7. Bố cục của luận văn
3.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc giai đoạn hiện nay và
trong tƣơng lai.
Chuyên gia Pháp thuộc viện IFRI1, Laurence Nardon: "Hoa Kỳ đã có rất nhiều cách tiếp cận với Trung Quốc từ chủ trương thực dụng thời Henry Kissinger cho tới chính sách xoay trục sang châu Á dưới chính quyền Barack Obama và hiện tại là kiểu ngoại giao thùng rỗng kêu to của chính quyền Donald Trump" [33, tr.1].
Hoa Kỳ đòi hỏi Trung Quốc cần cùng cấp một sự bảo đảm chiến lƣợc đối với Hoa Kỳ nhằm tránh sự cạnh tranh chính trị - an ninh. Khuôn khổ quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã đƣợc xác định rõ là “Tích cực, hợp tác và phát triển toàn diện trong thế kỷ XXI”.
Chính sách với Trung Quốc cân bằng hơn, kết hợp giữa hợp tác - kiềm chế trên ba trụ cột: một là, mở rộng các lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc; hai là, củng cố quan hệ với các đối tác và đồng minh; ba là, kiên trì buộc Trung Quốc tuân theo các tiêu chuẩn và luật quốc tế, hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề lợi ích chung.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ đối tác toàn diện, mang tính xây dựng và tích cực. Hoa Kỳ hoan nghênh Trung Quốc đảm đƣơng một vai trò lãnh đạo có trách nhiệm với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ thực hiện giám sát chƣơng trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục chính sách tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Hoa Kỳ nhằm:
1 IFRI - Institut français des relations internationales. Đây là một trong 10 viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất Châu Âu và là một trong 50 viện nghiên cứu lớn nhất trên thế giới.
giảm thiểu cọ sát, tăng cƣờng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ, tạo điều kiện để thúc đẩy chiến lƣợc tái cân bằng và tiến nhanh hơn trong việc khẳng định vai trò của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dƣơng. Sự trỗi dậy và hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là lý do chính khiến Hoa Kỳ điều chỉnh chiến lƣợc “tái cân bằng” sang châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây là xu hƣớng điều chỉnh mới nhất, sâu rộng và dài hạn về chiến lƣợc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Nét mới trong tiếp cận Trung Quốc của Hoa Kỳ là nhận thức rõ tiềm năng hợp tác giữa hai nƣớc là rất lớn, những bất đồng là điều không thể tránh khỏi và cạnh tranh là điều tất yếu. Điều đó cho chúng ta thấy cái nhìn thực tế và lý tính hơn của Hoa Kỳ về giới hạn của hợp tác với Trung Quốc. Trong chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa gây sức ép cạnh tranh với nhau, vừa hợp tác tối đa, thậm chí có thể nhƣợng bộ mang tính sách lƣợc để đạt tới mục tiêu chiến lƣợc của mình. Hoa Kỳ thúc đẩy Trung Quốc thực hiện vai trò nƣớc lớn trong hệ thống quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tháng 1/2009, Barak Obama chính thức nhậm chức tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ngay từ khi vận động tranh cử, Barak Obama đã tuyên bố Trung Quốc đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc là không thể xem thƣờng. Hoa Kỳ cần phải xây dựng mối quan hệ lâu dài, tích cực và mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Trong chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Barak Obama năm 2009, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký kết “tái bảo đảm chiến lược”. Hoa Kỳ hoan nghênh một Trung Quốc hùng mạnh, phồn vinh, thành công và phát huy vai trò lớn hơn trong công viên quốc tế. Hoa Kỳ cũng bày tỏ theo đuổi chính sách “một Trung Quốc” tuân thủ nguyên tắc trong ba bản “Thông cáo chung Trung – Mỹ”1.
