Ngôn ngữ ng−ời kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 137)

3.2.2 .Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.2.2 .Nhóm nhân vật chính diện

3.3. Vấn đề ngôn ngữ Truyện Kiều

3.3.1. Ngôn ngữ ng−ời kể chuyện

Truyện Kiều là một truyện thơ, sự tồn tại ng−ời kể chuyện là một cách tân độc đáo của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Mặc dù Kim Vân Kiều truyện đ−ợc viết theo lối tiểu thuyết ch−ơng hồi nh−ng tác giả của nó ch−a có ý thức xây dựng hình t−ợng ng−ời kể chuyện nh− một hình t−ợng văn học mà chỉ dừng lại là ng−ời dẫn chuyện, tuân theo dòng mạch bên ngoài cốt truyện, ch−a có cá tính, ch−a có ngôn ngữ riêng biệt. Trong Kim Vân Kiều truyện có hai nhân vật dẫn chuyện t−ơng đối độc lập với nhau, một ng−ời là Kim Thánh Thán th−ờng xuất hiện ở đầu mỗi ch−ơng và một là ng−ời dẫn dắt câu chuyện theo kiểu đơn lẻ đơn thuần. Cả hai ng−ời kể chuyện này đều thực hiện chức năng duy nhất là kể việc, kể chuyện một cách vô hồn, không có một chút quan điểm, t− t−ởng, thái độ tr−ớc mỗi sự việc, biến cố xảy ra trong cuộc đời nhân vật.

Nguyễn Du thực sự sáng tạo khi xây dựng nhân vật ng−ời kể chuyện. Đó là một hình t−ợng văn học, là ng−ời kể chuyện nghệ thuật không thể thiếu đ−ợc trong kết cấu lôgíc của Truyện Kiều. Trong tác phẩm, ng−ời kể chuyện

132

có khi là nhân vật, có khi là chính tác giả nên qua ng−ời kể chuyện ta có thể nhận thấy thế giới quan, lý t−ởng thẩm mỹ và cách xử lý tình huống của Nguyễn Du.

Tr−ớc hết, ng−ời kể chuyện chính là tác giả. Đa phần việc dẫn chuyện là do tác giả đảm nhận nên ngôn ngữ ng−ời kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả. Nguyễn Du không kể việc một cách vô hồn. Ông đã đặt mình vào vị trí của nhân vật để kể và nhìn nhận sự việc vì thế ngôn ngữ của tác giả không hề sáo rỗng, trái lại chứa đầy cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả. Nguyễn Du vui, buồn, hờn giận, yêu, ghét theo nỗi vui, buồn, hờn giận của nhân vật. Ông dõi theo từng b−ớc đi của nhân vật mà bộc bạch nỗi lòng mình. Những lúc nhân vật vui, nhà thơ cũng chia sẻ niềm vui với nhân vật, khi nhân vật buồn, nhà thơ d−ờng nh− cũng thổn thức.

Nhớ lại những tháng ngày t−ơi đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành cho nàng tình cảm yêu mến. Ngày hội “đạp thanh”, tác giả trở thành ông mối có duyên cho mối tình vuợt tầm lễ giáo của Kim - Kiều. ông kể về tình yêu “sét đánh” của hai con ng−ời: “Ng−ời quốc sắc, kẻ thiên tài” với tình cảm trìu mến, ủng hộ. Nhà thơ nhận thấy những rung động tình cảm tinh vi buổi đầu của họ với sự thấu hiểu, cảm thông:

“Tình trong nh− đã, mặt ngoài còn e”. Hay: “Từ phen đá biết tuổi vàng

Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ”

Nhiều khi Nguyễn Du bày tỏ một cách trực tiếp thái độ của mình tr−ớc mọi hiện t−ợng của đời sống. Ông mỉa mai thuyết hồng nhan bạc mệnh:

“Lạ gì bỉ sắc t− phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Ông phản đối thế lực đồng tiền làm tha hóa con ng−ời, làm thay đổi số phận con ng−ời:

133

“Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” Ông chửi vào thế lực có quyền bỉ ổi:

“Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”

Và ông than cho số phận bi thảm của ng−ời phụ nữ trong xã hội phong kiến: “Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Hay: “Chém cha cái kiếp hoa đào

