Những vấn đề mà Hoa Kỳ đạt đƣợc cũng nhƣ chƣa đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 75 - 77)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Những vấn đề mà Hoa Kỳ đạt đƣợc cũng nhƣ chƣa đạt đƣợc

3.1.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, về kinh tế. Căn cứ vào mục tiêu và những chính sách mà tổng thống

George W. Bush đề ra đối với Trung Quốc, thì Hoa Kỳ đã thúc đẩy Trung Quốc cải cách kinh tế, đảm bảo những cải cách này có lợi cho cả Hoa Kỳ. Ví nhƣ khi Trung Quốc gia nhập vào hệ thống thƣơng mại thế giới (WTO), cải thiện cách tiếp cận thị trƣờng đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Hoa Kỳ thâm nhập vào thị trƣờng Trung Quốc. Do đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng nhanh hơn 5 lần so với xuất khẩu của Hoa Kỳ sang phần còn lại của thế giới. Điều đó đã kích thích nền kinh tế của Hoa Kỳ tăng trƣởng, tạo một môi trƣờng cạnh tranh công bằng, tôn trọng nhau trong cuộc chiến thƣơng mại. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, Trung Quốc cần tuân thủ những nguyên tắc của WTO. Qua đây, Hoa Kỳ có thể kiểm soát những hành động của Trung Quốc và có thể sử dụng luật pháp, quy định của các tổ chức quốc tế để giảm dần tiến tới khống chế những hành động vi phạm bản quyền, vi phạm tính công bằng trong cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc. Có thể thấy rằng, Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, tránh đƣợc một đối thủ đe dọa vị trí độc tôn của Hoa Kỳ, nhất là trong lúc tình hình thế giới đang có biến động mạnh với những vụ khủng bố và khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Sự thay đổi trong chính sách kinh tế đối với Trung Quốc còn giúp Hoa Kỳ tiếp tục củng cố vị trí là trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Là quốc gia mà nhiều nƣớc muốn xác lập quan hệ thƣơng mại để tăng tổng sản phẩm quốc dân, phát triển kinh tế.

Thứ hai, về an ninh quốc phòng. Với mục tiêu duy trì địa vị số 1 thế giới, ở góc độ an ninh chính quyền tổng thống Bush đã đi xa thêm một bƣớc. Sau vụ khủng hoảng an ninh đầu nhiệm kỳ của tổng thống Bush, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt đƣợc những thỏa thuận xa hơn là “quan hệ đối tác chiến lược”. Sự liên minh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo ra một sự thay đổi chƣa từng thấy trong quan hệ giữa

các nƣớc lớn. Không một nƣớc nào dám trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ, nhƣ thời kỳ chiến tranh lạnh nửa sau thế kỷ XX và cũng chƣa có sự tập hợp các lực lƣợng chống lại Hoa Kỳ. Hầu hết các nƣớc đều có xu hƣớng chung – xu hƣớng thỏa hiệp với Hoa Kỳ vì lợi ích của chính mình. Điều này đã góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và ổn định hơn.

Ngoài ra, từ khi đất nƣớc Trung Quốc đƣợc hình thành, Trung Quốc luôn có tham vọng trở thành trung tâm của vũ trụ. Cho đến nay, mục tiêu này của Trung Quốc vẫn đang đƣợc thực hiện. Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc, hạn chế Trung Quốc mở rộng lãnh thổ và bành trƣớng sức mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.

Thứ ba về văn hóa, giáo dục. Đời sống nhân dân Hoa Kỳ đƣợc cải thiện, sức ảnh hƣởng của văn hóa đƣợc lan rộng. Hoa Kỳ có nhiều trƣờng đại học uy tín thu hút nhiều học sinh, sinh viên trên thế giới đến học tập và cống hiến. Nơi đây trở thành nơi tập trung chất xám, nơi mà nhiều nhà khoa học mong muốn đƣợc đến và làm việc. Hoa Kỳ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, cho ra đời nhiều phát minh mới đƣợc ứng dụng trên toàn cầu.

Nhƣ vậy, trong suốt hai nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush 2001 – 2009, Hoa Kỳ đã đạt nhiều thành tựu trong chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc.

3.1.2. Những vấn đề chưa đạt được

Cùng với những kết quả đạt đƣợc, thì Hoa Kỳ vẫn còn nhiều vấn đề chƣa giải quyết đƣợc.

Thứ nhất, Vấn đề Đài Loan luôn là một vấn đề nóng trong mối quan hệ giữa

hai quốc gia. Hoa Kỳ sử dụng Đài Loan nhƣ một con bài chiến lƣợc để mặc cả với Trung Quốc, ngƣợc lại Trung Quốc thì không muốn mất đi Đài Loan. Bởi vì Đài Loan có nền kinh tế phát triển và là một trong bốn con rồng châu Á. Trong khi đó, Đài Loan thì mong muốn đƣợc độc lập. Có thể nói, cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan đều có suy nghĩ của riêng mình nên đều có chiến lƣợc riêng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vậy nên vấn đề Đài Loan không thể một sớm, một chiều mà có thể giải quyết đƣợc.

Thứ hai, Sự kiềm chế Trung Quốc chỉ mang tính chất tạm thời. Với một đất nƣớc chiếm 1/7 dân số thế giới, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và mạnh thì Hoa Kỳ chƣa thể kiềm chế đƣợc. Chính sách của George W. Bush đã buộc Trung Quốc phải cẩn thận trong từng bƣớc đi của mình, song Trung Quốc vẫn đang cố thực hiện tham vọng của mình bằng cách riêng của họ, mà điều này Hoa Kỳ không thể nắm bắt trƣớc.

Thứ ba, Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ có sự hợp tác với Trung Quốc tạo nên một sự liên kết vững chắc trong nền kinh tế thƣơng mại toàn cầu, song Hoa Kỳ cũng không thể nào tránh khỏi khủng hoảng kinh tế, suy thoái toàn cầu. Đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ tập trung chiến lƣợc tiêu diệt khủng bố ở Trung Đông, thì đã phải chi một số lƣợng ngân sách lớn của quốc gia cho quân sự làm tổn thất ngân sách cùa nhà nƣớc.

Thứ tư, văn hóa và giáo dục Hoa Kỳ ngày càng lan rộng và có chỗ đứng trên

thế giới, nhƣng Trung Quốc cũng đang có tốc độ mở rộng phạm vi sức ảnh hƣởng của Nho giáo đến với thế giới. Thậm chí Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các chƣơng trình học tập và mở nhiều trƣờng học để tuyên truyền văn hóa của họ, du học sinh Trung Quốc cũng càng ngày đến với Hoa Kỳ càng nhiều. Trong vấn đề này, Hoa Kỳ chƣa thể kiềm chế đƣợc sự ảnh hƣởng văn hóa Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với trung quốc dưới thời tổng thống george w bush (2001 – 2009) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)