. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được các bạn lựa chọn ít hơn. Lý giải cho điều này, một

53

của trường và sự tư vấn của thầy cô, người gần gũi với chúng em trong suốt quãng thời gian học THPT cho chúng em sự trải nghiệm thực tế khi tới tham quan các cơ sở đào tạo ngành nghề, các doanh nghiệp tại địa phương giúp chúng em có sự hiểu biết về ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn hướng đi sắp tới cho bản thân”.

Như vậy, ở các bạn học sinh THPT bước đầu đã có sự nhận thức đúng về các hoạt động tư vấn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của các bạn học sinh chỉ đạt ở mức trung bình với ĐTB chung là 3.05. Điều này đòi hỏi, muốn tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp cho học sinh thì trước tiên nhà trường, giáo viên và các chuyên gia tư vấn cần nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề này.

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của học sinh trường THPT Hợp Thanh về tầm quan trọng của việc tư vấn hướng nghiệp như thế nào, chúng tôi tiến hành điều tra. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt trong nhân thức của nam, nữ về sự đánh giá tầm quan trọng của việc tư vấn hướng nghiệp.

54

Bảng 3.2. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp

STT Các yếu tố Không đúng Đúng một phần Đúng Rất đúng Hoàn toàn đúng ĐTB 1 Tư vấn hướng nghiệp cung cấp thông tin về nghề nghiệp 2.3 8.5 18.8 25.6 47.8 4.00 2 Tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh khám phá khả năng, sở trường của bản thân để chọn nghề phù hợp 9.7 12.2 24.5 14.7 38.9 3.89 3 Tư vấn hướng nghiệp giúp lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với sự đam mê và yêu thích cuả bản thân

11.2 7.5 28.7 31.8 20.8

3.00

4 Tư vấn hướng nghiệp giúp lựa chọn được

13.3 14.2 17.7 19.3 37.5

55 nghề phù hợp với các điều kiện về sức khỏe của bản thân 5 Tư vấn hướng nghiệp giúp lựa chọn được nghề Nghề nghiệp phù hợp với tiềm lực, điều kiện kinh tế của gia đình

16.5 13.7 12.2 30.7 38.9 3.89

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, đa số học sinh THPT đều cho rằng hoạt động tư vấn hướng nghiệp có vai trò quan trọng giúp các bạn học sinh THPT định hướng nghề nghiệp đều được đánh giá là quan trọng, giúp các em có thể lựa chọn nghề phù hợp với các đặc điểm tâm lý cá nhân như sở thích, năng lực.

Hơn nữa, các bạn học sinh còn cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp các em có được các thông tin về nghề nghiệp như: thị trường việc làm, mức thu nhập, cơ hội thăng tiến của nghề. Qua phỏng vấn sâu, một bạn học

sinh cho biết thêm: “Nếu được tư vấn hướng nghiệp chúng em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích sẽ giúp cho em tránh được khi vào học sẽ gặp khó khăn nếu yêu cầu của ngành nghề yêu cầu cao, mà năng lực của chúng em không đủ điều kiện đáp ứng” (N.M.Q).

Như vậy, có thể thấy phần lớn các học sinh THPT đều cho thấy việc tư vấn hướng nghiệp là rất quan trọng. Điều này giúp cho các bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp, không chỉ giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở trường, đam mê, mà còn giúp các em có được những thông tin

56

cần thiết về nhiều loại ngành nghề khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và lôi cuốn các em tham gia tự nguyện, hứng thú vào hoạt động này do người lớn tổ chức góp phần nâng cao chất lượng của công tác tư vấn hướng nghiệp, giúp các em có sự lựa chọn nghề nghiệp một cách toàn diện và chính xác hơn.

3.2.2 Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường trung học phổ thông Hợp Thanh thể hiện qua nội dung

Nghề nghiệp là vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi con người. Thông qua nghề nghiệp của bản thân, mỗi người thể hiện và khẳng định bản thân với gia đình và xã hội. Để có được sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân đòi hỏi các em phải có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện về ngành nghề mà các em lựa chọn. Tìm hiểu về những nội dung mà các em học sinh mong muốn được tư vấn hướng nghiệp để có đầy đủ thông tin nhất về những ngành nghề mà mình lựa chọn, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.3. Nội dung mong muốn được tư vấn hướng nghiệp của học sinh Trường THPT Hợp Thanh

Nội dung Không mong muốn Ít mong muốn Bình thường Mong muốn Rất mong muốn ĐTB

Yêu cầu của nghề về phẩm

chất, năng lực 2.3 7.7 15.0 64.3 10.7 3.81 Cơ hội có việc làm sau khi

ra trường. 15.0 10.0 5.5 5.0 60.0 4.40

Cơ hội thăng tiến trong

tương lai 4.4 35.5 24.6 15.5 10.0 3.91

Mức lương bình quân của

việc làm sau khi ra trường. 3.9 5.0 12.7 22.5 56.2 4.07 Địa vị xã hội của nghề. 4.7 36.5 14.8 25.5 18.5 3.83