Gỡ ra rồi lại buộc vào nh− chơi”…

Mặc dù bộc lộ thái độ trực tiếp tr−ớc mọi sự vật hiện t−ợng của đời sống xã hội và con ng−ời, nh−ng Nguyễn Du vẫn tôn trọng tính khách quan của sự thể hiện, tôn trọng quy luật của tình cảm. Ngòi bút của ông do đó mà chân thành sâu sắc. Tất nhiên, phần lớn những lời bình luận của tác giả đều nghiêng về quan điểm đạo đức, tôn giáo, triết học của xã hội phong kiến, song với tình cảm chân thành của tác giả nó đã không bị biến thành những lời giáo điều khô cứng. Nguyễn Du luôn đặt mình vào vị thế của nhân vật để mà kể chuyện, nên ngôn ngữ của ng−ời kể chuyện cũng rất chân thật, sinh động. Nhà thơ theo sát cuộc đời Kiều để kể lại những biến cố trong cuộc đời nhân vật. Khi Kiều có những điều vui, giọng kể của nhà thơ cũng hân hoan. Khi Kiều đau nỗi đau đầu đời - phải trao duyên để bán mình chuộc cha - giọng kể cũng trăn trở, nhức nhối:

“Một mình n−ơng ngọn đèn khuya áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu”

Khi Kiều phải chia tay với Thúc Sinh để chàng về quê trần tình cặn kẽ mọi việc với vợ cả là Hoạn Th−, lời kể của nhà thơ cũng đong đầy nhung nhớ và dự cảm về một cuộc chia xa không có ngày gặp lại:

“Ng−ời về chiếc bóng năm canh

134

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm tr−ờng”

Có thể nói, Nguyễn Du đã thể hiện ngôn ngữ trữ tình của mình một cách hiệu quả tr−ớc tất cả những vấn đề, những sự kiện. Ng−ời ta thấy một tấm lòng chan chứa yêu th−ơng những phẩm chất tốt đẹp của con ng−ời; một niềm căm phẫn tột cùng những gì chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống con ng−ời; một tiếng kêu xé lòng vì tình yêu và công lý … đ−ợc thể hiện khi thì trực tiếp khi thì gián tiếp ở tất cả các cung bậc, ở mức độ khác nhau trong ngôn ngữ của Nguyễn Du. Nh−ng dẫu lời kể có chân thành đến mấy, thì Nguyễn Du vẫn không thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ bác học mang đậm tính chất −ớc lệ trong văn học bấy giờ. Hãy nghe lời giới thiệu của Nguyễn Du về hai chị em Kiều:

“Đầu lòng hai ả Tố Nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi ng−ời một vẻ, m−ời phân vẹn m−ời” Và đây là lời kể của nhà thơ về Từ Hải:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân m−ời tấc cao”

Trong ngôn ngữ của ng−ời kể chuyện vẫn mang đậm nét những yếu tố −ớc lệ, t−ợng tr−ng nên khó lòng mà nói rằng đó là ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

Truyện Kiều là một truyện thơ, nó mang đặc điểm của thể loại trữ tình. Nhân vật trực tiếp bộc lộ tâm trạng tr−ớc hiện thực đời sống, nên đôi khi ng−ời kể chuyện lại là nhân vật. Suốt 15 năm l−u lạc, Kiều là nhân chứng của xã hội Truyện Kiều. Hơn ai hết, Kiều hiểu rõ mình và những gì xảy ra với mình. Kiều kể chuyện không phải để bày tỏ với các nhân vật hay với các độc giả mà là để

135

bày tỏ với chính mình, nên ngôn ngữ kể chuyện của Kiều là ngôn ngữ của tấm lòng, ngôn ngữ của trạng thái tâm lý, ngôn ngữ tâm trạng.

Đây là lời của Kiều sau khi thắp h−ơng cho Đạm Tiên và gặp Kim Trọng trở về nhà:

"Ng−ời mà đến thế thì thôi Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi

Ng−ời đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không?” Đây là tâm trạng lúc bỏ trốn cùng Sở Khanh:

“ Cũng liều nhắm mắt đ−a chân Mà xem con tạo xoay vần đến đâu”

Lời kể của nhân vật th−ờng ẩn chứa đằng sau bức tranh thiên nhiên. Thiên nhiên và tâm trạng có mối quan hệ vô cùng khăng khít không thể tách rời (nh− đã phân tích ở phần hoàn cảnh hoạt động của nhân vật).

Truyện Kiều có tần số lời nửa trực tiếp t−ơng đối cao. Trong lời nửa trực tiếp, chủ thể của lời nói rất khó xác định. Nó là sự phức hợp giữa tác giả và nhân vật hoặc giữa các nhân vật với nhau. “Lời nói ở đây đều có khuynh h−ớng hai chiều - vừa h−ớng tới đối t−ợng của lời nói nh− một lời thông th−ờng, đồng thời phải h−ớng tới một lời khác, lời của ng−ời khác” [ 16, 176].

