Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 72 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục

2.3.1. Trên lĩnh vực văn hóa

Ngoài sự khác biệt về kinh tế và an ninh quốc phòng, thì ý thức của Hoa Kỳ với Trung Quốc về quá khứ, hiện tại, tƣơng lai cũng có sự khác biệt căn bản. Ở Hoa Kỳ, ngƣời dân tự hào chào mừng nƣớc mình hơn 200 tuổi. Còn ngƣời Trung Quốc thích nhắc nhở rằng, lịch sử của nƣớc họ trải dài tới 5 thiên niên kỷ. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thƣờng đề cập tới “những cuộc thử nghiệm” của mình và những chính sách đôi khi có vẻ ngẫu hứng của họ phản ánh tâm thế đó. Trung Quốc thì trái lại, tự thấy mình nhƣ cột trụ cố định của vũ trụ, nó đã luôn nhƣ thế và cũng sẽ luôn nhƣ thế.

Từ xa xƣa, Trung Quốc đã sử dụng đạo lý “binh pháp không đánh mà khuất phục lòng người” thông qua sự hấp dẫn về văn hóa và tƣ tƣởng chính trị để quy phục thiên hạ. Ngày nay, Trung Quốc tiếp tục vận dụng đạo lý trên với cách thích nghi để đạt đƣợc mục đích. Việc xem xét sức mạnh mềm của một quốc gia đƣợc căn cứ vào ba nguồn chính: thứ nhất, sức thu hút quốc tế của nguồn lực văn hóa;

thứ hai, khả năng ảnh hƣởng của chính sách ngoại giao; thứ ba, sự lan tỏa của giá

trị chính trị văn hóa của quốc gia đó trên thế giới. Với thế mạnh văn hóa sẵn có của một nền văn minh lâu đời, Trung Quốc đã coi văn hóa là cửa ngõ để tiếp cận các nguồn lực khác. Là cái để xây dựng vị trí cƣờng quốc số 1 của mình. Trong văn kiện đại hội 17 năm 2007, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong thời đại ngày nay: Ai chiếm cứ đƣợc đỉnh cao của phát triển văn hoá, ngƣời đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt này –

đó là cuộc cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc. Đồng thời, Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hƣởng của văn hóa thì “phải vực dậy sức sống, sức sáng tạo của văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia”. Vì vậy, chiến lƣợc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc tập trung vào ba hƣớng cơ bản: thứ nhất, truyền bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng cƣờng sức ảnh hƣởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa; thứ hai,

tích cực thúc đẩy sáng tạo, hiện đại hoá văn hóa truyền thống; thứ ba, tăng cƣờng giao lƣu đối ngoại, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa hƣớng ra thế giới. Theo đó, việc triển khai gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ra thế giới trong đó có khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc đƣợc thực hiện trên ba phƣơng thức chính: thứ nhất, thành lập Học viện Khổng Tử; thứ hai, thúc đẩy các hoạt động giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc; thứ ba, xuất khẩu các sản phẩm văn hóa nhƣ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc… ra bên ngoài.

Nếu nhƣ chính phủ Hoa Kỳ đã coi việc duy trì địa vị dẫn đầu trong truyền thông tin tức toàn cầu, đảm bảo quan niệm giá trị của Hoa Kỳ tiếp tục ảnh hƣởng tích cực đến văn hóa của các quốc gia khác. Họ coi trọng việc sử dụng công cụ truyền thông đại chúng để truyền tải giá trị văn hóa của họ ra thế giới. Thì Trung Quốc cũng tăng cƣờng tận dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Trung Hoa. Tốc độ mở rộng phạm vi phủ sóng chƣơng trình truyền thanh, truyền hình trên toàn thế giới, các bộ phim truyền hình dã sử hoành tráng, dài tập luôn đóng vai trò quan trọng trong truyền bá văn hóa của họ.

Nhận thức rõ chính sách văn hóa mà Trung Quốc đang thực hiện, tổng thống George W. Bush đã đƣa ra chính sách về văn hóa kịp thời để ngăn chặn sức ảnh hƣởng của Trung Quốc, nhƣng đồng thời vẫn hợp tác và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp của hai nƣớc, không làm ảnh hƣởng đến chiến lƣợc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Năm 2008, tổng thống George W. Bush tham dự lễ khai mạc và một số sự kiện tại Olympic Bắc Kinh. Ông là tổng thống Hoa Kỳ đƣơng nhiệm đầu tiên tham dự một Olympic ở nƣớc ngoài và điều này khiến ông đƣợc lòng nhiều ngƣời dân Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử giao lƣu văn hóa của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

2.3.2. Trên lĩnh vực giáo dục

Trung Quốc coi giáo dục là quốc sách, là ƣu tiên quốc gia trong việc triển khai phổ biến văn hóa Trung Hoa. Một trong những phƣơng thức tuyên truyền văn hóa của Trung Quốc là thành lập các Học viện Khổng tử trên khắp thế giới, trong đó Đông Nam Á là trọng điểm. Ngoài ra, chính sách cấp thị thực cho lƣu học sinh của Trung Quốc khá dễ dàng, khác hẳn với việc thắt chặt cấp thị thực cho lƣu học sinh của Hoa Kỳ. Chính sách này đã khuyến khích học sinh tại các nƣớc Đông Nam Á tới Trung Quốc lƣu học, cũng nhƣ mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của các trƣờng đại học Trung Quốc ra các nƣớc trong khu vức và trên thế giới.

Bƣớc sang thiên niên kỉ thứ 3, Trung Quốc cũng tiến hành một loạt chính sách thu mua các trƣờng học của Hoa Kỳ. Đặc biệt là các trƣờng đại học tƣ nhân dạy nghệ thuật và các trƣờng quốc tế cấp tiểu học và phổ thông. Bởi vì phụ huynh Trung Quốc rất mong muốn cho con em mình sang Hoa Kỳ du học. Đối với họ, giáo dục Hoa Kỳ không chỉ có danh tiếng thể hiện đẳng cấp mà chất lƣợng giáo dục tốt, có nền khoa học công nghệ hiện đại thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

Trong năm học 2006 - 2007, theo ấn phẩm Open Doors, Ấn Độ vẫn là quốc gia có số sinh viên đến nghiên cứu và học tập ở Hoa Kỳ đông nhất, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm ngành học phổ biến nhất đối với sinh viên quốc tế là kinh doanh và quản lý, kỹ thuật, khoa học tự nhiên và sinh học, khoa học xã hội, toán và vi tính.

Để đối phó lại những động thái rất bài bản của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã phát huy những giá trị văn hóa và giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất thế giới; xây dựng nhiều chƣơng trình du học với những suất học bổng hấp dẫn cho khu vực Đông Nam Á. Nhƣng quan trọng hơn hết là chất lƣợng học tập. Đó mới là điều mà phụ huynh quan tâm, là thƣơng hiệu của giáo dục Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng thực hiện chính sách nghiêm túc và khắt khe đối với những sinh viên Trung Quốc đang theo học ở Hoa Kỳ, loại bỏ những học sinh và sinh viên không đủ điều kiện theo học, có kết quả thấp và làm tổn hại đến danh dự và văn hóa Hoa Kỳ. Lợi ích của ngƣời dân Hoa Kỳ vẫn phải là trên hết.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TỪ 2001 ĐẾN 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)