7. Bố cục của luận văn
3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc và những tác động đến
3.2.2. Tác động đến lĩnh vực chính trị
Sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã góp phần vào sự ổn định, hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Hai quốc gia cùng tham gia chống khủng bố và bạo loạn, làm giảm đi nguy cơ chiến tranh và khủng bố diễn ra ở trong nƣớc nói riêng, cũng nhƣ thế giới nói chung, đảm bảo an ninh thế giới. Hai nƣớc cùng giữ vai trò quan trọng trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chính vì vậy việc hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng đẩy mạnh sự liên kết chống chiến tranh khủng bố. Ngoài ra, sự hợp tác trong các vấn đề an ninh phi thuyền thống khác nhƣ: chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn chặn dịch bệnh, phòng chống các thảm họa thiên nhiên… cũng đã góp phần vào sự ổn định của tình hình quốc tế và khu vực giúp các quốc gia khác có cơ hội và giải pháp để giảm thiểu tác động của những vấn đề này cùng nhau giải quyết vấn đề toàn cầu.
Trong lĩnh vực an ninh – quân sự, chính sách tăng cƣờng kiềm chế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã có những tác động không nhỏ tới tình hình an ninh khu vực. Từ hơn nửa thế kỷ qua, đồng minh Hoa Kỳ và Nhật Bản với vấn đề Đài Loan trở thành một vấn đề nhạy cảm, căng thẳng và điểm nóng, tiềm ẩn xung đột của khu vực. Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc lên xuống thất thƣờng cũng một phần là do chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề này. Đài Loan là “con bài” để Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc, nên vấn đề này sẽ tiếp tục gây khó khăn, trở ngại cũng nhƣ những
lo ngại cho các nƣớc, làm cho tình hình an ninh trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng sẽ gây bất lợi cho sự liên kết kinh tế Đông Á đang đƣợc hình thành, tiêu biểu là hợp tác ASEAN + 3 (ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), bởi vì Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh của Hoa Kỳ nên khi giữa hai nƣớc xảy ra xung đột thì các nƣớc này nhất định sẽ đứng về phía Hoa Kỳ. Điều tƣơng tự cũng sẽ xảy ra đối với sự cố kết của ASEAN, vì trong nội bộ ASEAN cũng sẽ bị chia rẽ, trong khối có hai nƣớc đƣợc tổng thống George W. Bush coi là đồng minh ngoài NATO của Hoa Kỳ là Philippine và Thái Lan. Nhƣ vậy, một khi quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳn,g hoặc xảy ra xung đột thì không những sẽ phá vỡ xu thế liên kết kinh tế Đông Á đang đƣợc hình thành mà còn gây nên tình trạng mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Trong sự điều chỉnh chiến lƣợc quân sự toàn cầu, trọng điểm bố trí quân sự của Hoa Kỳ chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, tăng cƣờng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực này, nhằm mục đích bao vây và kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Khi xảy ra xung đột, các nƣớc khác lo ngại mình có thể trở thành “nước đệm” trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là khu vực dễ bị lôi kéo, lợi dụng vì có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng và hết sức nhạy cảm. Việc tăng cƣờng sự có mặt lực lƣợng quân sự của Hoa Kỳ và lôi kéo đồng minh ở các khu vực làm cho căng thẳng thêm trong quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ. Vì vậy, buộc các nƣớc xung quanh cũng cần phải có sự thay đổi chiến lƣợc phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Một cuộc chạy đua vũ trang ngầm sẽ diễn ra, điều đó làm gia tăng những nhân tố bất ổn, khó lƣờng trong khu vực.
Sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ ở Đông Nam Á cũng đƣợc Trung Quốc coi là gia tăng sự kiềm chế với Trung Quốc và gây lo ngại cho nhiều nƣớc trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là láng giềng phía Nam của Trung Quốc, lại nằm giữa Trung Quốc và các nƣớc đồng minh của Hoa Kỳ, chính vì vậy Việt Nam có một vị thế quan trọng, có thể trở thành nơi tranh chấp ảnh hƣởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự lôi kéo này, khiến cho Việt Nam rơi vào tình thế khó xử
và tình hình chính trị của Việt Nam trở nên phức tạp hơn nếu nhƣ chúng ta không có những đối sách phù hợp. Điều đó, ảnh hƣởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự suy giảm sức mạnh của Hoa Kỳ trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI, đã và đang làm thay đổi vai trò, tƣơng quan ảnh hƣởng và quyền lực của các nƣớc này trên thế giới nói chung, ở Đông Nam Á nói riêng. Quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay có nhiều thay đổi và ngày càng ảnh hƣởng mạnh, khó lƣờng đến chính trị, an ninh, kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Cạnh tranh chiến lƣợc Hoa Kỳ- Trung Quốc tại Đông Nam Á đã, đang và còn tiếp tục diễn biến phức tạp, thể hiện rõ trong đặc trƣng của quan hệ giữa hai cƣờng quốc là vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đổ rất nhiều tiền của, công sức dùng chiêu bài kinh tế để đổi lấy chính trị, tăng cƣờng sự hiện diện và ảnh hƣởng của mình đối với các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á, tăng tính lệ thuộc của các nƣớc này vào mình để gây áp lực, kiềm chế lẫn nhau, điều đó đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia và tình hình an ninh, chính trị tại khu vực Đông Nam Á.
Đối với Việt Nam, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn lôi kéo Việt Nam đứng về phía mình. Trong đó, Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhƣng không đủ mạnh, không đƣợc là sân sau của ai và phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Ngƣợc lại, Hoa Kỳ lại muốn Việt Nam trở thành liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và châu Á, nhƣng lại không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia dân tộc. Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, tránh cách nhìn phiến diện, một chiều chỉ thấy mặt tốt mà không thấy mặt tiêu cực. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần xác định tăng cƣờng hợp tác và tận dụng tất cả các cơ hội có đƣợc trong quan hệ với hai cƣờng quốc này, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực trƣớc cạnh tranh chiến lƣợc Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Chỉ khi nào có một Việt Nam hùng cƣờng, không dựa dẫm phụ thuộc ai, đi lên bằng chính đôi chân, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc thì mới nâng cao đƣợc vị thế của đất nƣớc mình trong khu vực và quốc tế, đƣợc thế giới tôn trọng vị nể và không bị nƣớc lớn chèn ép, bắt nạt, gây hấn.