7. Bố cục của luận văn
2.1. Trong lĩnh vực kinh tế thƣơng mại
2.1.1. Chính sách thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W. BUSH (2001 – 2009)
2.1.Trong lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại
2.1.1. Chính sách thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc Quốc
Vấn đề thâm hụt mậu dịch1 đƣợc coi là nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời kỳ cầm quyền của tổng thống George W. Bush. Từ năm 2001, thâm hụt mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc ngày càng tăng. Nếu nhƣ năm 1995 thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ vào khoảng 33 tỷ USD thì đến năm 2000 con số này đã lên đến 83 tỷ USD và năm 2007 lên đến 256 tỷ USD [15; tr.7] (gấp hơn 7 lần so với năm 2000). Trong những năm cuối của thế kỷ XX, mặc dù tăng trƣởng kinh tế hàng hóa giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc có tăng, nhƣng chủ yếu tăng do nhập khẩu từ Trung Quốc mang lại. Tuy nhiên, từ khi George W. Bush làm tổng thống thì giá trị xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng trƣởng không bằng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc về Hoa Kỳ. Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc ngày càng cách xa. Có thể nói, thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc lớn hơn với bất cứ đối tác nào khác của Hoa Kỳ. Thâm hụt thƣơng mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng 83 tỷ USD năm 2001 lên 273 tỷ USD năm 2003, tổng số nợ của Hoa Kỳ phải trả cho Trung Quốc đã tăng từ 78 tỷ USD năm 2001 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2011. [78; tr.15].
Một số nhà phân tích kinh tế đã chỉ ra nguyên nhân của sự thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của Hoa Kỳ là do duy trì một số hoạt động thƣơng mại không công bằng nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ trong khi đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Những hoạt động thƣơng mại đó nhƣ: các rào cản thƣơng mại và đầu tƣ, chính sách công nghiệp, sử dụng công nghệ, linh kiện trong nƣớc, bán phá giá và giá công nhân rẻ đƣợc coi là những nguyên nhân chính.
Thực tế, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, phần lớn các cam kết của Trung Quốc đều đƣợc thực hiện, việc duy trì thƣơng mại không công bằng ngày
1 Thuật ngữ này chỉ sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Thâm hụt thƣơng mại xảy ra khi chênh lệch này nhỏ hơn 0. Hay nói cách khác: thâm hụt thƣơng mại khi giá trị xuất khẩu không bằng giá trị nhập khẩu.
càng giảm đi. Thế nhƣng thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc lại tăng nhanh hơn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ bị khuếch đại một phần do khối lƣợng hàng hóa trung gian đƣợc vận chuyển tới Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm, rồi bán về thị trƣờng Hoa Kỳ. Ví dụ mỗi chiếc Iphone đƣợc bán, hãng Apple kiếm đƣợc hàng trăm USD. Tuy nhiên khi đƣợc bán ở Hoa Kỳ, mỗi chiếc Iphone làm tăng thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc thêm khoảng 300 USD, mặc dù Trung Quốc chỉ tăng thâm hụt 6 USD. Có nghĩa rằng, Iphone đƣợc lắp ráp tại Trung Quốc, nhƣng các bộ phận của Iphone đều đƣợc sản xuất ở Hoa Kỳ và các nƣớc khác [31; tr.14]. Bên cạnh những mặt hạn chế, thâm hụt mậu dịch thƣơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc cũng mang lại những mặt tích cực, nó có thể chuyển hóa thành dòng vốn nƣớc ngoài bổ sung cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì khi một quốc gia nhƣ Trung Quốc có thặng dƣ thƣơng mại, họ phải quản lí dự trữ ngoại hối gia tăng bằng cách sử dụng chúng dƣới hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài. Những luồng vốn này đƣợc sử dụng để mua trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ, bất động sản hoặc gửi tiền vào ngân hàng, hay đầu tƣ trực tiếp vào các nhà máy và doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có các chính sách bảo hộ đối với thƣơng mại, nhƣng Hoa Kỳ sẽ chỉ chuyển đƣợc một phần thâm hụt đó sang các nƣớc khác. Do đó, có rất ít tác động từ bên ngoài giúp thu hẹp thâm hụt mậu dịch thƣơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ có thể sẽ bị ảnh hƣởng nhiều nhất từ các chính sách này nhƣ giá hàng hóa sẽ tăng thêm một số nữa.