Nhƣ vậy, thực chất chính sách “tái đảm bảo chiến lƣợc” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là việc hai bên nhất trí cho rằng việc tôn trọng lợi ích hạt nhân của nhau là
1Thông cáo 1: Ngày 21 - 28/2/1972: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm Trung Quốc, ra tuyên bố chung Thƣợng Hải.
Thông cáo 2: Ngày 16/12/1978: Hoa Kỳ và Trung Quốc ra thông cáo chung để nghị thiết lập quan hệ ngoại giao. Bản thông cáo chung nêu rõ, cả hai nƣớc đều công nhận lẫn nhau và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào 1/1/1979. Theo đó, hai nƣớc sẽ trao đổi đại sứ và mở đại sứ quán vào 1/3/1979.
Thông cáo 3: Ngày 17/8/1982: Trung Quốc và Hoa Kỳ ra thông cáo chung về việc giảm dần và giải quyết vấn đề Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.
đặc biệt quan trọng, trong việc bảo đảm phát triển ổn định quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ nói riêng, cũng nhƣ thế giới nói chung. Tái đảm bảo chiến lƣợc này cũng là sự cam kết chiến lƣợc hết sức quan trọng, vừa là phƣơng châm, phƣơng hƣớng vừa là mục tiêu phát triển của quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ trong những thập niên tới của thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc Hoa Kỳ tuyên bố và tích cực chuẩn bị những điều kiện cho việc trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, điều đó đã bị Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đang toan tính muốn ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc ở trong khu vực và trên thế giới. “Hoa Kỳ có cảm giác Trung Quốc là nguy cơ đe dọa ngày càng lớn đối với sự bá chủ của Hoa Kỳ” Vì vậy, việc Hoa Kỳ trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là khu vực Đông Á, nhiều khả năng sẽ đẩy quan hệ giữa hai nƣớc sang một thời kỳ căng thẳng mới. Mặc dù vậy, quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những năm tới khả năng vẫn sẽ luôn tồn tại cục diện phức tạp, trong đó đan xen giữa nhiều lợi ích chung với những xung đột thực tế có khả năng xảy ra. Vì vậy, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tìm kiếm sự tin cậy lẫn nhau vẫn hết sức khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh hƣởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thƣơng mại của Hoa Kỳ không thành, kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Hoa Kỳ phải có những thay đổi trong chính sách thƣơng mại của mình. Để đối phó với những khủng hoảng kinh tế, bảo vệ nền kinh tế trong nƣớc, Hoa Kỳ đã phải tăng cƣờng chính sách bảo hộ mậu dịch.
Yếu tố chính trị trong nội bộ Hoa Kỳ có ảnh hƣởng lớn đến chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong việc hoạch định các chính sách thƣơng mại. Nếu là đảng Cộng hòa thì Trung Quốc thƣờng có cảm tình hơn, bởi đảng Dân chủ có xu hƣớng chú ý vào những vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh dƣ luận Hoa Kỳ lo ngại trƣớc các chính sách thƣơng mại và tiền tệ của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc làm nhiều ngƣời dân Hoa Kỳ mất việc, những ngƣời thuộc đảng Cộng hòa có thể sẽ đòi chính quyền Tổng thống gây sức ép mạnh hơn với Trung Quốc trong vấn đề tỷ giá và bảo hộ thƣơng mại.
Trung Quốc vẫn luôn kiên trì thái độ cứng rắn trong một số vấn đề chính trị, mà họ cho là sự can thiệp của phƣơng Tây vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời kiên quyết đòi tách kinh tế với chính trị trong các mối quan hệ song phƣơng. Phản ứng của Trung Quốc đối với áp lực của Hoa Kỳ về chính sách nhân quyền là một ví dụ về lập trƣờng này.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên phức tạp hơn, nhƣng cả hai bên đều cố gắng kìm chế không để cho quan hệ đi đến đổ vỡ. Điều này đƣợc thể hiện trong việc gia hạn thêm cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc (MFN1), chính sách về nhân quyền và các cuộc thảo luận khó khăn về kinh tế khác. Do đó trong quan hệ với Trung Quốc, không loại trừ trƣờng hợp Hoa Kỳ thƣờng xuyên dùng chiêu “nhân quyền” để gây sức ép về thƣơng mại.
