Môi tr−ờng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 109 - 113)

3.1 .Vấn đề cốt truyện

3.2. Vấn đề nhân vật

3.2.1.1. Môi tr−ờng xã hội

Cốt truyện của Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của Thúy Kiều trong suốt 15 năm l−u lạc. Trong thời gian đó, cuộc đời Kiều có rất nhiều biến động do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội. Bên cạnh những mối quan hệ của nhân vật, thì không gian, thời gian đ−ợc tái hiện trong tác phẩm cũng cho ng−ời đọc hình dung về hoàn cảnh xã hội mà nhân vật đang sống, mọi sự việc đều đ−ợc diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Bởi vì thời gian, không gian trong tác phẩm cũng nh− trong thế giới khách quan, nó là tập hợp

104

của nhiều thời gian, không gian cá biệt, chúng liên hệ với nhau tạo thành nhịp độ chung của sự vận động đời sống.

Thời gian trong tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng là thời gian vật lý, mà nhiều khi nó đ−ợc nhìn qua tâm trạng của con ng−ời – thời gian tâm lý. Thế mới có kiểu đếm thời gian đặc biệt của nhân vật trữ tình trong ca dao nh− thế này:

“Tìm em đã tám hôm nay Hôm qua là tám, hôm nay là m−ời”

Trong Truyện Kiều, có lúc nhân vật cũng cảm thấy “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”, đó là thời gian của tâm trạng chứ không thể là thời gian của tự nhiên. Thời gian nh− thế không còn là đối t−ợng thẩm mỹ nữa mà đã mang ý nghĩa thi pháp, giúp chuyển tải tâm t− tình cảm của nhân vật và nội dung t− t−ởng của tác phẩm. Không ít nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu về thời gian của một tác phẩm văn học cũng vì lý do này.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã phát hiện trong Truyện Kiều có “thời gian định mệnh” và “thời gian sự kiện”. Nếu nh− “thời gian định mệnh” “phác ra cái khuynh h−ớng và các sự biến tất yếu sẽ xảy ra cho nhân vật” [19, 356] thì “thời gian của sự kiện” lại giúp tác giả nhìn nhân vật từ phía nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu h−ớng hành động của nhân vật, do vậy nhà văn có thể “bắt đ−ợc vào nhịp thời gian của cuộc sống thực tại” [19, 357]. “Thời gian sự kiện” trong Truyện Kiều có nhịp điệu đặc biệt - nhịp gấp khúc. Đó là thời gian chồng chéo, sự kiện này ch−a song sự kiện kia đã ập tới, gối lên nhau chồng chất ngay cả trong hạnh phúc cũng nh− trong tai họa. Vì thế nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng vội. Nhịp điệu thời gian ấy cho ta hình dung về tiến trình cuộc sống đầy những dang dở, không trọn vẹn, đồng thời tô đậm tính chất vô lý đến tàn nhẫn của xã hội.

105

Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề CNHT trong Truyện Kiều, ở góc độ hoàn cảnh xã hội đ−ợc cấu thành từ thời gian, không gian và các mối quan hệ xã hội của nhân vật, ta không chỉ xét đến thời gian nh− một yếu tố thi pháp với tác dụng của nó trong việc thể hiện đời sống tâm t− tình cảm nhân vật, mà phải xét nó trong t−ơng quan với hiện thực, để thấy thời gian đ−ợc tái hiện thuộc về xã hội nào? Nó có đảm bảo tính “lịch sử- cụ thể” của xã hội không?.

Nhìn chung, các truyện Nôm Việt Nam dù còn nhiều tính −ớc lệ, nh−ng đã b−ớc đầu v−ợt lên những công thức của các câu chuyện cổ để miêu tả cuộc sống của thực tại, thời gian hiện tại. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng vậy. Ông đã đ−a vào tác phẩm thời gian của “trăm năm trong cõi ng−ời ta”. Đây là thời gian thực tại của cõi ng−ời, chứ không phải là "ngày xửa ngày x−a” phiếm chỉ nh− trong những câu truyện cổ tích. Tuy nhiên khi giới thiệu những sự kiện diễn ra xoay quanh cuộc đời nhân vật, Nguyễn Du lại chỉ rõ là: “năm Gia Tĩnh triều Minh”, nhắc chúng ta nhớ về một triều đại Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam. Vẫn biết rằng: xã hội Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua những trình độ phát triển và những giai đoạn lịch sử nh− nhau, nên xã hội Truyện Kiều về cơ bản là xã hội Việt Nam, và đây chỉ là thủ pháp của Nguyễn Du nh−ng dẫu sao đó cũng là sự “vi phạm về tính cụ thể lịch sử” [14, 425].

