2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí
2. 1 Giá trị về nội dung
2.2. Đặc điểm chung về nghệ thuật những tác phẩm du ký củaTùng
Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí
Sự dung hòa của tự sự và trữ tình trong mỗi tác phẩm kí
Ngay trong các tác phẩm văn học trung đại chúng ta đã bắt gặp có sự dung nạp nhiều thể loại trong tác phẩm ký hoặc truyền kì. Ở đó, các tác giả có thể sử dụng cùng lúc trong một tác phẩm văn xuôi tự sự, có sự xuất hiện của các thể văn khác nhƣ: Thơ trữ tình, câu đối, hát nói, khúc ngâm… Bƣớc sang thế kỷ XX, thể du ký từ một thể loại nằm ở vùng ngoại biên của nền văn học trung đại, đã dần phát triển và trở thành một thể loại trung tâm của văn học. Và bên cạnh những cách tân, du ký đầu thế kỷ vẫn tiếp tục mang những đặc trƣng nghệ thuật truyền thống. Đọc du ký trên Nam phong tạp chí nói chung và các tác phẩm Ký của Nguyễn Đôn Phục nói riêng, bạn đọc nhận thấy có sự kết hợp rất ăn ý nhuần nhuyễn của nhiều thể loại văn học khác nhau.
Về cơ bản các hình thức các bài ký của Tùng Vân đạo nhân đƣợc in ấn trên Nam Phong tạp chí, vẫn là hình thức văn xuôi tự nhƣng với sự khéo
léo của mình tác giả đã lồng ghép những bài thơ, những câu hát, những bài ca dao, tục ngữ… xen lẫn những đoạn văn tả cảnh hay bình luận. Hát nói, khúc ngâm, ca trù… là thể loại đƣợc ông sử dụng nhiều trong các tác phẩm của mình. Và một phần là những bài thơ là sản phẩm của việc tức cảnh mà ngụ tình phóng bút viết thành thơ.
Nhân buổi đi thăm làng Thƣợng Cát Tùng Vân đạo nhân không chỉ ghi chép một cách tỉ mỉ chỉ tiết về hành trình đầy thú vị bằng những đoạn văn dài. Buổi chiều các quan khách ghé qua nhà ông hội trƣởng đàm đạo và nghỉ ngơi, nhân đó chủ gia đã bày một tiệc ca thù tạc, để đáp lễ một cách long trọng và hòa đồng với dân chúng Tùng Vân đã thảo ra chín khổ hát nói. Đó là khúc hát nói có lời lẽ chân thực mộc mạc, quen thuộc bình dị với ngƣời dân nơi đây, tạo cho bài viết không chỉ sâu rộng về kiến thức mà còn đầy chất trữ tình ngọt ngào thấm nhuần phong vị dân gian. Đó là bài hát nói mà tác giả Tùng Vân gởi tặng ngƣời dân làng Thƣợng Cát trong Cuộc tham quan làng Thượng Cát. Lời của bài hát nói cứ ngân nga tha thiết đi vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời dân nơi đây cũng nhƣ những bạn đọc của mọi vùng miền và mọi thời đại.
“Xe quan phong dừng bánh cõi Quân Thần; ……….
Quán đồ thư mong thứ đệ thực hành.”
Bằng tài năng thơ phú của mình, ông có thể vận văn, vận thơ ở bất cứ nơi đâu. Khi thăm Bắc Ninh – một mảnh đất có thiên nhiên tƣơi đẹp, bề dày lịch sử và những truyền thống văn hóa khiến ngƣời ngây ngất nhƣ say đất, say trời, ôn lại lịch sử mảnh đất thân yêu này, nhân kết thúc câu chuyện lịch sử và đứng ngắm lại chiến trƣờng, ông đã phóng bút mấy vần hoài cổ trong Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh thể hiện tài năng
của mình cũng nhƣ thể hiện sự hiểu biết, lòng kinh trọng với những trang sử xƣa:
“ Quan Tiễu cầm thanh kiếm,
……….. Quạnh cõi bốn bên không.”
Với cá tính thích tìm hiểu, và phiêu du cùng thiên nhiên Tùng Vân trai đạo nhân không quản khó nhọc, không quản đƣờng khó mà vẫn hăm hở đi lên chợ trời. Ngắm cảnh nơi đây kí giả nhớ và ngâm lại bài thơ vịnh Chợ trời của cổ nhân:
“ Hóa công xây đắp biết bao đời,
………. Thử lên mặc cả một đôi lời”
Ngâm thơ, suy ngẫm, cảm nhận rồi bình giảng sau đó “Ký giả cũng nhân chắp nối mấy câu, đổi vần trời ra vàn chợ, thay thất ngôn ra ngũ ngôn, biến thể luật ra thể cổ, để kỉ niệm qua về sự lên chợ trời rằng”
“Te tái lên chợ trời,
……… Cho bõ công đi chợ.”