Sau khi Kiều đ−ợc Đạm Tiên báo mộng đoạn tr−ờng, Nguyễn Du viết: “Một mình l−ỡng lự canh chầy

Đ−ờng xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” “Hoa trôi bèo dạt đã đành

Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi”

Thì nỗi sợ hãi, hay cái “duyên”, cái “phận” “hoa trôi bèo dạt” ấy không biết là Kiều nghĩ về chính mình hay là Nguyễn Du nghĩ về mình? Có lẽ là cả hai. Nguyễn Du đã nhập thân vào nhân vật, cùng nhân vật nói lên tâm trạng của mình. Sự hóa thân của Nguyễn Du, sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du tr−ớc

136

những cảnh ngộ éo le là cơ sở tạo nên những lời nửa trực tiếp vừa đảm bảo tính khách quan của sự việc, vừa thể hiện thái độ t− t−ởng của tác giả. Đây là những sự sáng tạo của Nguyễn Du, nâng ngôn ngữ của nhà thơ lên một tầm cao mới so với thời đại. Ghi nhận điều này, sau Nguyễn Du 200 năm, Tố Hữu đã viết những câu thơ theo lối tập Kiều chứng tỏ sự thấu hiểu tâm sự Nguyễn Du:

“Hỡi lòng tê tái th−ơng yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh Ngổn ngang bên nghĩa bên tình Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành nh− thân gái, sóng xao Tiền Đ−ờng” Kính gửi cụ Nguyễn Du 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật

Bên cạnh ngôn ngữ ng−ời kể chuyện, Nguyễn Du còn rất thành công trong việc cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Các nhân vật đ−ợc phân biệt với nhau không chỉ dựa vào suy nghĩ, hành động mà còn biểu hiện cao độ ở ngôn ngữ của họ.

Nh− đã nói, những nhân vật trong Truyện Kiều đ−ợc chia thành nhiều nhóm có tác động ở mức độ khác nhau tới cuộc đời Kiều: Nhân vật phản diện đẩy Kiều vào cuộc đời ô nhục; nhân vật chính diện - trân trọng yêu th−ơng Kiều. ở mỗi tuyến nhân vật tác giả sử dụng bút pháp miêu tả khác nhau. Nhân vật chính diện, nhà thơ miêu tả theo lối lý t−ởng hóa truyền thống. Nhân vật phản diện, nhà thơ miêu tả theo h−ớng HTCN. Song, không vì thế mà trong cùng một tuyến, các nhân vật bị trộn lẫn vào nhau, trái lại chúng vẫn đ−ợc phân biệt với nhau trên ph−ơng diện ngôn ngữ.

Cùng hội cùng thuyền, cùng chung một bản chất buôn thịt bán ng−ời, nh−ng Mã Giám Sinh không thể bị nhầm là Sở Khanh vì ngôn ngữ của chúng khác

137

nhau. Mã Giám Sinh là một tên ma cô dắt gái, ngôn ngữ của hắn sặc mùi hôi tanh hơi đồng. Đứng tr−ớc vẻ đẹp của Kiều, hắn nghĩ ngay đến vàng, đến tiền:

“ Càng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng” “Một c−ời này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”

Khi mua Kiều, hắn “cò kè bớt một, thêm hai” và “đắn đo cân sức cân tài” rồi mới “ngã giá vàng ngoài bốn trăm”… Khi mua đ−ợc Kiều, những từ hắn dùng là “bẻ hoa”, “kém đâu”, “vốn”, “lời”, “miếng ngon”, “của trời”, "tiếc”, “tham”, "chơi hoa”, “mập mờ đánh lận con đen- Bao nhiêu cũngbấy nhiêu tiền mất chi”. Những từ ngữ mà hắn dùng đã lật tẩy cái mẽ ngoài tự x−ng là kẻ có học của hắn, đồng thời đánh bại cái cớ mua Kiều về làm lẽ. Trơ trẽn còn lại một tên mua thịt bán ng−ời, vừa dâm ô, vừa tham tiền đến bỉ ổi.

Sở Khanh cũng ra dáng là một “th− h−ơng”, nh−ng không giống nh− Mã Giám Sinh. Hắn đ−ợc Nguyễn Du đặt vào miệng l−ỡi ngôn ngữ của một kẻ “bạc tình nổi tiếng lầu xanh”. Nhận tiền của Tú Bà, hắn có nhiệm vụ thực hiện âm m−u của mụ để ép Kiều phải tiếp khách làng chơi. Khi gặp Kiều, hắn không ngần ngại buông ra một tràng những lời than tiếc cho cảnh ngộ của nàng. Rồi hắn ba hoa, khoác lác về tài “tháo cũi sổ lồng”, khoe khoang “có ngựa truy phong- Có tên d−ới tr−ớng vốn dòng kiện nhi”… đó là những lời nói trơn chu có kịch bản tr−ớc. Nh−ng hắn đã để lộ những lời lẽ tính toán của kẻ lừa gạt khi hành động của hắn là:

“ Thừa cơ lẻn b−ớc ra đi

Ba m−ơi sáu ch−ớc, ch−ớc gì là hơn”

Hắn đã chọn ch−ớc chuồn - ch−ớc của một kẻ tiểu nhân, hèn hạ, yếu thế. Cùng là những nhân vật nữ đày đoạ Kiều, nh−ng Hoạn Th− và Tú Bà lại không giống nhau. Mỗi ng−ời đ−ợc khắc họa cá tính qua ngôn ngữ riêng.

