Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 99)

Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều 3.1.Vấn đề cốt truyện

Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa trên tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Kim Vân Kiều truyện là một tiểu thuyết dài, bao gồm 20 hồi với nhiều nhân vật, tình tiết và sự kiện. Diễn biến cốt truyện Kim Vân Kiều truyện nh− một tiểu thuyết ch−ơng hồi - một loại tiểu thuyết của Trung Quốc. Đây là loại tiểu thuyết có nhiều hồi, mỗi hồi là một sự kiện chính, cuối mỗi hồi th−ờng là cao trào của những sự kiện đó và nó chỉ đ−ợc giải quyết ở phần đầu của hồi sau. Đọc các tiểu thuyết cổ Trung Quốc nh−: Thuỷ hử - Thi Nại Am; Hồng Lâu mộng - Tào Tuyết Cần; Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung… ta đều bắt gặp hiện t−ợng này vì đó là quy tắc bất di bất dịch của tiểu thuyết ch−ơng hồi.

Nguyễn Du đã dựa vào một tiểu thuyết ch−ơng hồi không mấy giá trị Kim Vân Kiều truyện để viết nên Truyện Kiều. Điều gì đã giúp nhà thơ thành công, và đ−a tác phẩm vào hàng kiệt tác, trở thành niềm tự hào của văn học dân tộc? Chắc chắn không thể là sự sao chép y nguyên cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (dù mĩ học phong kiến cho phép nhà văn đ−ợc nhắc lại những chuyện ng−ời x−a đã nói) mà phải có sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đ−ợc thể hiện trên nhiều ph−ơng diện. Thứ nhất là ở góc độ thể loại. Nếu nh− Kim Vân Kiều truyện là một tiểu thuyết ch−ơng hồi, thì Truyện Kiều là một truyện thơ, có sự kết hợp đặc tr−ng giữa hai thể loại tự sự và trữ tình. Cũng không ít ý kiến cho rằng Truyện Kiều là một tiểu thuyết. Tuy nhiên, cũng nên thận trọng nếu gọi nó là tiểu thuyết, vì tác phẩm đ−ợc viết theo thể lục bát, ngôn ngữ thơ không thể không có sự cách điệu cao, khác với ngôn ngữ đời th−ờng vẫn hay dùng trong tiểu thuyết. Mặt khác, nhân vật trong tiểu thuyết nói chung th−ờng là con ng−ời xã

94

hội, còn trong Truyện Kiều, nhân vật chính vẫn là con ng−ời xã hội vẫn còn ở dạng “tiềm ẩn” (chữ của Trần Đình Sử), vẫn là con ng−ời đạo đức - nhân sinh và chuẩn mực.

Thứ hai là sự sáng tạo cốt truyện. Thực tế, Nguyễn Du dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết Truyện Kiều. Ông đã giữ lại trong Truyện Kiều những sự kiện, những tình tiết chính, và cái cốt của câu chuyện vẫn là cuộc đời chìm nổi 15 năm l−u lạc "Thanh lâu hai l−ợt, thanh y hai lần” của nàng Kiều tài sắc. Xoay quanh đó là các sự kiện gắn liền với các nhân vật nh− Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Hoạn Th−, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến… Mỗi nhân vật mang những đặc tr−ng nhất định trong mối quan hệ với nàng Kiều. Tuy nhiên, nếu đối chiếu kỹ càng ta sẽ nhận thấy Nguyễn Du đã không ngừng sáng tạo “Nhà thơ đã bỏ đi khoảng một phần ba chi tiết trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân và thêm vào đó một số l−ợng cũng khá lớn” [16, 336], chứ không phải là “một nhà phiên dịch tầm th−ờng”. Chẳng hạn, khi Thuý Kiều quyết định bán mình chuộc cha, cả nhà can ngăn, không cho nàng đ−ợc làm nh− vậy, Kiều phải thuyết phục bằng cách đập đầu vào cột nhà. Khi phải vào lầu xanh của Tú Bà, mụ ta đã dạy cho Kiều những ngón nghề “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, nh−ng Nguyễn Du đã l−ợc đi tất cả. Hoặc nhân vật Từ Hải, trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân đ−ợc giới thiệu rất kỹ càng về nguồn gốc xuất thân, nh−ng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì nhà thơ lại l−ợc bỏ lai lịch không mấy sáng sủa của chàng. Từ xuất hiện trong đời Kiều một cách bất ngờ, theo cách một ng−ời anh hùng phi th−ờng: “Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi”, không ai biết rõ lai lịch của chàng chỉ biết rằng đó là ng−ời mang dáng vóc của một ng−ời anh hùng:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân m−ời th−ớc cao”

