Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động quan sát Số lao động có trình độ ngoại ngữ + Trình độ A + Trình độ B + Trình độ C + Trình độ Đại học, cao đẳng + Chứng chỉ khác (TOEIC,TOEFL, IELTS) 3.956 1.973 341 689 317 378 248 100,00 49,9 17,3 34,9 16,1 19,1 12,6
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 12 – 2013
Căn cứ bảng 2.12 thống kê cơ cấu trình độ ngoại ngữ của lao động du lịch Bình Định có kết quả cụ thể: trong tổng số 3.956 lao động quan sát thì có 1.973 lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 49,9% tổng số lao động du lịch quan sát. Trong 1.973 lao động có trình độ ngoại ngữ thì có 341 lao động có trình độ A chiếm 17,3%, Trình độ B có 689 người chiếm tỷ lệ 34,9%, số lao động có trình độ ngoại ngữ C hoặc đại học, cao đẳng và chứng chỉ khác (TOEIC,TOEFL, IELTS) chiếm số lượng rất hạn chế, cụ thể như trình độ C chiếm 16,1%, đại học, cao đẳng chiếm 19,1% và các chứng chỉ khác chiếm 12,6%.
Với cơ cấu trình độ ngoại ngữ như trên có thể khẳng định NNL DL Bình Định có trình độ ngoại ngữ tương đối thấp, còn đối với những lao động có trình độ cao hơn như trình độ C hoặc đại học, cao đẳng thì số lượng còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên nếu tính tổng số lao động có trình độ C và đại học, cao đẳng so với tổng số lao động quan sát thì chiếm tỷ trọng là 17,6%.
Biểu đồ 2.5. Đánh giá trình độ ngoại ngữ của lao động
Mặc dù có 49,9% lao động có trình độ ngoại ngữ nhưng kết quả khảo sát điều tra cho thấy ngoại ngữ của lao động trong NDL phần lớn tiếng Anh và được các DN đánh giá chỉ đạt mức trung bình và chưa đạt yêu cầu. Cụ thể, đối với khối LĐQL có tới 62,5 % đánh giá chỉ đạt mức trung bình và 15,5% đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu, 5,0% đánh giá giỏi và 17,0% đánh giá khá tốt. Ngược lại vớiLĐNV, có tới 45,5% lao động được các DN đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu, 37,5% đánh giá chỉ đạt mức trung bình và chỉ có 11,5% đánh giá đạt mức khá tốt, trong khi đó giỏi chỉ đạt 5,5% (biểu đồ 2.5).
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau, mỗi thành viên trong nhóm sẽ chia sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau hướng về một mục tiêu nhất định. Thực tế khi được hỏi các DN về kỹ năng làm việc nhóm của nhân viên trong DN mình, tác giả nhận được các kết quả đánh giá như sau:
Đối với LĐQL có 17,5% được các DN đánh giá chưa đáp ứng nhu cầu làm việc nhóm, 26% được đánh giá trung bình, 51% khá tốt và 15,5% được đánh giá có kỹ năng làm việc nhóm giỏi.
Đơn vị tính % 17,5 26 51 15,5 12 45,5 31,5 11 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chưa đáp ứng Trung bình Khá - tốt Giỏi LĐ Quản lý LĐ Nghiệp vụ
Biểu đồ 2.6: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của lao động
Đối với LĐNV có 12% chưa đáp ứng yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm, 45,5% được đánh giá ở mức trung bình, 31,5% mức khá tốt và 11% được đánh giá có kỹ năng làm việc nhóm giỏi (biểu đồ 2.6).
Với kết quả như trên, có thể thấy tại thời điểm hiện tại thì kỹ năng làm việc nhóm của NNL DL Bình Định chưa được đánh giá cao
Kỹ năng giao tiếp.
Có thể nói giao tiếp là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của các dịch vụ du lịch, giao tiếp du lịch là một yếu tố cấu thành nên chất lượng của sản phẩm du lịch.Trong khi đó đặc thù của lao động du lịch là thường xuyên giao tiếp với các đối tượng du khách nhằm mục đích cung cấp và phục vụ các nhu cầu chính yếu cho du khách, do đó giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của bất kỳ địa phương nào.
Từ kết quả đánh giá kỹ năng giao tiếp của các DNDL đối với lao động trên địa bàn Bình Định cho thấy kỹ năng giao tiếp của lao động du lịch Bình Định là rất yếu, cụ thể như sau:
Đối với lao động quản lý tỷ lệ đạt mức độ giao tiếp giỏi là 17,5%, trong khi đó ở mức độ khá giỏi là 45,5%, trung bình bình là 20% và mức độ chưa đáp ứng yêu cầu chiếm 17,5%. Đối với lao đông nghiệp vụ thì mức giỏi đạt 12,5%, mức độ
khá tốt đạt 24,5% trong khi đó lao động đạt mức độ trung bình 41,5% và chưa đáp ứng yêu cầu 21,5% (biểu đồ 2.7).