Trong vấn đề Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trong quan hệ chính trị Trung Quốc. Bởi vì, Trung Quốc lo ngại xu hƣớng vận động độc lập cho Đài Loan sẽ khuyến khích phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cƣơng và một số khu vực khác ở Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ không ngừng cảnh cáo Trung Quốc cần có thêm sức ép đối với Triều Tiên, quốc gia đƣợc Trung Quốc bảo hộ chính về ngoại giao và kinh tế. Ngƣợc lại, Trung Quốc mặc dù rất coi trọng mối quan hệ với Hoa Kỳ, song về vấn đề Đài Loan và Triều Tiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ khoan nhƣợng hay nhƣợng bộ. Thái độ này có thể làm Hoa Kỳ tăng cƣờng các biện pháp mạnh mẽ, không ngoại trừ những biện pháp về thƣơng mại đối với Trung Quốc, khi mà đây là vấn đề hai nƣớc có lợi ích nhiều nhất và hợp tác chặt chẽ với nhau nhất.
Ngày nay, trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, nhà trắng coi Trung Quốc và Nga là những nƣớc lớn theo chủ nghĩa xét lại và là đối thủ cạnh tranh chiến lƣợc của Hoa Kỳ. Còn Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đang tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Tổng thống đƣơng nhiệm Hoa Kỳ Donald Trump đã kí quyết định tăng thuế 25% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đe dọa trƣng thu thuế quan mới đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ trị giá 505 tỷ USD. Cùng với sự thay đổi của thời gian, việc tái cân bằng của Trung
1 MFN - Most favoured nation. Là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của tổ chức thƣơng mại thế giới - WTO
Quốc sẽ đem cơ cấu nhu cầu chuyển từ xuất khẩu sang tiêu dùng trong nƣớc, quan hệ lệ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ sẽ giảm đi.
Stephen Roach cho rằng cùng với Trung Quốc từ dự trữ thặng dƣ chuyển sang dự trữ hấp thụ, dự trữ còn lại dùng để hỗ trợ Mỹ sẽ tƣơng đối ít. Vấn đề dự trữ của Hoa Kỳ có thể sẽ ngày càng trở nên phức tạp bởi sự mở rộng, thâm hụt ngân sách tăng lên nhanh chóng trong vài năm tới. Việc Trung Quốc giảm dự trữ và Hoa Kỳ lãng phí cơ hội tái dự trữ luôn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phụ thuộc lẫn nhau của hai bên.
Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nổ ra, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy tái cân bằng kinh tế để tránh bẫy thu nhập trung bình, đồng thời đƣa nền kinh tế từ mô hình tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu và đầu tƣ nợ sang mô hình phát triển kinh tế bền vững dựa vào tiêu dùng trong nƣớc, sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu của chuỗi cung ứng.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc luôn là tâm điểm của thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng “chính sách xoay trục” sang khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng của Hoa Kỳ từ cuối năm 2011 là nhằm kiềm chế Trung Quốc, từ đó duy trì vị thế dẫn dắt của Hoa Kỳ tại khu vực này. Để trợ giúp cho chiến lƣợc xoay trục, Hoa Kỳ đã tích cực thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng1
mà không có sự tham gia của Trung Quốc, can dự vào tranh chấp biển đảo tại biển Đông và biển Hoa Đông, bố trí hệ thống phòng thủ tại Hàn Quốc… Đáp lại chiến lƣợc của Hoa Kỳ, sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lƣợc “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đề xƣớng
“Giấc mơ Trung Hoa” – Công cuộc phục hƣng Trung Hoa – để đƣa Trung Quốc trở
thành cƣờng quốc toàn cầu. Với những bƣớc đi quyết đoán đƣợc hậu thuẫn bởi nguồn lực kinh tế dồi dào, tận dụng bối cảnh quốc tế có lợi và sự sa sút của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể quyền lực trên phạm vi toàn cầu bằng cách tăng cƣờng vai trò trong một số định chế quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội nghị Thƣợng
1 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP - Trans-Pacific Partnership) đƣợc thay thế bằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTTP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership ) năm 2017 trong hội nghị thƣợng đỉnh APEC tại Việt Nam. Cũng trong năm này, Hoa Kỳ chính thức rút ra khỏi hiệp định. Tuy nhiên, đến năm 2018, Tổng thống Donald Trump lại yêu cầu giới chức nƣớc này xem xét việc tái thƣơng thảo về việc tham gia lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng này để có thể theo đuổi thỏa thuận song phƣơng với Nhật Bản và những nƣớc khác trong khu vực.
đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn G20) thậm chí là dẫn dắt (Khối những nền kinh tế mới nổi BRICS1 hay Ngân hàng Đầu tƣ Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB), bên cạnh đó là những dự án đầu tƣ, tài trợ trên phạm vi toàn cầu với số vốn rất lớn. B. R. Deepak (2014) nhận định “Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ con đường Tơ lụa (MSR) và Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu và điều này đã buộc Hoa Kỳ phải tranh giành vai trò lãnh đạo ít nhất là trong khu vực, thậm chí là toàn cầu.” [26; tr.22].
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dƣới thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ giống nhƣ thời Tổng thống Barack Obama đó là sự giằng co, đan xen hợp tác đấu tranh và biến động không lớn. Có một điểm rất đáng lƣu ý là đa số các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ và Trung Quốc không lạc quan về quan hệ này dƣới thời Tổng thống Donald Trump. Tƣơng lai mối quan hệ này có thể sẽ là tổng hòa của hai dự đoán trên, có căng thẳng nhƣng sẽ đƣợc điều chỉnh, nhƣợng bộ để tránh xung đột hoặc biến động lớn. Chính quyền Donald Trump có thể sẽ quan tâm và quyết liệt hơn trong lĩnh vực an ninh mạng, sở hữu trí tuệ và thƣơng mại với Trung Quốc. Đối với tranh chấp biển đảo và vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ có thể cứng rắn hơn, nhƣng sẽ có giới hạn để tránh xung đột quân sự với Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc ý thức đƣợc sự thua kém Hoa Kỳ về cả kinh tế và quân sự, nên trong cạnh tranh quyền lực toàn cầu, Trung Quốc sẽ vẫn áp dụng chiến thuật “lùi một bước tiến hai bước”. Trung Quốc có thể có những nhƣợng bộ về thƣơng mại, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ. Đối với vấn đề tranh chấp biển đảo và vấn đề Đài Loan, Trung Quốc sẽ thận trọng hơn, thƣờng xuyên có phản ứng thăm dò và áp dụng chiến thuật tùy cơ
ứng biến. Nhƣng nếu Hoa Kỳ vẫn kiên quyết lấn tới, Trung Quốc sẽ không nhƣợng
bộ. Một cuộc chiến hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Dù vậy, quan hệ thƣơng mại song phƣơng vẫn có những bƣớc phát triển rõ rệt. Năm 2015, Trung Quốc thay thế Canada trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Tổng thƣơng mại song phƣơng trong hàng hóa và dịch vụ năm 2015 là 659,4 tỷ USD. Trung Quốc hiện là chủ nợ nƣớc ngoài lớn nhất, nắm giữ khoảng 1,8
1 BRICS – Brasil Russia India China South Africa. Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
nghìn tỷ USD nợ quốc gia Hoa Kỳ, trong khi các công ty Hoa Kỳ đã thiết lập hơn 20.000 doanh nghiệp ở Trung Quốc. Vì vậy, thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc cũng đang có chiều hƣớng tăng dần đều. Thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc [91] (triệu USD)
Trong năm 2005, sự thâm hụt thƣơng mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giao