Tú Bà là một kẻ “buôn thịt bán ng−ời”, trong quan hệ với Kiều, mụ là chủ chứa khi đã về già hết duyên. Ngôn ngữ của mụ vừa tanh hôi mùi tiền vừa

138

là ngôn ngữ của một gái làng chơi dày dạn. Mụ rất ngon ngọt khi mới thấy Kiều, nh−ng cũng nổi cơn tam bành với những lời chửi mắng sa sả vào Kiều và Mã Giám Sinh. Rồi không ngại ngần buông ra những lời dụ dỗ ngon ngọt khi Kiều tự tử, làm Kiều cũng bị thuyết phục mà không quyết chết nữa. Có thể nói, trong các nhân vật phản diện, Tú Bà đ−ợc Nguyễn Du chú ý về ngôn ngữ nhiều hơn cả. Ngôn ngữ của mụ rất sinh động, cho thấy tính cách của một con ng−ời lắm chiêu, nhiều kế để có thể kiếm tiền trên thân xác của ng−ời phụ nữ. Đến Hoạn Th−, ngôn ngữ hoàn toàn mang màu sắc khác với Tú Bà. Điều này đ−ợc lý giải bằng nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Xuất thân trong một gia đình quý tộc phong kiến, Hoạn Th− đ−ợc giới thiệu là một ng−ời “Bề ngoài thơn thớt nói c−ời - mà trong nham hiểm giết ng−ời không dao”. Thật là một ng−ời khó l−ờng. Ngôn ngữ của mụ là ngôn ngữ của kẻ bề trên, luôn luôn làm chủ mọi tình thế. Ngay cả khi biết m−ời m−ơi rằng chồng có vợ bé, nh−ng khi nghe những kẻ ăn, ng−ời ở “bép xép” để tâng công, lập tức mụ có những lời bênh vực chồng “chồng tao nào phải nh− ai” và sẵn sàng “vả miệng, bẻ răng” những kẻ nhiều chuyện. Những lời nói đó của Hoạn th− không phải xuất phát từ tình yêu chồng. Mụ nói nh− vậy để che đậy cho cái thanh danh của gia đình, bảo vệ danh dự của chính mình chứ không phải là để bảo vệ chồng. Vì thế mới có cả một kế hoạch trả thù hoàn hảo. Bắt Kiều về nhà làm “Hoa nô”, giới thiệu với Thúc Sinh một “Hoa nô có đủ mọi tài”, bắt nàng phải hầu đàn, hầu r−ợu Thúc Sinh. Hai ng−ời gặp nhau trong tình thế bi kịch là niềm vui của Hoạn Th−: “Vui này đã bõ đau ngầm ngày x−a”. Đúng là một kẻ nham hiểm, miệng l−ỡi khó l−ờng. Bởi thế, sau này trong màn báo ân báo oán, Hoạn Th− đ−ợc Kiều tha tội cũng nhờ giọng điệu khôn ngoan. Gọi đến tên, Hoạn Th− mặt xanh nh− chàm đổ, nh−ng sau đó trấn tĩnh đ−ợc ngay để lý sự, bao biện cho bản thân:

“Rằng: Tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng ng−ời ta th−ờng tình…”

139

Vì “ Chồng chung ch−a dễ ai chiều cho ai”

ở các nhân vật khác, ngôn ngữ cũng đ−ợc cá thể hóa, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Ngôn ngữ Kim Trọng là ngôn ngữ ôn hòa thiếu cá tính của một nhân vật lý t−ởng. Từ Hải có ngôn ngữ mạnh mẽ, chắc nịch của một anh hùng “đội trời đạp đất ở đời”, ngôn ngữ của Mã Giám Sinh là ngôn ngữ của kẻ yếu đuối, bạc nh−ợc…Còn ngôn ngữ của Đạm Tiên, Tam Hợp đạo cô, Giác Duyên là ngôn ngữ của định mệnh.

Riêng ở Thúy Kiều, để phù hợp với tính cách đa dạng, ngôn ngữ của nàng cũng đa dạng về màu sắc thẩm mĩ. ở Kiều ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại đ−ợc Nguyễn Du khai thác triệt để. Sự kết hợp ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật, giúp nhân vật đ−ợc soi chiếu ở nhiều chiều khác nhau.

Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ đối thọai chiếm số l−ợng khá lớn, khoảng “1200 câu đối thoại trên tổng số 2354 câu thơ Kiều, chiếm 1/3 tỉ lệ tác phẩm”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)