2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí
1. Đôi nét về tình hình dịch thuật trên NamPhong tạp chí
Biên dịch đến thời Nam Phong không còn mới mẻ. Ngay trong ngành giới báo trƣớc đó tờ Gia Định báo (13.1.1981) và Nông cổ mín đàm
(1901) ở Sài Gòn cũng đã làm công việc dịch thuật và giới thiệu văn học ngoại quốc vào trong nƣớc ta. Nhƣng chủ yếu là những tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa. Đến Đông Dương tạp chí đã có sự biến đổi phong phú hơn, Nguyễn Văn Vĩnh là cây bút đắc lực và khởi nguồn cho phong trào dịch văn học phƣơng Tây. Ông dịch rất các tác phẩm nổi tiếng của
các nhà văn phƣơng Tây nhƣ: Truyện ngụ ngôn LaFonte, Trưởng giả học
làm sang của Moliere và văn chƣơng tiểu thuyết Tàu. Và ngay sau đó tờ
báo Hữu Thanh cũng ra đời, tờ báo này có rất nhiều tác phẩm giá trị,
trong đó có cả những tác phẩm sáng tác, và một phần lớn những tác phẩm dịch thuật điều đó cho thấy tình hình dịch văn chƣơng ngoại quốc đã xuất hiện trên văn đàn nƣớc ta đầu của thế kỉ 20 một cách dày đặc. Tuy nhiên, các tác phẩm trên những tạp chí này không có những lời giới thiệu và mục đích dịch hoặc xuất xứ của văn bản dịch.
Đến với Nam Phong tạp chí, một điểm khác biệt lớn đó là những tác phẩm dịch trên Nam Phong tạp chí không đơn thuần là dịch mà còn là giới thiệu các tác phẩm văn chƣơng nƣớc ngoài. Ở giai đoạn giao thời giữa cái mới và cái cũ, thay hình thức chữ Nho bằng chữ quốc ngữ hay nói khác đi đó là giai đoạn đang xây dựng cho đất nƣớc một nền quốc văn mới, các dịch giả trên Nam Phong luôn canh cánh bên mình một mục đích dịch rất rõ ràng, đó là định hƣớng cho các văn sĩ nƣớc ta đọc văn chƣơng nƣớc ngoài để mà biết cách học theo cách viết, biết sáng tạo ra những tác phẩm của riêng mình, điều này đƣợc thể hiện qua những dòng chữ viết trƣớc mỗi truyện dịch. Trong một bài báo Phạm Quỳnh cũng đã từng phát biểu thành lời chủ trƣơng: “Trong sự kén chọn những tiểu thuyết Tây để dịch, chúng tôi rất chú ý nhất một điều là chọn những sách văn chương hay, nghĩa truyện cao, kết cấu khéo léo, khá, lấy cái nền cho tiểu thuyết ta
sau này….” Bên cạnh việc kêu gọi các văn sĩ học tập theo lối văn Tây văn
Tàu để xây dựng nền quốc văn nhƣng Thƣợng Chi Phạm Quỳnh cũng luôn nhắc nhở phải giữ cái cốt là của dân tộc ta. Trong bài “Tiếng An
Nam có cần phải hợp nhất không?” ông nói: “Trong khi bắt chước văn
Tây hay phỏng theo văn Tàu, phải cố giữ lấy cái quốc túy của mình, nghĩa là cái phần tinh hoa đặc biệt của mình. Theo người là theo cái thể
thức hay phương pháp khéo của người, không phải là bỏ cái hồn của
mình đi chuốc lấy cái hồn của người đâu”. Mục đích giúp cho những nhà
văn của chúng ta “bắt chƣớc” văn học Tây Tàu để viết cho nền văn học nƣớc nhà những tác phẩm riêng của các nhà dịch thuật cũng nhƣ Thƣợng Chi đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kể, từ đó đã xuất hiện hình thành một nền văn học dịch giúp cho nhân dân chúng ta có điều kiện thƣởng thức, học tập và hòa chung vào nền văn chƣơng của thế giới. Bên cạnh dòng dịch thuật cũng đã có xuất hiện những tác phẩm truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của chúng ta. Tuy những những đứa con tinh thần đầu tiên chƣa đƣợc hay và trọn vẹn cho lắm nhƣng chúng ta cần có thái độ nâng niu trân trọng vì đó là mốc đầu tiên đánh dấu nền văn học của dân tộc ta có sự biến đổi hay nói khác đi đó là những tài sản của riêng chúng ta chứ không phải là vay mƣợn, đồng thời có ý nghĩa cổ động cho những phong trào viết văn sau này để hái lƣợm đƣợc những thành công rực rỡ nhƣ ngày nay.