Thời gian đã ảnh h−ởng rất lớn tới không gian của truyện. Không gian trong Truyện Kiều cũng giống nh− phần lớn các truyện Nôm khác, đều xuất hiện những địa danh ở Trung Quốc, phần lớn các sự kiện “đều xảy ra ở một đế đô, một triều đ−ờng, hay một dinh thự quý tộc” [15, 217]. Về không gian trong Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã liệt kê một loạt địa danh gắn với cuộc đời l−u lạc của Thúy Kiều, coi đó là “cái nền khách quan bề ngoài tạo nên cái không gian l−u lạc mênh mông mịt mù” [19, 340] của tác phẩm. Tác giả cũng nhấn mạnh: “Đó là không gian trung Quốc xa lạ và xa xôi” [19, 340]. Về điểm này, giáo s− Đặng Thanh Lê cũng cho rằng Truyện Kiều cũng nh− các truyện Nôm khác “chủ yếu xoay quanh môi tr−ờng đô thị”

106

[15, 217], ngay cả trong “tr−ờng hợp nhân vật có l−u lạc giang hồ thì cũng ít khi tác giả dừng chân lại ở các môi tr−ờng ruộng đồng, thôn xóm” [15, 217], nên ít tìm thấy không khí thuần túy dân dã trong tác phẩm. Đây là điều Nguyễn Du thực sự chịu ảnh h−ởng của quan điểm thẩm mỹ phong kiến. Quan điểm về sự sang hèn trong văn ch−ơng phong kiến đã đ−a các nhà thơ thiên về biểu hiện những loại môi tr−ờng tôn nghiêm, cao quý, đài các, quý tộc hơn là thể hiện những khung cảnh sinh hoạt bình dị thôn quê, phổ biến. Chính nó đã hạn chế Nguyễn Du đi vào những chi tiết cụ thể, sinh động khi miêu tả môi tr−ờng xã hội. Đành rằng, không ai có thể phủ nhận đ−ợc Truyện Kiều đã thể hiện một cách tài tình những tình cảm của con ng−ời Việt Nam, nh−ng những mặt cụ thể về phong tục, sinh hoạt, đất n−ớc Việt Nam ít đựơc tác giả chú ý đến. Ng−ời đọc không thể tìm thấy trong Truyện Kiều một môi tr−ờng sống nh− nó vốn có ở Việt Nam thời bấy giờ, lại càng không thể thấy đó nh− là “bộ bách khoa toàn th− của đời sống” nh− cách đánh giá tác phẩm Epghêni Ônêgin của Puskin. Bởi vì trong Epghêni Ônêgin, ng−ời đọc nhận thấy một bức tranh lớn về n−ớc Nga thời xa x−a mang đậm tính chất lịch sử cụ thể. Còn trong Truyện Kiều, bức tranh sinh hoạt rất hiếm. Ng−ời đọc có thể hình dung đ−ợc về chế độ phong kiến Việt Nam đ−ơng thời là mối thù địch của con ng−ời, nh−ng không thể nào có đ−ợc những hiểu biết cụ thể về phong tục, tập quán của xã hội Việt nam bấy giờ. Tất nhiên, không gian trong tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng là không gian vật lý, nó xuất hiện trong tác phẩm còn là không gian “nội cảm” (chữ dùng của Trần Đình Sử), nhờ thế ng−ời đọc có thể quên những địa danh xa lạ Trung Quốc mà nhập thân sống với nhân vật nh− đang ở Việt Nam. Song bảo rằng câu thơ “Lâm Tri đ−ờng bộ tháng chầy - Mà đ−ờng hải đạo sang ngay thì gần” là con đ−ờng từ Thăng Long vào kinh đô Huế mà các sĩ tử x−a th−ờng đi nh− Ngô Tất Tố đã miêu tả trong Lều chõng, hoặc liên t−ởng câu thơ “Long lanh đáy n−ớc in trời - Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” là cảnh của cố đô Huế, cảnh “cát vàng cồn nọ, bụi

107

hồng dặm kia” gợi kí ức về những cồn cát ở Quảng Bình thì có lẽ là sự liên t−ởng có tính áp đặt. Rõ ràng là môi tr−ờng cụ thể của câu chuyện d−ờng nh− không đ−ợc tác giả chú ý đến nhiều. “Nh− thế là do ph−ơng pháp sáng tác của Nguyễn Du, chứ không phải vì Truyện Kiều dựa vào một tác phẩm n−ớc ngoài, cũng không phải Nguyễn Du bị ràng buộc bởi thể loại” [14, 425].

Cũng có khi Nguyễn Du đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh cụ thể góp phần khắc họa tính cách và vận mệnh nhân vật. Chẳng hạn, Thúy Kiều bộc lộ rõ nhất bản chất trong sạch khi nàng phải vào lầu xanh, tài thao l−ợc của Từ Hải đ−ợc khắc họa trong giao tranh quyết liệt giữa trận tiền:

“Tử sinh liều giữa trận tiền Dạn dày cho biết gan liền t−ớng quân”

Song hoàn cảnh ấy ch−a cho phép đọc giả hiểu về những trận đánh thời trung đại nh− thế nào? Con ng−ời thời x−a đánh trận ra sao? Bởi vì CNHT đòi hỏi phải miêu tả trận đánh nh− một cái phông nền để làm nổi bật tính cách nhân vật. Không phải Nguyễn Du không thể miêu tả đ−ợc trận đánh một cách cụ thể, nên đây là vấn đề quan điểm sáng tác chứ không phải là vấn đề tài năng. Rõ ràng, thế giới quan phong kiến, quan điểm mỹ học phong kiến và bút pháp công thức −ớc lệ đã hạn chế Nguyễn Du trong việc trình bày những hoàn cảnh điển hình, những môi tr−ờng hoạt động cụ thể cho nhân vật. Khung cảnh xã hội trong Truyện Kiều chỉ đ−ợc miêu tả ở mức độ khái quát, ít có những chi tiết sinh động để tạo một môi tr−ờng điển hình cho nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)