Quả thực Nguyễn Du đã sáng tạo rất linh hoạt, đã thêm vào nhiều tình tiết để thể hiện những tâm trạng, cảm xúc tinh tế của nhân vật. Nh−ng sự sáng

95

tạo của Nguyễn Du ở đây không phải là sự thêm hay bớt một vài chi tiết của nguyên tác. Nếu chỉ nh− vậy, Nguyễn Du cũng chỉ giống nh− Thanh Tâm Tài Nhân lúc sáng tạo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện mà thôi. Thực ra, cơ sở để hình thành cốt truyện này là dựa vào câu chuyện có thật về quan hệ của Từ Hải và Thuý Kiều tr−ớc đó đ−ợc ghi lại trong cuốn sách Kí tiễu trừ Từ Hải bản mạt của tác giả Mạo Khôn (một ng−ời trong quân đội của Hồ Tôn Hiến). Trong đó tác giả kể lại: Từ Hải là một t−ớng giặc, Thuý Kiều là một kỹ nữ tài hoa. Từ Hải bắt đ−ợc Thuý Kiều, sau đó yêu nàng, rồi ra hàng do Thuý Kiều bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc. Cuối cùng Từ Hải chết, Kiều nhảy xuống sông tự tử. Câu chuyện này về sau đ−ợc nhiều sách viết lại nh− Thuý Kiều truyện (Đới Sĩ Lâm); V−ơng Thuý Kiều truyện (D− Hoài)… cái trục của truyện này là mối quan hệ giữa Từ Hải và Thuý Kiều - quan hệ tài tử, giai nhân. Đến Kim Vân Kiều truyện thì cốt truyện đã bị thay đổi. Mối quan hệ giữa Từ Hải và Thuý Kiều bị đẩy xuống nh− là một sự kiện trong quãng đời 15 năm l−u lạc của Thuý Kiều. Đặc biệt, kết thúc Kim Vân Kiều truyện cuộc đời Thuý Kiều không dừng lại ở sông Tiền Đ−ờng mà nàng đã đ−ợc cứu sống và tái hồi Kim Trọng. Nh− vậy là câu chuyện đã chuyển trọng tâm từ quan hệ của cặp tài tử - giai nhân sang cuộc đời 15 năm l−u lạc của Thuý Kiều, do đó ý nghĩa cốt truyện cũng có nhiều thay đổi.

Nếu Nguyễn Du cũng chỉ thêm, bớt một vài chi tiết của cốt truyện thì nhà thơ cũng chỉ là ng−ời học hỏi Thanh Tâm Tài Nhân trên tinh thần ng−ỡng mộ một bậc tiền bối mà thôi. Vẫn biết rằng vay m−ợn cốt truyện không phải là chuyện cá biệt của Nguyễn Du trong văn học cổ ph−ơng Đông vì “mô phỏng cổ nhân là điều không những không làm giảm mà lại làm tăng giá trị cho tác phẩm” [14, 153]. Nh−ng tr−ờng hợp Nguyễn Du có khác. Nếu nh− các nhà thơ, nhà văn x−a “mô phỏng”, vay m−ợn của cổ nhân từ những tác phẩm có tính cổ điển, thì Nguyễn Du không thế. Ông đã viết Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - một tiểu thuyết bình

