2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí
3.1. Đôi nét về tiểu sử củaTùng Vân Nguyễn Đôn Phục
Chƣa có một nhà văn, nhà báo hay nhà nghiên cứu nào có những bài viết, nghiên cứu sâu sắc về Nguyễn Đôn Phục, nên trong khi tiến hành đề tài chúng tôi đã gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tìm tài liệu về tiểu sử, trích ngang của tác giả. Tuy nhiên, dựa trên những bài du kí và quá trình tìm hiểu chúng tôi cũng có thể dựng lại một Nguyễn Đôn Phục đầy đủ nhất có thể.
Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ 20 do nhóm Trịnh Bá Đĩnh - Cao Kim Lan – Tôn Thảo Miên – Nguyễn Hữu Sơn biên soạn đã sƣu tầm toàn bộ những bài kí của Tùng Vân từ trang 266 đến trang 401, và trƣớc đó có trích ngang lí lịch: Nguyễn Đôn Phục (1878 – 1954) Nhà báo, nhà văn, tự Hy Cán hiệu là Tùng Vân, nguyên quán ở Thanh Hóa, sau rời ra làng Uy Nỗ Thƣợng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, vì bố làm Tri phủ miền Trung, Nguyễn Đôn Phục phải học chữ quốc ngữ ở nhà với mẹ. Sau vụ án giết hại vua Hiệp Hòa
(năm 1883), ngƣời bố từ quan trở về làng mở trƣờng dạy học chữ Hán, lúc đó ông mới bắt đầu theo học chữ Hán. Năm 1900 đi thi Hƣơng ở Nam Định nhƣng chỉ làm bài thứ nhất rồi bỏ. Sau đó đƣợc gửi ra La Đình ở Hà Đông để học tiếp. Năm 1906 lại tiếp tục đi thi và đậu Tú tài. Từ đó trở thành cây bút đắc lực của tạp chí Nam Phong.
Trong thực tế, tiểu sử về Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục chƣa đƣợc kĩ lƣỡng nhƣng các tác giả trên dựng lên nhƣ vậy là điểm qua những nét chính nhất. Dựa trên một số tài liệu chúng tôi dựng lại một Nguyễn Đôn Phục đầy đủ chi tiết nhất có thể, từ năm sinh năm mất, con đƣờng sự nghiệp, con ngƣời của ông. Tuy nhiên có chi tiết về quê quán thì thật khó thống nhất bởi có nhiều tài liệu nói khác nhau. Có lẽ, đó là do Nguyễn Đôn Phục chƣa đƣợc trú trọng nghiên cứu sâu và do việc ông có sinh ra trên một miền quê nhƣng lại sống ở nhiều miền quê khác nhau.
Nguyễn Đôn Phục sinh năm 1978 mất 1954, nguyên quán Thanh Hóa nhƣng có một số tài liệu cho rằng ông là ngƣời sinh ra tại làng Uy Nỗ thƣợng Tổng Cầu – Từ Sơn – Bắc Ninh sau này đƣợc sát nhập vào Đông Anh trong một gia đình nhà nho, có nhiều ngƣời làm quan. Đặc biệt, cha Nguyễn Đôn Phục đã từng giữ chức vụ tri phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Trong khoảng thời gian cha đi làm ăn xa Nguyễn Đôn Phục sống ở nhà với ngƣời mẹ hiền hậu mẫu mực. Sau vụ án vua Hiệp Hòa bị giết hại, cha từ chức về quê sống ẩn dật nhƣ những nhà tri thức đƣơng thời, dạy học. Năm 1883, lớp học của ông đồ nho làng ngày càng đông có quy mô gần nhƣ trƣờng học. Trong số học trò đông ấy có một trò ngang tàng bƣớng bỉnh rất đặc biệt, đó là Nguyễn Đôn Phục. Nhƣ vậy ông bắt đầu học vào năm 6 tuổi.
Năm 1900, Nam Định mở khoa thi hƣơng, Nguyễn Đôn Phục cũng khăn gói đèn sách lên đƣờng, nhƣng mới chỉ làm đƣợc bài thi thứ nhất đã
bỏ thi về với lí do đề thi ra không đúng với ý học của ông. Đó là một hành động cử chỉ hết sức ngang tàng, bƣớng bỉnh khiến cho ông đồ nho thân sinh vô cùng bực tức. Cụ đã bắt Nguyễn Đôn Phục phải đến La Đình, thuộc Hà Đông (cũ) trông nom nhà cửa sớm biết lo liệu bản thân, bớt tính ham chơi. Đúng nhƣ hƣớng giáo dục và niềm mong đợi của cụ, Nguyễn Đôn Phục rất chăm chỉ làm ăn, quán xuyến công việc trở thành điền chủ và đặc biệt không quên nhiệm vụ đèn sách, ông đã thu nạp một số học trò lập một trƣờng học để dạy dỗ đồng thời cũng ngày đêm rèn luyện bản thân chờ đến khoa thi. Khoa thi đã đến, ông đi thi và đỗ đạt nhƣ gia đình mong đợi.
Yếu tố thời đại, vẻ đẹp của quê hƣơng, gia đình bạn bè đã tác động mạnh tới con ngƣời những suy nghĩ của tác giả. Những điều này đƣợc ông tâm sự trong những bài ký của mình. Những bài kí của Nguyễn Đôn Phục chính là những bài viết trải lòng của tác giả. Qua những bài kí ấy chúng ta không chỉ có những phút giây trải nghiệm đó đây cùng bƣớc chân của tác giả mà còn hiểu đƣợc cả thời đại lúc bấy giờ và những gì diễn ra xung quanh, hiểu đƣợc gia đình bản quán và những ý nguyện tâm tƣ con ngƣời của tác giả.
Sau khi đỗ ông tiếp tục sự nghiệp dạy chữ nho cho những học trò của mình đến khi Nam Phong tạp chí ra đời đƣợc hơn một năm ông bắt đầu cộng tác nhiệt tình tâm huyết không mệt mỏi đến tận số báo chót năm 1934. Tên tuổi Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục xuất hiện dày đặc trên các tiểu mục: Dịch, Đoản thiên tiểu thuyết, Thơ, Văn uyển và Hài văn. Ông trở thành cây bút cốt cán làm nên sự thành công của NamPhong tạp chí.