Các "think tank"1 ở Washington nói tới một mối liên hệ "môi hở răng lạnh" giữa hai siêu cƣờng kinh tế này. Nói một cách cụ thể, nếu Hoa Kỳ mở màn cuộc chiến tranh thƣơng mại, thì Trung Quốc sẽ ồ ạt bán ra trái phiếu của Hoa Kỳ mà Bắc Kinh đang nắm giữ trong tay: khi đó hệ quả sẽ vô cùng tai hại cho nền kinh tế của cả đôi bên.
Những năm qua, kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đều tăng đáng kể, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng:
1
Bảng 1: Bảng kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc [14; tr.36] STT Năm Tiền 1. 2000 74,46 tỷ USD 2. 2001 80,48 tỷ USD 3. 2002 97,78 tỷ USD 4. 2003 126,33 tỷ USD 5. 2004 169,62 tỷ USD 6. 9/2005 153,54 triệu USD
Nếu năm 2000 tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nƣớc là 74,46 tỷ USD, năm 2001 là 80,48 tỷ USD, năm 2002 là 97,78 tỷ USD, năm 2003 là 126,33 tỷ USD thì năm 2004 đã là 169,62 tỷ USD và tính đến tháng 9/2005 tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nƣớc đã tăng lên tới 153,54 triệu USD, trong đó Trung Quốc chủ yếu là xuất siêu. Vì vậy thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày càng lớn. [14; tr.36].
Cho đến năm 2005, Trung Quốc vẫn cột chặt đồng tiền Nhân dân tệ với USD của Hoa Kỳ, thời điểm này 1 USD = 8,3 NDT. Theo các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ thì giá trị đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc quá thấp so với giá trị thực của nó.
So với giá trị thực của nó, Nhân dân tệ đang giảm đi mất 40%, điều này đã tạo ra một môi trƣờng kinh doanh không công bằng. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trƣờng, ngƣợc lại hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ hơn so với hàng hóa Hoa Kỳ. Hậu quả là thị phần của hàng hóa Trung Quốc ở Hoa Kỳ ngày càng cao, điều đó làm ảnh hƣởng đến tình trạng việc làm ở Hoa Kỳ và làm mất cân bằng cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc.
Năm 2007 – 2008, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã tăng lên mức cao nhất từ trƣớc đến nay. Ngày 15/6/2007 tỷ giá là 1 USD = 7,6258 NDT; 18/6/2008 1 USD = 6,9 NDT. Thể hiện qua bảng:
Bảng 2. Chỉ số tỷ giá thực của các đồng tiền so với Đô la Mỹ (năm 2000 là năm gốc) [25; tr.29] Đồng tiền 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhân dân tệ 101,7 105,0 104,1 104,1 103,9 100,6 91,9 84,3 Euro 105,1 88,6 73,5 68,7 80,5 72,3 65,3 68,5 Yên Nhật 118,8 111,2 101,6 101,7 120,1 123,3 122,2 97,6 Đô la Singapore 109,5 105,0 104,0 101,7 106,2 99,2 93,4 89,1 Đô la Đài Loan 109,6 111,2 110,7 105,4 110,2 110,6 111,2 108,9 Đô la Úc 108,5 96,9 72,8 70,5 75,5 69,3 62,9 84,4 Won Triều Tiên 103,0 92,0 90,7 78,5 77,7 71,3 72,3 93,8 Baht Thái 105,0 103,3 95,1 94,0 96,9 84,9 79,3 82,6 Ringgit Malay 100,4 101,4 102,1 103,1 103,1 95,4 91,0 92,1 Việt Nam đồng 107,3 108,7 109,3 105,8 101,7 98,6 94,2 80,4
Theo bảng số liệu trên, chỉ số tỷ giá thực của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng đô la của Hoa Kỳ thấp hơn so với nhiều đồng tiền khác. Tỷ giá thực cao nhất là đồng Yên Nhật, sau đó đến đô la Singapore, đô la Đài Loan, đồng Việt Nam cũng cao hơn so với nhân dân tệ của Trung Quốc. Đồng Nhân dân tệ chỉ cao hơn đồng Ringgit của Malaysia. Điều này đã phản ánh rất rõ sự mất cân bằng trong cán cân thƣơng mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi mà giá trị nhập siêu từ Trung Quốc vào thị trƣờng Hoa Kỳ lớn, mà tỷ giá thực đồng Nhân dân tệ lại thấp. điều đó, chứng minh cho sự thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trong