96

th−ờng, thậm chí không có chỗ đứng trong kho tàng tiểu thuyết ch−ơng hồi đồ sộ Trung Quốc, thậm chí là một tác phẩm “tầm th−ờng” [14, 153]. Nh− vậy, sự vay m−ợn của Nguyễn Du không phải dựa trên sự ng−ỡng mộ một kiệt tác, một tâm hồn. Nguyễn Du chỉ vay m−ợn cốt truyện, không vay m−ợn t− t−ởng. Sự sáng tạo của nhà thơ bao trùm lên mọi tình tiết, mọi nhân vật, và nếu có giữ nguyên những tình tiết của nguyên tác thì Nguyễn Du vẫn thổi hồn mình vào đó để nó mang giá trị t− t−ởng của mình.

Các nhà nghiên cứu vẫn th−ờng xem xét cốt truyện trong sự đối chiếu với nguyên tác để đánh giá sự sáng tạo của Nguyễn Du. Đành rằng đó là sáng tạo của tác giả, nh−ng nếu chỉ nh− vậy thì e rằng ch−a quan tâm đúng mức tới những đóng góp của nhà thơ. Song điều quan tâm lớn nhất của chúng tôi là xem xét vấn đề cốt truyện Truyện Kiều trong hệ Một số vấn đề về chủ nghĩa

hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du từ đó để thấy ý nghĩa

những vấn đề vay m−ợn, sáng tạo và mục đích cuối cùng của Nguyễn Du sau sáng tạo vay m−ợn ấy là gì? Cốt truyện Truyện Kiều đ−ợc xây dựng trên trục nào? Các sự kiện, nhân vật xoay quanh trục ấy có quan hệ nh− thế nào với lô gic của tác phẩm? Vai trò của cốt truyện trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề t− t−ởng của tác phẩm nh− thế nào?

Cốt truyện của Truyện Kiều xét đến cùng vẫn theo hình thức của truyện Nôm, cụ thể hơn là truyện Nôm tài tử giai nhân. Mô hình của loại truyện này thật dễ hình dung. Có thể tóm tắt là: gặp gỡ, đính −ớc, l−u lạc, đoàn viên. Cụ thể là: tình cờ hai ng−ời trẻ tuổi “trai tài gái sắc” gặp nhau. Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Thề non hẹn biển, đính −ớc với nhau. Gặp sự cố bất ngờ, mỗi ng−ời một đ−ờng, bi hoan, li hợp. Sau bao trắc trở “gió dập sóng vùi”, họ tái hồi đoàn viên, sống cuộc đời hạnh phúc còn lại.

ở Truyện Kiều, Kiều và Kim Trọng tình cờ gặp nhau trong tiết thanh minh khi nàng đang cùng hai em là Thuý Vân và V−ơng Quan đi dạo chơi. Hai ng−ời gặp nhau lần đầu mà "tình trong nh− đã, mặt ngoài còn e” để rồi “rốn

97

ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn” và t−ơng t− “Ng−ời đâu gặp gỡ làm chi – Trăm năm biết có duyên gì hay không? ” Sau đó hai ng−ời tìm cách gặp nhau, thề nguyền, đính −ớc, hẹn ngày kết tóc se duyên. Bất ngờ, Kim Trọng nghe tin, phải về Liêu D−ơng hộ tang chú. Gia đình Kiều ngay sau đó cũng xảy ra tai vạ “phải tên x−ng xuất là thằng bán tơ”, Kiều phải bán mình chuộc cha. Cuộc đời chìm nổi 15 năm l−u lạc của nàng gắn liền với các nhân vật nh−: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hoạn Th−, Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến, Từ Hải…. Sau bấy nhiêu nhục nhã ê chề, Thuý Kiều tự tử tên sông Tiền Đ−ờng. Kim Trọng đỗ đạt ra làm quan. Hai ng−ời tái hồi trong cuộc đoàn viên của gia đình.