Với vốn từ phong phú, cách vận dụng từ ngữ linh hoạt khéo léo, ký giả đã vận thành bài thơ 10 câu (hai mƣơi dòng) không chỉ mô tả quang cảnh, mua bán bán không cần tiền của chợ trời mà còn gửi gắm vào đó niềm tự hào về tài năm thơ phú chữ nghĩa của mình.
Bên cạnh những bài thơ, ca trù, hát nói sáng tác còn là những bài thơ, bài vịnh đƣợc sƣu tầm ghi lại của các tác giả nổi tiếng nhƣ: khi nói lên lí do đi thăm quan thƣởng thức ngoại cảnh ở Tử Trầm sơn ông đã mƣợn hai câu thơ của Lý Thái Bạch để nêu nên cái lí do của mình vì cái cớ thi tứ
ngƣng sáp, con ma thơ bốc đồng lên thế giới, toàn nhờ có nén hƣơng u uất, bát nƣớc thanh kì, dịp sáo tiêu tao, tiếng đàn hòa dật:
“Hứng hàm lạc bút dao Ngũ Nhạc Thi thành tiếu ngạo lăng Thương Châu.”
Tác giả duy ký còn đọc, bình luận và dịch thơ cổ ra chữ quốc âm cho độc giả hiểu thấu đáo. Nhân cuộc đi quan phong làng Thƣợng Cát Tùng Vân lại mƣợn hai câu thơ của ông Lý Thái Bạch khi kinh qua Dĩ Kiều hoài cảm ông Trƣơng Tử Phòng khi xƣa mà đọc lên:
“Dã lai dĩ Kiều Thượng, Hoài cổ khâm anh phong, Thán tức thử nhân khứ, Tiêu điều Từ Tứ không?”
Và đƣợc tác giả bài kí dịch ra quốc âm:
“Ai về thăm đất Dĩ Kiều
Nhớ không những thói anh hòa thuở xưa Than ôi! Bóng hạc mây mờ,
Vắng tanh Từ Tứ bây giờ hỏi ai?”
Nhƣ vậy có thể nói, các tác phẩm du ký của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí vẫn giữ nét đặc trƣng nghệ thuật của văn chƣơng truyền thống, đó là sự dung nạp nhiều thể loại, thể tài văn học trong cùng một tác phẩm. Vì du ký là một dạng văn ghi chép trên đƣờng mà tác giả chính là ngƣời đi đƣờng thuật lại chuyện. Cho nên nó khá tự do về mặt thể loại, cho phép tác giả bên cạnh việc kể lại những điều mắt thấy tai nghe, còn có thể dừng lại suy tƣ, luận bàn bằng những ý thơ, những khúc hát, những bài ca dao… mà không hề ảnh hƣởng tới nội dung, tƣ
tƣởng câu chuyện đang kể. Thậm chí chính sự kết hợp giữa các thể loại ấy, đã đem tới sự hiệu quả cho các tác phẩm du ký, khiến cho những trang du ký vốn khô khan đƣợc trở nên sinh động và cuốn hút hơn.
Không gian - thời gian trong các tác phẩm du ký
Du ký với đặc trƣng là thể văn ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe của ngƣời đi, nên nó đòi hỏi cao ở tính khách quan, chính xác. Bởi vậy, yếu tố thời gian trong các tác phẩm đã đƣợc các nhà du ký chú ý, coi trọng. Nếu nhƣ thời gian trong các tác phẩm truyện ngắn, hay tiểu thuyết thƣờng là thời gian phiếm định, hƣ cấu, ngƣời viết tiểu thuyết không bắt buộc phải ghi rõ ngày tháng xảy ra câu chuyện, thì với các tác phẩm du ký điều ấy là ngƣợc lại. Thời gian trong du ký là thời gian thực, thời gian đƣợc xác định. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét hầu hết trong tám bài kí của Tùng Vân cụ thể chính là những phần đầu và phần tái bút cuối cùng của mỗi bài ký. Đến với bài Du Ngọc Tân ký chúng ta thấy ngay từ đầu bài viết Nguyễn Đôn Phục đã viết chính xác tỉ mỉ giờ ngày và năm: “Ba giờ
chiều ngày 30 tháng Mạnh Xuân năm Nhâm Tuất”… và đến cuối tác giả
nhắc lại: “Khải Định thất niên, Trọng Xuân, Nhâm Tuất, Tùng Vân Trai
chủ nhân ký” hoặc mở đầu bài Cuộc đi tham quan làng Thượng Cát ông
ghi rõ: “Hiệu Khải Định, năm Nhâm Tuất, ngày mồng mười tháng sáu An
Nam (tức 10 Aout 1922)” hay “Nam lịch năm Khải Định thứ mười, ngày
mồng 6 tháng ba”(Cuộc đi chơi Sài Sơn)…
Việc ghi lại chính xác thời gian diễn ra các câu chuyện, sự kiện, khiến cho câu chuyện của nhà du ký trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn, nó cũng cho thấy thái độ tôn trọng của ngƣời viết đối với độc giả. Cũng chính đặc điểm này khiến ngƣời ta thấy nó gần gũi với với thể loại phóng sự và là một nhân tố góp phần lên sức sống lâu bền của mỗi bài kí.