báo cáo thƣơng mại, Bộ trƣởng thƣơng mại Hoa Kỳ đã cho biết thâm hụt buôn bán của Hoa Kỳ với Trung Quốc ngay trong 10 tháng đầu năm 2003 đã lên tới 103 tỷ USD, tức ngang mức năm 2002 [14; tr.37]. Hoa Kỳ cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu đã làm cho hàng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ và vì thế làm cán cân buôn bán mất cân bằng với Hoa Kỳ. Điều này đã dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Theo thống kê của Hoa Kỳ, hiện nay xuất siêu thƣơng mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ đã lên tới 201 tỷ USD, một con số kỷ lục đối với mọi đối tác thƣơng mại và đã tăng lên 24% kể từ năm 2004 [14; tr.37].
Bƣớc vào năm 2005, Hoa Kỳ lấy cớ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp cũng nhƣ thâm hụt mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục gây ép với Trung Quốc, tạo nên một đợt va chạm mậu dịch mới giữa hai cƣờng quốc. Hoa Kỳ trở thành bạn hàng lớn nhất và cũng là một trong những nguồn ngoại tệ lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc là bạn hàng mậu dịch lớn thứ ba của Hoa Kỳ. Có thể nói, vấn đề vƣớng mắc nổi cộm nhất trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc là vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ, vấn đề hàng dệt may, vấn đề bản quyền tri thức, năng lƣợng… những vấn đề này luôn nằm trong nghị trình thảo luận trong các cuộc gặp gỡ của các quan chức giữa hai nƣớc.
Năm 2006, Chủ tịch Hồ Cầm Đào đã đến thăm Hoa Kỳ, chuyến thăm diễn ra trong lúc tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: Thiên tai động đất nổ ra ở Indonesia khiến 5.800 ngƣời thiệt mạng và hàng chục nghìn ngƣời bị thƣơng. Bất ổn về chính trị và an ninh với xung đột tại Trung Đông. Cuộc chiến 34 ngày giữa Israel và Hezbollah tại Li Băng, đảo chính tại Thái Lan, khủng hoảng hạt nhân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Iran; cựu tổng thống Iraq Saddam Husein bị treo cổ trong vòng 30 ngày, đánh bom tại Ấn Độ. Về phía Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ tiếp tục sa lầy trong chiến tranh tại Iraq dẫn tới sự thất bại của tổng thống George W. Bush trong cuộc chạy đua vào các ghế trong Hạ viện và Thƣợng viện và đành chấp nhận để cho Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thƣợng viện.
Dù còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm về kinh tế, chính trị, an ninh thế giới, đặc biệt là vấn đề Đài Loan, nhƣng vấn đề cấp bách nhất và đƣợc bàn đến nhiều nhất mà hai nƣớc đều phải đối mặt là vấn đề kinh tế - mậu dịch, con số thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày càng lớn; bản quyền tri thức của Hoa Kỳ bị xâm phạm nghiêm trọng; tỷ giá đồng nhân dân tệ bất lợi đối với kinh tế Hoa Kỳ. Chính vì vây, Hoa Kỳ cần phải đƣa ra chính sách đối phó với Trung Quốc một cách hiệu quả hơn.
Để giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã thực thi chính sách tăng cƣờng giá trị xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Các biện pháp cần triển khai: sử dụng các hàng rào kỹ thuật hạn chế hàng hóa của Trung Quốc, dƣ lƣợng chất kháng sinh, chất bảo quản, dịch
bệnh, tiêu chuẩn mẫu mã, cách quy cách sản phẩm; tăng cƣờng hỗ trợ và đầu tƣ vào Trung Quốc để tiếp cận thị trƣờng Trung Quốc; gây áp lực cho Trung Quốc mở cửa nhiều hơn nữa, dùng chính sách bảo hộ đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc; thúc giục ngƣời dân Hoa Kỳ tiêu dùng hàng Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng tiêu dùng hàng Trung Quốc.