Xét những biến cố làm nên cốt truyện Truyện Kiều , ta nhận thấy có đôi chỗ nhà thơ ch−a đảm bảo tính hiện thực khách quan. Chẳng hạn khi Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Đó là một sự gặp gỡ ngẫu nhiên, tuy nhiên khi Thuý Kiều và Kim Trọng vô tình gặp lại nhau ở v−ờn Thuý, mà Kim đã : “Vội về thêm lấy của nhà - Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông” để làm của tin, làm vật trao duyên. Hoá ra Kim Trọng đã chuẩn bị tr−ớc cho cuộc gặp này, chuẩn bị tr−ớc cả vật làm tin để trao cho Kiều, quả thực nó đã thiếu tính hiên thực khách quan.

Kết thúc của Truyện Kiều giống nh− của một loạt truyện Nôm tài tử giai nhân nh−: Hoa Tiên truyện, Phan Trần, Sơ kính tân trang… đều có một kết thúc có hậu. Đây là mô típ của truyện Nôm tài tử giai nhân. Thực ra không phải lúc nào những nhân vật của chúng ta ở hiền cũng gặp lành, nh−ng kết thúc truyện bao giờ nhân vật cũng đ−ợc đổi đời, đ−ợc đền bù xứng đáng. Lý giải điều này nh− thế nào? chúng tôi cho rằng loại truyện này chịu ảnh h−ởng nặng nề của những loại truyện dân gian, nhất là truyện cổ tích. Nh−ng có lẽ nguồn gốc sâu xa của kết thúc có hậu trong các truyện Nôm cũng nh− truyện cổ tích Việt Nam là do t− t−ởng của ng−ời ph−ơng Đông luôn coi con ng−ời là một thực thể đạo đức - nhân sinh, việc sống chết, s−ớng khổ của con ng−ời đ−ợc

98

quyết định bởi tính thiện, tính ác. ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo. Chính vì vậy, những con ng−ời trung hiếu tiết nghĩa bao giờ cũng đ−ợc đền đáp môt cách xứng đáng. Thuý Kiều đ−ợc tái hồi Kim Trọng là điều hợp với lẽ đời, thoả lòng mong −ớc của muôn ng−ời, vì “hiếu tâm” của nàng “đã động đến trời”. Tuy nhiên đây lại là kết thúc g−ợng gạo và thiếu tính hiện thực nhất trong tác phẩm. Cảnh Thuý Kiều gặp lại gia đình trong tâm trạng:

“T−ởng bây giờ là bao giờ

Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao” Cảnh sum họp đ−ợc Nguyễn Du miêu tả :

“Một nhà phúc lộc gồm hai

Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần”

Nguyễn Lộc nhận xét: “Tr−ờng hợp này đúng là chỉ có thể cắt nghĩa bằng định mệnh chứ không thể cắt nghĩa bằng lô gíc của cuộc sống đ−ợc” [16, 384]. Vì Thuý Kiều và Kim Trọng gặp lại nhau sau 15 năm xa cách, hoàn cảnh của mỗi ng−ời đã có quá nhiều thay đổi, cảnh gặp gỡ tuy đ−ợc nhà thơ cố gắng thể hiện là vui nh− một giấc chiêm bao, nh−ng nghe nó cứ ngậm ngùi, g−ợng gạo thế nào.