57

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy để có được sự lựa chọn nghề phù hợp, đúng đắn với mỗi cá nhân thì những yêu cầu về nguyện vọng và hứng thú của cá nhân đối với nghề, năng lực của cá nhân đối với nghề, nhu cầu của xã hội đối với nghề và cơ hội việc làm sau khi học xong là không thể thiếu. Kết quả khảo sát được cho thấy, nội dung mà các em mong muốn được tư vấn nhất khi lựa chọn nghề nghiệp của bản thân là “khả năng có việc làm sau khi ra trường” ở mức độ rất mong muốn chiếm tới 60%. Nội dung mà các em quan tâm thứ hai là “Mức lương bình quân” ở mức độ mong muốn chiếm 56.2%. Nội dung ít được học sinh quan tâm đến nhất là “địa xã hội của nghề” ở mức độ ít mong muốn chiếm 36.5%. Điều này cho thấy, khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình các em học sinh đã bắt đầu chú ý và quan tâm đến tính thực tiễn của nghề nghiệp mình chọn trong tương lai.

Có thể thấy, đa số các em mới chỉ quan tâm đến nhu cầu xã hội của nghề và hứng thú với nghề mà chưa có sự quan tâm đến cơ hội phát triển bản thân, sự nghiệp. Đây cũng là vấn đề mà các nhà tư vấn nghề, giáo viên cần phải tư vấn tốt cho học sinh. Bởi lẽ đây là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình lựa chọn nghề. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh khi lựa chọn nghề đã không quan tâm đến vấn đề này dẫn đến tình trạng khi làm việc không có sự hứng thú, nỗ lực phấn đấu nên không phát huy được khả năng trong công việc.

Như vậy, để giúp cho các em học sinh có thể hiểu, đánh giá đúng và đầy đủ về nghề nghiệp phù hợp với bản thân đòi hỏi cần phải giúp cho các em có hiểu biết và đánh giá đúng về năng lực của bản thân đáp ứng được nghề nghiệp mình chọn như: Năng học tập của các em có đủ khả năng để thi vào ngành nghề, trường mà các em muốn thi hay không thể hiện ở điểm thi và tỷ lệ chọi các năm trước của ngành học.

Đó là những nội dung mà các em mong muốn được tư vấn, được tìm hiểu làm căn cứ để lựa chọn một ngành nghề cho bản thân. Vậy trong quá trình tư vấn , định hướng nghề của người lớn, giáo viên và nhà tư vấn nghề,

58

các em đã được tư vấn những nội dung gì? Tiến hành khảo sát 300 em học sinh về những nội dung các em đã được tư vấn nghề, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.4. Những nội dung học sinh Trường THPT Hợp Thanh đã được tư vấn hướng nghiệp

Nội dung tư vấn Các mức độ

Tư vấn rất đầy đủ Có tư vấn Chỉ tư vấn một phần Không tư vấn

1.Yêu cầu của nghề nghiệp về

năng lực, phẩm chất. 27.7 15.3 49.3 7.7

2.Khả năng có việc làm và mức

độ thu nhập 19.0 37.3 28.3 15.3

3.Yêu cầu của nghề nghiệp về

các kỹ năng cần có 5.7 19.3 49.7 25.3

4.Mức độ phù hợp của ngành nghề với tình cách và sở thích của bản thân

6.6 23.7 36.7 33.0

5.Yêu cầu của ngành nghề về tiềm lực kinh tế của gia đình trong quá trình học tập.

10.3 17.3 48.3 24.0

Kết quả khảo sát thu được ở bảng trên cho thấy, những nội dung mà các em được tư vấn thấp hơn rất nhiều so với những nội dung mà các em mong muốn được tư vấn hướng nghiệp. Cụ thể:

Nội dung mà các em được tư vấn nhiều nhất là “Cơ hội có việc làm và mức độ thu nhập” thì mới chỉ dừng lại ở mức có tư vấn và chỉ tư vấn một phần chiếm lần lượt là 19.3 va 49.7% trong khi đó mong muốn được tư vấn của các em ở nội dung này chiếm tới trên 60%; Ở nội dung “Yêu cầu của

59

nghề về phẩm chất, kỹ năng” nếu như mong muốn của các em chiếm tới 64.3% thì chỉ tư vấn một phần chiếm tới 49.3%.

Có thể thấy, nhu cầu được tư vấn phong phú về nội dung của các em so với thực tiễn của công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay là rất cao. Từ tâm lý này của các em đòi hỏi những người làm công tác tư vấn nghề cho các em cần phải có kế hoạch tư vấn nghề nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các em và của xã hội.

Từ thực tiễn công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay, học sinh trường THPT đang có những nhận thức như thế nào về các thông tin liên quan đến nghề nghiệp. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Mức độ hiểu biết của học sinh Trường THPT Hợp Thanh về các yêu cầu của nghề

Yêu cầu ĐTB SD Yêu cầu về phẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường THPT hợp thanh (Trang 58 - 79)