Phải nói rằng từ bắt đầu từ ngày Nam Phong hình thành cho đến ngày từ giã bạn đọc số lƣợng bài dịch khá phong phú đa dạng về thể loại cũng nhƣ nguồn gốc của các tác phẩm dịch. Chỉ tính từ ngày đầu năm 1917 đến số 179 năm 1934 có khoảng hơn 200 tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc dịch và in trên tạpchí Nam Phong. Theo Nguyễn Khắc Xuyên tác giả của cuốn “Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong” rằng các tác phẩm đƣợc dịch ra chủ yếu có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc và Pháp văn nhƣng số lƣợng tác phẩm dịch ra từ Pháp văn chiếm phần lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi chủ chƣơng ban đầu của tờ báo là tuyên truyền giúp ích cho Pháp, càng về sau này với sự khéo léo của Phạm Quỳnh đã kéo tờ báo gần gũi và phục vụ cho nhân dân ta, đồng thời hình thành nền Quốc văn cho dân tộc. Nam Phong đã xuất hiện những tác
phẩm nổi tiếng trên thế giới nhƣ Chú lái buôn ở thành Venise của Shakespeare, tiểu thuyết Trường học của tôi của Rabinđranat Tagor…. Thơ của Đỗ Phủ, Lí Bạch, Đào Tiềm…. dịch Pháp văn có Thƣợng Chi, Tùng Toàn, Bùi Huy Cƣờng… Hán văn có: Ngạc Đình, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Đồ Nam, Mai Khê, Nguyễn Trọng Thuật, Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng… nhờ lực lƣợng biên dịch đông đảo nhƣ vậy mà ngƣời dân chúng ta có cơ hội đƣợc tiếp thu với nền văn học ngoại quốc rất phong phú và đa dạng.
Nhìn chung, trong suốt thời gian tồn tại, các văn sĩ của ta đã dày công vun đắp cho mảng dịch thuật. Các tác phẩm dịch từ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng chủ yếu nhất vẫn là văn học Trung Quốc và văn học Pháp. Điều này dễ đƣợc lí giải bởi mối quan hệ lâu đời của chúng ta với đất nƣớc Trung Quốc. Văn học Pháp đƣợc dịch chiếm số lớn trên Nam Phong
cũng xuất phát từ chủ đích sáng lập tờ báo của ngƣời Pháp. Ngoài ra còn có văn học Anh. Điểm trên mặt báo thì mỗi số báo ra ít nhất có một tác phẩm dịch đều đặn. Điều đó đã minh chứng cho sự bền bỉ của đội ngũ dịch thuật trên tờ báo có tiếng này.
Ngoài mục đích Nam Phong tạp chí muốn hƣớng chúng ta hòa nhập, với văn học thế giới nói chung và văn học phƣơng Tây nói riêng, đặc biệt là Pháp còn có mục đích giúp cho ngƣời đọc của chúng ta mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết những tinh hoa của văn học Pháp và văn học cổ điển Trung Quốc. Nhƣ vậy, Nam Phong nhƣ một nhịp cầu nhỏ nối liền chúng ta với nền văn chƣơng nghệ thuật của các nƣớc bạn trên thế giới. Từ đó, ta xây dựng nền văn học mới trong nƣớc dựa trên cơ sở tham khảo học tập văn học nƣớc ngoài. Đó cũng là một con đƣờng nằm trong mục đích “Thổ nạp Á- Âu” của NamPhong, thúc đẩy nền văn học trong nƣớc. Nói
tóm lại, mảng văn học dịch trên tờ báo phát triển rất đều và nở rộ đóng một vai trò quan trọng trong những ngày đầu xây dựng một nền văn học mới cho nƣớc nhà.