Chủ đề t− t−ởng của truyện Nôm tài tử giai nhân đã v−ợt qua cái lối đề cao tài tình (là chủ đề t− t−ởng của nhiều tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc) mà tập trung vào vấn đề tình yêu. Đã có biết bao mối tình đẹp trong truyện Nôm đ−ợc ng−ời đời nhớ mãi nh−: mối tình của L−ơng Sinh - Dao Tiên; là Phan Sinh - Kiều Liên; Phạm Kim - Quỳnh Nh−; …bởi những con ng−ời này dám đến với nhau bằng tiếng gọi của con tim, họ không bị ràng buộc bởi một thế lực nào. Tình yêu Kim Kiều cũng vậy, mối tình của họ gần nh− tự do, ngoài một chút do dự (mang chút e thẹn nhiều hơn là bởi ràng buộc) của nàng Kiều:

“Ngần ngừ nàng mới th−a rằng:

99

Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong Dù khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha Nặng lòng xót liễu vì hoa

Trẻ thơ đã biết đâu mà dám th−a”

Nói nh− vậy, nh−ng tình cảm của Kiều đối với Kim Trọng đã nảy nở ngay trong tiết thanh minh, nếu không thì làm sao có nỗi băn khoăn, trằn trọc:

“Ng−ời đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Tình yêu ấy thực sự đã v−ợt tầm lễ giáo. Nó nghiêng về mơ −ớc nhiều hơn là hiện thực.

Nếu đặt truyện truyện Nôm Việt Nam bên cạnh những tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc, ta thấy truyện Nôm tài tử giai nhân Việt Nam có chỗ đứng xứng đáng hơn nhiều. ở Trung Quốc, truyện tài tử giai nhân ch−a bao giờ đ−ợc đề cao bởi nó rất nhiều nh−ợc điểm: Cốt truyện giản đơn, ngôn từ dễ dãi, cách miêu tả dập khuôn, nội dung không có gì mới mẻ. Một số truyện tài tử giai nhân Trung Quốc nh−: Kim Vân Kiều truyện, Kim mộng đề, Uyên t−ơng phối…cũng đã quan tâm tới cuộc sống đời th−ờng, nh−ng lại dung tục hoá cuộc sống ấy, quan tâm tới cuộc sống tình dục một cách lộ liễu quá đáng, ý nghĩa đạo đức nhân sinh đã bị hạn chế rất nhiều. Vì thế nhiều ng−ời đã gọi đó là “tiểu thuyết dâm dục” hay “diễm tình”. Tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc đã không đ−ợc đề cao trên văn đàn. Trong khi đó, ở Việt Nam truyện Nôm tài tử giai nhân vẫn tìm đ−ợc chỗ đứng xứng đáng. Truyện Kiều là một ví dụ tiêu biểu nhất. Bởi vì Truyện Kiều cũng miêu tả tình yêu, nh−ng tình yêu ấy đã gắn liền với thế thái nhân tình, với nhịp đập của cuộc sống đời th−ờng, với tình đời, tình ng−ời, đề cao phẩm hạnh của con ng−ời, nghiêng hẳn về phía “thiện căn”, yếu tố dâm dục đã bị phỉ báng. Vì thế, Truyện Kiều đã trở nên gần

100

gũi với mọi ng−ời hơn, kéo ng−ời đọc lại gần hơn với mối tình của Kim – Kiều, và cảm thông cho tình yêu của đôi trẻ. Nh−ng cốt truyện của Truyện Kiều chịu ảnh h−ởng của cốt truyện tài tử giai nhân là không thể phủ nhận.

Cốt truyện có tác dụng làm nổi bật tính cách nhân vật. Nguyễn Du vay m−ợn cốt truyện là điều ai cũng thừa nhận. Vay m−ợn hay sáng tạo trong văn học phong kiến đã không còn là vấn đề quan trọng, điều cốt yếu là phải vay m−ợn nh− thế nào để thể hiện sự sáng tạo của nhà văn. Tr−ờng hợp cốt truyện Truyện Kiều, vấn đề đáng quan tâm hàng đầu là các biến cố, sự kiện xoay quanh cuộc đời 15 năm l−u lạc của Thúy Kiều có phát triển hợp lôgic tính cách nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)