Sự nghiệp củaTùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên NamPhong tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 42 - 45)

2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí

3.3. Sự nghiệp củaTùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên NamPhong tạp chí

Sau khi khảo sát tìm tòi trên từng số báo chúng tôi phân loại chia sự nghiệp của ông thành hai mảng lớn: dịch thuật, khảo cứu và sáng tác. Ở trong tiểu mục này chúng tôi chỉ giới thiệu ngắn gọn khái quát mang tính điểm danh còn phần khảo lại và nghiên cứu tỉ mỉ chúng tôi sẽ dành để thực hiện chi tiết kĩ lƣỡng ở chƣơng II của luận văn.

Về sự nghiệp dịch thuật và khảo cứu: Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là ngƣời dịch khá nhiều trên Nam Phong tạp chí. Ông đã dịch những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc và những tác phẩm văn học cổ của ta.

Chúng tôi đã tìm hiểu và sắp xếp những tác phẩm dịch của ông vào Nhóm một: Những tác phẩm nổi tiếng thuộc cửa Khổng sân Trình cùng với đồng sự Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến; Nhóm hai: Dịch Tiểu thuyết, Đoản thiên tiểu thuyết; Nhóm ba: Dịch, bàn về các nhân vật nƣớc Tàu; Nhóm bốn: Dịch thơ ca cổ. Bên cạnh dịch thuật là khảo cứu, Nguyễn Đôn Phục khảo một số vấn đề thuộc về văn hóa dân gian nhƣ ca trù – một nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc; thuộc về văn học nhƣ: Khảo cứu về hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều - một kiệt tác trở thành quốc hồn quốc túy dân tộc của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và khảo bàn về một số nhân vật nổi tiếng ở nƣớc Tàu. Ở mỗi lĩnh vực ông lại có những thành công riêng nhất định.

Về sự nghiệp sáng tác: Tùng Vân xuất hiện chủ yếu với những bài kí và những câu truyện nhỏ trong tiểu mục Hài văn. Những bài kí của ông rất độc đáo về hình thức, kết cấu, ngôn ngữ qua đó ta biết thêm đƣợc nhiều kiến thức giá trị nhƣ lịch sử, địa lí, những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Với tám bài kí, Tùng Vân đã góp phần làm nên diện mạo của thể kí trên Nam Phong tạp chí phong phú đa dạng hơn.

Tiểu kết

Nhƣ vậy trong chƣơng một chúng tôi đã đi vào tìm hiểu những nét chính về thời đại cũng nhƣ tiểu sử con ngƣời, những quan niệm và sự nghiệp của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí để có cái nhìn đánh giá toàn diện khái quát nhất về tác giả. Mặc dù giống những tác giả khác thuộc lực lƣợng trƣớc tác trên Nam Phong nhƣ: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Trác và bất cứ nhà nho nào khác nhƣng ông vẫn có điểm riêng biệt vì ngoài những công trình dịch, biên khảo nổi tiếng ông còn có những bài tác phẩm nghệ thuật đích thực đƣợc sáng tác bằng chính sự rung cảm con tim, những suy nghĩ trong khối óc và trăn trở trong cuộc

sống của tác giả. Sự nghiệp của ông cũng vì thế mà phong phú đa dạng hơn. Nguyễn Đôn Phục giữ một vai trò vị trí quan trọng trong việc góp phần làm nên diện mạo và danh tiếng cho tờ Nam Phong.

CHƢƠNG II

SỰ NGHIỆP DỊCH THUẬT VÀ BIÊN KHẢO CỦA TÙNG VÂN

NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ

Trong chƣơng I của luận văn, chúng tôi đã điểm qua sự nghiệp của Nguyễn Đôn Phục. Ông là ngƣời đa tài am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực nhƣ: Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, nên ông có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Dịch thuật, biên khảo và sáng tác. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành công nhất định, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc

Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên, dịch thuật và biên khảo vẫn chiếm phần

lớn hơn cả trong sự nghiệp của ông. Chính vì thế, sự nghiệp dịch thuật, biên khảo của Tùng Vân sẽ là đối tƣợng khảo lại, nghiên cứu và trình bày của chúng tôi trong toàn bộ chƣơng II của Luận văn. Vì ở mỗi mảng ông lại có những thành tựu khác nhau nên ngƣời viết luận văn sẽ đƣa mỗi mảng là một tiểu mục nghiên cứu.

Trƣớc khi tìm hiểu mảng dịch thuật của Tùng Vân trên tờ báo này, ngƣời viết điểm qua đôi nét về ý thức dịch thuật của giai đoạn đƣơng thời nói chung và tình hình dịch thuật chung trên Nam Phong tạp chí để ngƣời đọc có cái nhìn toàn cảnh về dịch thuật đồng thời thấy đƣợc giá trị to lớn của những bản dịch của tác giả mà chúng tôi dày công khảo lại, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)