Để hạn chế hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ, đồng thời kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã áp dụng chống bán phá giá đối với nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc.
Cùng với chính sách hạn chế hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng tăng cƣờng sức ép đòi Trung Quốc phải tăng giá đồng Nhân dân tệ, liên minh châu Âu - EU cũng ủng hộ vấn đề này nhằm gây áp lực mạnh buộc Trung Quốc phải thả nổi - hay ít ra là điều chỉnh lại tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Trung Quốc là một thị trƣờng tiềm năng lớn và mục tiêu của Hoa Kỳ không chỉ là nắm bắt các cơ hội mới trong những năm đầu thập kỷ này mà là trong những năm sau đó. Chính vì vậy, bề ngoài Chính phủ Hoa Kỳ vẫn gây sức ép với Trung Quốc, nhƣng bên trong thì vẫn tăng cƣờng hợp tác. Những lợi ích từ việc gây sức ép đƣợc đến đâu tốt đến đó và họ cũng sẵn sàng nhƣợng bộ khi cần thiết.
Trong một bài phát biểu tại Crowford, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khẳng định rằng đây là bƣớc đi cuối cùng trong việc bình thƣờng hóa hoàn toàn quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Tổng thống cũng nhấn mạnh lợi ích của việc Hoa Kỳ trao quy chế PNTR1 cho Trung Quốc, điều đó sẽ giúp thế giới đón nhận Trung Quốc một cách tích cực hơn trong khuôn khổ tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Đồng thời, nhiều tỷ USD hàng hóa xuất từ Hoa Kỳ sẽ đến với thị trƣờng đông dân nhất thế giới một cách dễ dàng hơn. Với quy luật thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR), Hoa Kỳ sẽ chấm dứt việc sử dụng việc gia hạn quy chế quan hệ thƣơng mại hàng năm để gây sức ép về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Quy chế PNTR cho Trung Quốc đã đƣợc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua với điều kiện nƣớc này phải gia nhập WTO.
Có thể dự báo trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, mặt hợp tác sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong tính hai mặt vừa hợp tác vừa kiềm chế của quan hệ Hoa
1
Kỳ - Trung Quốc trong những năm tới. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc ngày càng cao hơn. Nếu xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổ ra, nó sẽ phá vỡ các mối quan hệ vốn có ở vòng cung Đông Á vì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều giữ vai trò có tính quyết định tới sự ổn định và phát triển ở khu vực này. Đây cũng là lý do giải thích vì sao quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm, song đến một mức nào đó nó lại đƣợc điều hòa trở lại chứ không bị đẩy đến xung đột. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong tuyên bố của Bộ trƣởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates ngày 7/3/2007: ông không coi Trung Quốc là một địch thủ chiến lƣợc của Hoa Kỳ và việc can dự với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực là rất quan trọng.
Chính sách thu hẹp mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là một trong những chính sách nổi bật và quan trọng của Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống George W. Bush. Chính sách này sẽ giúp Hoa Kỳ củng cố địa vị kinh tế của mình trên trƣờng quốc tế.
2.1.2. Chính sách đối thoại kinh tế chiến lược – SED
Đối với Hoa Kỳ, chiến lƣợc kinh tế với Trung Quốc là một bộ phận hợp thành trong chiến lƣợc kinh tế đối ngoại của họ. Chính quyền tổng thống B. Clinton đã đặt kinh tế vào vị trí nổi bật trong chiến lƣợc đối ngoại của Hoa Kỳ và đã xếp Trung Quốc vào vị trí hàng đầu trong “10 thị trƣờng lớn”1 mới trỗi dậy mà Hoa Kỳ cần phải đặt trọng điểm. Vì vậy mặc dù quan hệ chính trị tuy có quanh co, trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm, nhƣng quan hệ mậu dịch kinh tế vẫn luôn đƣợc phát triển,