Việc xây dựng đội ngũ lao động du lịch có kỹ năng giao tiếp cao sẽ góp phần đưa du lịch Bình Định phát triển mạnh, đồng thời tiến tới phát triển bền vững. Đơn vị tính % 17,5 20 45,5 17 21,5 41,5 24,5 12,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chưa đáp ứng Trung bình Khá - Tốt Giỏi LĐ Quản lý LĐ Nghiệp vụ
Biểu đồ 2.7: Đánh giá kỹ năng giao tiếp của người lao động
Thái độ của lao động
Thái độ là một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá ưa thích hay không ưa thích đối với con người, sự vật, sự kiện. Con người có rất nhiều thái độ, tuy nhiên trong phạm vi tổ chức chỉ tập trung quan tâm tới thái độ liên quan tới công việc.
Khi được khảo sát về mức độ hài lòng của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định về thái độ của lao động thì mang lại kết quả khả quan, cụ thể có 50% DN hài lòng với lực lượng lao động quản lý và 40,5% DN hài lòng với lao động nghiệp vụ, ở mức độ tương đối hài lòng thì có 21% đối với lao động quản lý và 20,5% đối với lao động nghiệp vụ, có 14,5% lao động quản lý và 32% lao động nghiệp vụ được các DN đánh giá có thái độ lao động bình thường, có 14,5% lao động quản lý và 5,5% lao động nghiệp vụ được đánh giá có thái độ không hài lòng với công việc (biểu đồ 2.8).
Đơn vị tính % 50 21 14,5 14,5 40,5 20,5 32 5,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hài lòng Tương đối hài lòng
Bình thường Không hài lòng
LĐ Quản lý LĐ Nghiệp vụ
Biểu đồ 2.8: Đánh giá thái độ của người lao động Tình trạng sức khỏe của lao động Tình trạng sức khỏe của lao động
Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, thời gian làm việc của lao động du lịch khác với thời gian làm việc của lao động trong các ngành kinh tế khác, trong khi lao động trong các lĩnh vực khác có thời gian làm việc ổn định thì lao động du lịch luôn đặt trong tình trạng sẳn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi. Vì vậy yếu tố sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng lao động du lịch.
Từ kết quả khảo sát (biểu đồ 2.9) cho thấy tình trạng sức khỏe của lao động du lịch Bình Định là tín hiệu tốt đối với NNL DL, có 60% LĐQL và 56% LĐNV được đánh giá có sức khỏe đáp ứng tốt công việc, 20,0% LĐQL và 31,5% LĐNV có sức khỏe đạt mức khá tốt, ở mức trung bình thì có 13,5% LĐNV và 20% LĐQL được các DN đánh giá, trong khi đó chưa có trường hợp lao động được các DN đánh giá trình trạng sức khỏe chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Mặc dù có 20% LĐQL và 13,5% LĐNV được đánh giá đạt mức trung bình nhưng nhìn chung hầu hết các lao động trong ngành du lịch Bình Định có sức khỏe đạt yêu cầu.
Đơn vị tính % 20 20 60 13,5 31,5 56 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chưa đáp ứng Trung bình Khá tốt Tốt LĐ Quản lý LĐ Nghiệp vụ
Biểu đồ 2.9: Đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp
Tiêu chí mức độ hài lòng của DN đối với lao động là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng NNL. Với 200 DN được khảo sát về mức độ hài lòng đối với nguồn lao động thì có 40% DN hài lòng với lực lượng LĐQL, có 32% DN hài lòng với đội ngũ LĐNV.
Ở mức độ tương đối hài lòng thì có 21% DN cho là tương đối hài lòng với LĐQL và 33,5% tương đối hài lòng với LĐNV. Đối với mức độ bình thường, có 33% hài lòng ở mức bình thường với LĐQL và 21% hài lòng bình thường với LĐNV. Trong khi đó có 6% doanh nghiệp không hài lòng với lao động quản lý và đối với LĐNV thì có 12,5% doanh nghiệp không hài lòng (Biểu đồ 2.10).
Biểu đồ 2.10: Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động Công tác phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch Công tác phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí, nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong quá trình khảo sát cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc nhận thức` tầm quan trọng của việc đào tạo phát triển NNL, có 135/200 DN(chiếm 67,5%) khi được hỏi trả lời DNluôn quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển NNL và luôn tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia vào việc nâng cao trình độ chuyên môn bằng các hình thức như cử đi đào tạo nước ngoài, hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ thời gian …. Một số DNtạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách mời các chuyên gia về đào tạo tại DNhoặc cử các cán bộ lãnh đạo tham gia các khóa tập huấn nâng cao rồi về đào tạo lại nhân viên. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát vẫn còn đến 65/200 DN(chiếm 32.5%) cho biết chưa bao giờ cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn với nhiều lý do khác nhau: Có 38/65 DN (chiếm 58,5%) chưa tham gia đào tạo nhân viên với lý do doanh nghiệp chưa cần phải đào tạo nhân viên, 27/65 DN (chiếm 41,5%) nêu lý do doanh nghiệp thiếu kinh phí, 23/65 (chiếm 35,4%) chưa tham gia các khóa nâng cao trình độ nhân viên với lý do doanh nghiệp tự huấn luyện nhân
viên, có 31/65 (chiếm 47,7%) cho rằng người lao động không có thời gian đi học, có 5/65 DN (chiếm 7,7%) trả lời do người lao động không thích đi học nên không tham gia, đồng thời có 3/65 DN (chiếm 4,6%) không tham gia các khóa đào tạo với các lý do khác (bảng 2.12).