Những năm đầu sau chiến tranh lạnh (198 9 2000)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 33 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.2 Quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc trƣớc năm 2001

1.2.2. Những năm đầu sau chiến tranh lạnh (198 9 2000)

Mở đầu giai đoạn này là nhiệm kỳ của tổng thống George H. W. Bush (1989 - 1993). Khi mới lên nắm quyền chƣa đầy năm tháng, tổng thống khó chịu với những hậu quả lâu dài của các pháp chế trƣớc đó. Cả tổng thống Bush lẫn Cố vấn an ninh quốc gia của ông, tƣớng Brent Scowcroft, đã từng phục vụ trong chính quyền Nixon, họ nhớ Đặng Tiểu Bình đã duy trì quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ nhƣ thế nào trƣớc những âm mƣu của “bè lũ bốn tên”1

. Hoa Kỳ ngƣỡng mộ trƣớc những thành tựu mà cải cách kinh tế của Trung Quốc đem lại. Vì vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách ngoại giao phù hợp, để cho các đối thủ của Hoa Kỳ khôngcó thể trông mong ở sự ủng hộ của Trung Quốc. Bởi tất cả các dân tộc tại châu Á đều sợ một Trung Quốc bị cô lập với thế giới. Trung Quốc có sức mạnh chi phối nền kinh tế của nhiều nƣớc, là bạn hàng và là nguồn cung ứng các sản phẩm hàng hóa cho hầu

1 Gồm 4 nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giang Thanh, Trƣơng Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vƣơng Hồng Văn cấu kết với nhau lộng quyền và sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

hết các nƣớc châu Á, là quốc gia cho các nƣớc khác không chỉ ở châu Á mà trên thế giới vay vốn đầu tƣ. Hơn nữa, thị trƣờng ở Trung Quốc rất rộng lớn, giải quyết một số lƣợng lớn nhu cầu về nguồn lao động và việc làm cho nhiều quốc gia. Nếu Trung Quốc bị cô lập thì sẽ tác động đến chính sách kinh tế của Trung Quốc đối với các nƣớc châu Á. Bên cạnh đó, một Trung Quốc luôn coi mình là trung tâm của thế giới, nếu bị cô lập sẽ giống nhƣ bị dồn vào góc. Họ sẽ triển khai những chính sách đối ngoại về an ninh quốc phòng tốt nhất để lấy lại vị trí trung tâm của mình cho dù phải sử dụng đến sức mạnh quân sự để uy hiếp hay khống chế. Vì vậy cho dù chịu nhiều sức ép nhƣng George H. W. Bush vẫn kiên trì:

Chúng ta không thể nhìn theo hướng khác khi liên quan đến nhân quyền hay các cải cách kinh tế, nhưng chúng ta có thể bày tỏ các quan điểm của mình về việc đẩy mạnh những bước tiến của họ sao cho dễ hiểu hơn là tung ra một tràng những lời chỉ trích bất tận… Vấn đề đối với tôi là làm sao lên án những gì chúng ta thấy là sai và phản ứng một cách thích hợp trong khi vẫn duy trì quan hệ găn bó với Trung

Quốc ngay cả nếu quan hệ ấy giờ đây chắc phải ở trạng thái “dừng” [6; tr.421].

Có thể nói, tổng thống George H. W. Bush đã đi trên dây bằng kỹ năng và sự khéo léo. Khi Quốc hội áp đặt những biện pháp trừng phạt lên Bắc Kinh, ông đã làm mềm đi những góc cạnh - những biện pháp trừng phạt cứng rắn, nặng nề. Cùng lúc đó, để thể hiện sự lên án của mình, ngày 05 và 20 tháng 6, ông hoãn lại những trao đổi với chính phủ cấp cao, ngừng hợp tác quân sự và các thƣơng vụ bán trang thiết bị cho cảnh sát, quân sự; tuyên bố phản đối những khoản vay mới cho nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Những pháp chế của Hoa Kỳ đồng điệu với những bƣớc đi tƣơng ứng của cộng đồng châu Âu, Nhật Bản, Australia và Newzealand với những biểu hiện hối tiếc, buộc tội từ các chính phủ trên toàn thế giới. Phản ánh sức ép đặc biệt, Quốc hội thậm chí còn ép những biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm các pháp chế lập pháp và một luật tự động gia hạn visa cho tất cả sinh viên Trung Quốc đang du học tại Hoa Kỳ. Vậy mà hai chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn cùng hành động nhƣ các đồng minh trên thực tế trong gần nhƣ toàn bộ thập niên trƣớc – giờ đang dần xa nhau, với những oán giận, những lời tố cáo đang đầy lên từ cả hai phía mà thiếu đi

những cuộc tiếp xúc cấp cao. Quyết tâm tránh một sự đổ vỡ không thể cứu vãn, George H. W. Bush kêu gọi một quan hệ lâu dài với Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ đƣợc quan tâm lớn nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành siêu cƣờng lớn nhất, duy nhất trên thế giới. Cạnh tranh với Hoa Kỳ lúc này có Nhật Bản và Tây Âu. Nhƣng đến cuối thế kỷ XX, sự phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc đã tạo nên một áp lực, một thách thức mới với một đất nƣớc siêu cƣờng nhƣ Hoa Kỳ trong thế kỷ XX. Vì vậy, những thay đổi trong quan hệ hai nƣớc sẽ tác động rất lớn đến tình hình thế giới.

Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tuy vẫn tồn tại sự liên kết trong chiến lƣợc đối ngoại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để chống Liên Xô nhƣng mối quan hệ này đã có phần giảm xuống và đến đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, khi bức tƣờng Berlin sụp đổ, Đông Âu thay đổi và Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc thì chiến lƣợc liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô cũng nhƣ mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc Hoa Kỳ - Trung Quốc hầu nhƣ đã chấm dứt. Nhân tố Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, toàn diện với ảnh hƣởng đang vƣơn ra ngoài khu vực, đòi hỏi Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách của mình. Những năm tiếp theo, Hoa Kỳ đã xây dựng chính sách đối ngoại với Trung Quốc trong mục tiêu đƣa Trung Quốc vào các tổ chức an ninh kinh tế và quốc tế chủ đạo, yêu cầu Trung Quốc phải tuân theo luật các các tổ chức và tiêu chuẩn liên kết quốc tế. Chiến lƣợc này đã có những thành công lớn, khi mà Trung Quốc đã trở thành chủ thể tích cực và cần thiết tại Liên hợp quốc, các tổ chức trong Liên hợp quốc nhƣ WTO1, IAEA2, WHO3…

Các công ty và nhân dân Trung Quốc đã nỗ lực phát triển nhanh chóng nhƣ thể ngƣời khổng lồ vƣơn vai đứng dậy sau một giấc ngủ sâu và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Tại khu vực Đông Á, chính sách và tham vọng của Trung Quốc ngày càng xung đột với lợi ích của Hoa Kỳ và đe dọa cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực. Hoa Kỳ nên thực hiện chính sách nào để cân bằng giữa việc khai thác đƣợc những đóng góp với vai trò toàn cầu lớn hơn của

1 Tổ chức thƣơng mại thế giới - World Trade Organization

2 Cơ quan năng lƣợng nguyên tử thế giới - International Atomic Energy Agency

3

Trung Quốc và việc hoạch định chính sách ngăn chặn chống bành trƣớng và áp bức, đe dọa của Trung Quốc đối với các khu vực ở gần Trung Quốc.

Để duy trì địa vị siêu cƣờng, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chính sách đối ngoại cho phù hợp. Vậy sự thay đổi nào là phù hợp? Ta có thể tổng kết về “mô hình” trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đều trải qua 4 giai đoạn: Một là, nỗ lực tạo dựng bầu không khí thân thiện; hai là, xuất hiện va chạm, khiến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng; ba là, hai bên phải chấp nhận khác biệt và tìm cách hợp tác; bốn là, quan hệ hai bên mang tính thực tế hơn.

Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến những năm cuối thế kỷ XX, mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ có tính chất không ổn định. Điều này chủ yếu là do trong nhận thức chiến lƣợc của Hoa Kỳ với Trung Quốc không đƣợc xác định rõ ràng, đồng thời còn đƣợc thể hiện ở những bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí là đối kháng với Trung Quốc trên các vấn đề quốc tế và khu vực nhƣ chế độ chính trị, ý thức hệ, nhân quyền, Đài Loan…

Trong lúc này, Trung Quốc và một số quốc gia khác tiến hành đấu tranh chống việc can thiệp của Hoa Kỳ vào những công việc nội bộ của những nƣớc khác, cũng nhƣ việc nêu cao ngọn cờ chống chủ nghĩa bá quyền ở Hoa Kỳ. Nhƣng mục đích của sự phản đối, đấu tranh này không phải là để chống lại Hoa Kỳ mà có thể nói là “dựa vào đấu tranh để tìm sự phát triển” là để cải thiện và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, tránh đối đầu với Hoa Kỳ.

Nhìn một cách toàn cục, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, từ sau chiến tranh lạnh không chỉ có xung đột và đối lập, mà vẫn tồn tại một nguyên tắc chung sống hòa bình. Tháng 11/1996, chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân gặp tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton ở Manila trong cuộc gặp này tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh:

“Hoa Kỳ muốn được thấy một Trung Quốc lớn mạnh, ổn định và an ninh. Hai nước chúng ta có lợi ích chiến lược chung trong nhiều vấn đề, Hoa Kỳ vui lòng lập quan hệ bạn bè hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc” [27; tr.1].

Trở về thời gian trƣớc năm 2001, trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, Hoa Kỳ đã có sự chuyển dần trọng tâm chiến lƣợc sang khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã tác động mạnh đến sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ. Chính quyền B. Clinton xác định Trung Quốc là một

quốc gia có ảnh hƣởng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và trên thế giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại và chính trị - an ninh. Bởi vậy, nên Trung Quốc đƣợc coi là một đối tác mang tính xây dựng. Để duy trì củng cố mối quan hệ này, Hoa Kỳ đã tăng cƣờng các quan hệ và tiếp xúc kinh tế, thƣơng mại với Trung Quốc để thúc đẩy nƣớc này phát triển dân chủ. Đồng thời đƣa ra chính sách “ba không”1

đối với Đài Loan. Khẳng định Hoa Kỳ luôn ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên chính quyền B. Clinton cũng đồng thời thực hiện chính sách “kiềm chế” Trung Quốc, gây sức ép về kinh tế, dùng vấn đề nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cƣơng để gây sức ép về chính trị, tăng cƣờng hợp tác an ninh – quân sự với các nƣớc xung quanh Trung Quốc để kiềm chế Trung Quốc. Có thể nhận thấy, trong bất kỳ giai đoạn nào mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc luôn phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)