Cũng giống nhƣ thời gian, không gian trong du ký là không gian thực, không gian mang tính địa lý. Việc xác định rõ các nơi chốn, địa điểm khiến cho sự chân thực của các tác phẩm du ký càng đƣợc nâng cao. Trong các bài du ký, ở mỗi nơi dừng chân, tác giả Tùng Vân luôn ghi lại thật chính xác địa điểm, tên từng vùng miền. Bằng cách ấy, cho phép ngƣời đọc có sự hình dung cụ thể về các danh thắng, các vùng miền văn hóa. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh, thì ngƣời xƣa viết và đọc du ký là một cách cảm nhận về không gian. Ở đây, có thể là không gian nhỏ hẹp của một địa danh, một di tích, một làng quê, cũng có thể là không gian rộng lớn của cả một vùng miền, một đất nƣớc. Theo chân Nguyễn Đôn Phục ta nhƣ đƣợc thƣởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, con ngƣời ở Bến Ngạc trong Du Ngọc Tân ký
Từ những cái tên, những địa danh ấy, ngƣời viết du ký còn giới thiệu cho bạn đọc biết tới những không gian văn hóa, không gian sinh hoạt trong và ngoài nƣớc. Đó là không gian hội hát quan họ trong Cuộc đi chơi
năm tầng núi của tác giả Tùng Vân,, là không gian văn hóa của ngƣời Ai
Lao trong Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến, là không gian sinh hoạt của ngƣời Thổ, ngƣời Mán trong Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang
của tác giả Nguyễn Văn Bân…
Nhƣ vậy, nhằm nâng cao tính xác thực cho những điều mắt thấy tai nghe, các tác giả du ký đã luôn ý thức trong việc ghi lại không gian và thời gian một cách cụ thể, rõ ràng trong các tác phẩm của mình. Thời gian có tác dụng xâu chuỗi các sự kiện, còn không gian thì chắp nối các địa danh. Có thể nói kiểu thời gian - không gian thực, chính là một đặc trƣng nghệ thuật của thể du ký nói riêng, thể loại ký nói chung.
Kết cấu trong các tác phẩm du ký
Khảo sát du ký trên Nam Phong tạp chí, ta dễ nhận thấy sự cố gắng của các nhà văn trong việc xây dựng kết cấu chuyện nói chung và trƣờng
hợp Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục nói riêng. Các bài du ký của ông không chỉ dừng lại ở thuật việc, thuật ngƣời, không chỉ là việc giới thiệu các mốc thời gian, các nơi chốn, địa danh… mà trong đó các tác giả đã khéo léo trích dẫn những dữ liệu về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán.
Trong Cuộc đi chơi năm tầng núi, khi dừng chân ở mỗi tầng núi, ngoài việc giới thiệu về vị trí, phong cảnh, nhà văn luôn dừng lại kể về những những nét văn hóa đặc trƣng, hay những câu chuyện lịch sử, những sự tích, có liên quan tới nơi ấy. Khi tới tầng núi thứ nhất ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh), tác giả dừng lại giới thiệu về hội hát quan họ, với lịch sử, cách thức, ý nghĩa của nó. Tới núi Bát Vạn, nơi trƣớc kia ông Triệu Đà từng đóng quân ở đây, vậy là nhà văn lại kể lại cho bạn đọc câu chuyện về Triệu Đà, về vua An Dƣơng Vƣơng. Câu chuyện lịch sử ấy càng hay và hấp dẫn hơn nữa bởi những lời bình và những quan điểm đánh giá rất sắc sảo của tác giả bài kí.
