Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các cơ sở kinh doanh DL ở Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh bình định (Trang 46 - 47)

Tổng số lao động quan sát(người) Nam Nữ Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 3.956 1.595 40,3 2.361 59,7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 12 – 2013

Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi cũng là một trong những tiêu chí đặc biệt vì ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới công việc là khác nhau.Thông thường lao động trẻ thườngcó trình độ kiến thức chuyên môn tiến bộ, được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại, các lao động có thâm niên công tác thường nhiều kinh nghiệm trong công tác nhưng lại hạn chế về trình độ chuyên môn, thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu lao động hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các cơ sở kinh doanh DL ở Bình Định Tổng số lao Tổng số lao

động(người)

Dưới 30 tuổi Từ 31-50 tuổi Trên 50 tuổi Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 3.956 1.037 26,2 2.045 51,7 874 22,1

Qua số liệu điều tra thực tế về độ tuổi lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy cơ cấu về độ tuổi lao động trong các DNDL chưa thật sự hợp lý, ở độ tuổi lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng tương đối thấp 26,2% với chỉ 1.037 lao động. Ở độ tuổi từ 31 – 50 có lượng lao động rất lớn, cụ thể có 2.045 lao động chiếm 51,7% tổng số lao động, trong khi đó số lao động trên 50 tuổi chiếm 22,1% tương ứng với 874 lao động trong tổng số 3.956 lao động (bảng 2.8). Điều này cho thấy cơ cấu về độ tuổi trong lao động du lịch Bình Định chưa thật sự hợp lý và chưa

đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của du lịch.

Cơ cấu lao động theo lĩnh vực chuyên môn

Nhìn chung tỷ lệ lao động theo các lĩnh vực chuyên môn trong NDL Bình Định có sự chênh lệch đáng kể, qua điều tra thực tế cho thấy tỷ lệ lao động trong lĩnh vực bàn – bar và phục vụ buồng chiếm tỷ trọng cao nhất với 24,7% và 15,5% trong tổng số lao động quan sát. Một số lĩnh vực có số lượng lao động chiếm tỷ lệ thấp như Hướng Dẫn Viên du lịch chiếm 1,5%, thông dịch viên chiếm 1,5%, tài xế 1,9%. Việc số lượng lao động tập trung nhiều tại các lĩnh vực bàn – bar và phục vụ buồng là phù hợp với sự phát triển của các cơ sở lưu trú cũng như các cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời một số lĩnh vực chuyên môn có số lượng lao động chiếm tỷ lệ thấp như Hướng Dẫn Viên du lịch hay thông dịch viên. Bên cạnh đó LĐQL, nhân viên văn phòng cũng như nhóm lao động kỹ thuật chiếm số lượng đáng kể, cụ thể cán bộ quản lý chiếm 10,9%, nhân viên văn phòng tương ứng 8,3%, nhân viên kỹ thuật chiếm 6,5% (bảng2.9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh bình định (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)