Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh bình định (Trang 35 - 39)

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lưu trú (tỷ) Ăn uống (tỷ) Lữ hành – vận chuyển (tỷ) Bán hàng - DV khác (tỷ) 76,3 78,5 10,5 30,7 84 79 15 36 104 96 17 60 127 145 21 71 148 175 35 102 181 241 42 139 Tổng doanh thu (tỷ) 187 214 276 364 459 603 Mức tăng % 11,7 14,4 28,9 31,8 26,0 31,3 Nguồn: Sở VH – TT và Du lịch Bình Định

2.1.2.6.Chính sách phát triển NNL DL của Bình Định

Ngành du lịch được Bình Định xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Chính vì thế Bình Định đưa ra những chính sách phát NNL DL của tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay với các mục tiêu rõ ràng:

+ Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền KT - XH. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020.

- Nâng cao trình độ dân trí, tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bước phá mới về phát triển KT - XH.

Đối với NNL DL: Xây dựng lực lượng lao động NDL đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Chính sách phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, đảm báo đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cường đào tạo bậc đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Đến 2015 có khoảng 75% cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội với 80% giáo viên, giảng viên được chuẩn hóa. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng dạy du lịch được chuẩn hóa, đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội.

+ Chính sách về chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch.

Xây dựng và tổ chức, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với sự phát triển của từng thời kỳ, từng vùng miền. Từng bước thực hiện chuẩn hóa về nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế.

Xây dựng chuẩn trường đào tạo du lịch, hoàn thiện các chương trình đào tạo, khung đào tạo.

Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Đến 2015 có khoảng 60% lao động được đào tạo chuyên môn sâu về du lịch, 2020 đạt trên 85%.

Tăng cường liên kết hợp tác quốc tế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặt biệt là chú trọng đào tạo đội ngũ có chức năng đào tạo và chức năng quản lý du lịch.[22]

2.1.3. Nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch Bình Định

Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương du lịch Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng kể:

+ Về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của du lịch. Du lịch Bình Định đã khai thác được các lợi thế về tài nguyên du lịch để phục vụ cho sự phát triển của mình. Trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch hiện có thì du lịch Bình Định đang tiến hành khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới bán đảo Phương Mai, Đầm Thị Nại, bãi biển Tam Quan … Kết quả của quá trình khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch đó là Bình Định hiện có hơn 234 di tích lịch sử trong đó có 60 di tích cấp quốc gia và nhiều thắng cảnh có giá trị du lịch khác.

+ Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc cũng như các loại hình giao thông được chú trọng đầu tư. Các dự án nâng cấp sân bay Phù Cát, mở rộng đường bay trong nước và nâng cao tần suất chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu du lịch. Ngoài ra các cảng biển và giao thông đường thủy cũng được nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng cho sự phát triển của du lịch … Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều bước tiến quan trọng và đang phát huy tác dụng của mình đối với ngành du lịch của tỉnh nhà.

+ Về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh: Hệ thống cơ sở lưu trú

du lịch Bình Định từng bước được hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của du lịch trong thời điểm hiện tại. Các khách sạn từ 3 – 4 sao bắt đầu xuất hiện và trở thành nhân tố quan trọng trong hệ thống lưu trú của du lịch Bình Định. Các dự án

khách sạn và resort 5 sao cũng đang trong quá trình hoàn thiện và góp phần đưa Bình Định trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước.

+ Về xúc tiến quảng bá du lịch Bình Định: Xác định công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc quảng bá những hình ảnh của địa phương đến với công chúng. Bình Định đã đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua hợp tác du lịch với các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội, tổ chức các hội thảo chuyên đề về du lịch cùng các lễ hội có liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

+ Về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: Trong những năm gần đây ngành du lịch Bình Định đạt được những kết quả khả quan, lượng khách và doanh thu du lịch Bình Định liên tục có sự gia tăng.

+ Về chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của Bình Định: Công tác đào tạo và phát triền NNL DL ngày càng được chú trọng và đầu tư. Đặc biệt là việc xác định NNL là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đưa ngành du lịch tỉnh nhà phát triển nên các chương trình đào tạo, các loại hình đào tạo được quan tâm đặc biệt.Chính sách phát triển NNL DL có trọng tâm trọng điểm và phù hợp với nhu cầu xã hội là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển NNL DL của Bình Định.

+ Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, hoàn thiện. Các chính sách, luật pháp liên quan đến công tác quản lý và kinh doanh du lịch đã từng bước được xây dựng và ban hành.

Những thành tựu mà du lịch Bình Định đạt được trong thời gian gần đây phần nào chứng minh được Bình Định đã có hướng đi đúng đắn cho ngành du lịch, đồng thời khẳng định vị thế của du lịch Bình Định trong cả nước và khu vực. 2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định.

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Quy mô NNL DL được thể hiện thông qua các tiêu chí về trình độ, giới tính, tốc độ phát triển và số lượng lao động trong ngành du lịch, trong đó tiêu chí về tốc

độ phát triển và số lượng lao động là một trong những tiêu chí thể hiện rõ nhất quy mô của NNL DL nói riêng và quy mô NNL của các ngành kinh tế khác. Đối với du lịch Bình Định quy mô của NNL cũng được thể hiện rõ thông qua số lao động du lịch và tốc độ phát triển lao động trong giai đoạn 2008 – 2013. Cụ thể năm 2008 tổng số lao động trong ngành du lịch Bình Định là 1.954 lao động chiếm 0,27% trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Đến năm 2013 tổng số lao động du lịch Bình Định đạt được là 4.278 lao động gấp 2,19 lần so với số lao động năm 2008 và chiếm tỷ lệ 0,46% tổng số lao động với mức độ tăng trưởng là 21,0% (Bảng 2.5). Như vậy qua bảng thống kê lao động du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2008 – 2013 cho chúng ta thấy quy mô NNL DL Bình Định có sự phát triển ổn định qua các năm, cụ thể số lượng lao động trung bình năm của giai đoạn này là 2.904 lao động với tốc tộ phát triển trung bình là 16,0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh bình định (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)