Để cho câu chuyện không tạo ra cảm giác nhàm chán, khô khan Tùng Vân trai đạo nhân các còn luôn lồng ghép vào đó những bài thơ, bài hát nói do mình sáng tác nhƣ trong bài Du Tử Trầm sơn kí; Cuộc đi chơi
ở Sài Sơn; hoặc Lời cảm cựu mấy ngày chơi Bắc Ninh, những khúc ngâm,
khúc ca trù, những câu ca dao, những câu Kiều quen thuộc xuất hiện trong đà đặc trong các bài: Du Tử Trầm sơn kí; Cuộc đi chơi ở Sài Sơn;
Du Ngọc Tân kí. Nhờ đó mà những câu chuyện ấy luôn tạo nên sự mới
mẻ, hấp dẫn lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc.
Bên cạnh đó, trong lúc thuật chuyện, đôi khi các tác giả vẫn có thể dừng lại để hồi tƣởng, kể chuyện quá khứ mà không hề ảnh hƣởng gì tới diễn biến cốt truyện. Trong Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh, tác giả Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục đã dành những trang văn để hoài niệm về thủa ấu thơ của mình. Đó là những tâm sự rất chân thành về chính một
quãng đời của nhà văn: “ Ký giả tuổi ấu thơ, gặp ngay buổi loạn ly… Ký giả bấy giờ tuổi mới lên năm lên sáu lên bảy, thân mẫu với một người thứ mẫu thường phải ẵm, phải dắt ở trên tay, khi chạy đêm chạy ngày, khi ở đây ở đó, khi chui vào bụi rậm, khi lội qua đồng sâu, khi lẽo đẽo ở dọc
đường, khi xông pha trên bãi cát…”. Không chỉ gửi gắm vào đó những
nỗi nhớ về quá khứ mà còn gửi gắm vào đó yếu tố tình cảm trong lời tâm sự, lời thổ lộ tình yêu của tác giả với mảnh đất Bắc Ninh yêu thƣơng: “ Nhưng thế nào mặc dầu, cái cảm tình của tôi đối với tỉnh Bắc Ninh, trăm năm nghìn năm vẫn như một ngày. Vì cái lịch sử tổ tiên tôi, phụ huynh tôi là lịch sử tỉnh Bắc Ninh, mà cái lịch sử thiếu thời của tôi cũng là tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh là một cố nhân của tôi. Cố nhân! Cố nhân! Cố nhân đã mấy khi dễ bàn hoàn! Nay tôi cầm bút thảo ra trang văn này chẳng qua là muốn nói chuyện với cố nhân của tôi, dở dói những câu chuyện cũ càng, để cầu lấy chút thú vị riêng”.
Nhƣ vậy, kết cấu của du ký tuy đơn giản, nhƣng các tác giả vẫn có những cách xử lý khéo léo, tinh tế giúp cho những bài du ký không chỉ bớt đơn điệu mà còn dung chứa nhiều giá trị khác ngoài giá trị văn học nhƣ: địa lý, lịch sử, kiến trúc, văn hóa truyền thống…
Cái tôi của chủ thể kể chuyện của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục.
Nhƣ chúng ta đã biết, Ngƣời kể chuyện thƣờng đƣợc phân ra theo hai ngôi kể chính. Đó là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ở mỗi ngôi kể khác nhau lại có những điểm thú vị không giống nhau. Nếu nhƣ ngôi kể thứ ba là ngôi kể phổ biến trong các tác phẩm truyện và tạo ra cái nhìn đa chiều thì ngôi kể thứ nhất có ƣu thế trong việc tạo độ tin cậy cho tác phẩm. Họ không chỉ là ngƣời dẫn dắt câu chuyện mà còn là ngƣời tham gia trực tiếp vào diễn biến của cốt truyện, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của truyện. “Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý ngôn ngữ, hay lập trường xã
hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”.
Với đặc trƣng của thể kí nói chung và những tác phẩm kí của Tùng Vân nói riêng, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Và cũng chỉ có một ngƣời kể chuyện duy nhất, đó chính là tác giả. Trong các tác phẩm ấy, Nguyễn Đôn Phục - ngƣời kể chuyện luôn tự xƣng là “tôi”, “chúng tôi”,
“Tùng Vân trai đạo nhân” hoặc là “ký giả”. Các tác phẩm của ông là
những câu chuyện có thật, là những chuyến du lịch, những cuộc hành trình của ông với những văn nhân ƣa thú vui ngao du ngắm sơn thủy hữu tình. Bởi vậy, toàn bộ câu chuyện sẽ đƣợc nhìn nhận và đánh giá qua con mắt của chính kí giả Nguyễn Đôn Phục.
Tôn trọng đặc trƣng của thể loại kí là viết những gì mắt thấy, tai nghe, tay tiếp xúc để tạo ra những giá trị chân thực cho những bài ký, điều này khiến bắt buộc tác giả phải tôn trọng yếu tố khách quan. Đó là toàn bộ những sự kiện, những điều mắt thấy tai nghe đƣợc tác giả trần thuật lại.