Khảo cứu về hát ca trù dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 69 - 72)

2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí

3. Khảo cứu của Nguyễn Đôn phục trên NamPhong tạp chí

3.1 Khảo cứu về hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

3.1.2 Khảo cứu về hát ca trù dân tộc

Ca trù là một môn nghệ thuật do cha ông ta sáng tạo ra từ rất lâu, có thể nói, đó là tài sản quý giá chỉ riêng dân tộc ta mới có, ca trù phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của những ngƣời dân miền quê thanh bình yên ả. Khoảng thời gian 1917 – 1934, Ca trù là món ăn tinh thần, là tiết mục văn nghệ không thể thiếu trong những dịp sinh hoạt tập thể, những dịp hội hè đình đám. Nhƣng để có những bài nghiên cứu, biên khảo một cách tỉ mỉ, bài bản về ca trù quả thực còn rất hiếm. Ngƣời ta chỉ biết học nhau mà hát, cùng nhau thƣởng thức. Lịch sử ra đời cũng nhƣ cách hát, cách chơi theo kiểu nghiên cứu và sƣu tầm thì quả thực ít ngƣời quan tâm và biết đến. Nguyễn Đôn Phục là một trong những ngƣời tiên phong rất quan tâm và

dày công nghiên cứu ca trù. Điều này đƣợc minh chứng bởi bài viết:

“Khảo luận về cuộc hát ả đào” đƣợc in trên Nam Phong tạp chí số 70,

năm 1923. Bài khảo đã cho bạn đọc, những nghệ nhân hát ả đào thời điểm lúc bấy giờ và thế hệ của chúng ta ngày nay biết đƣợc những kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết về nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Với 24 trang báo, Tùng Vân giúp chúng ta biết lịch sử nguồn gốc của hát ả đào từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, đồng thời ông cũng nhấn mạnh tính truyền khẩu – một phƣơng thức tồn tại đặc thù của loại hình nghệ thuật độc đáo này, sau đó nhà văn giới thiệu lần lƣợt những nàn điệu khác nhau trong hát ả đào khiến ngƣời thƣởng thức mê đắm, càng nghe càng ngấm, càng thấm, nghe mãi không chán, mỗi lần nghe là một lần thƣởng thức những ý vị mới mẻ khác nhau mặc dù lối hát vẫn quen thuộc... Tiếp đến Tùng Vân đi vào khảo kĩ lƣỡng từng phần trong nhƣ: đọc thơ, đọc phú, cách dịp ba cung bắc, trừ khi, cung huỳnh, đại thạch, du hăm, hát truyện, hà nam, hà vị, hà liễu...cách thổng lăm cung, và những cách thức: Cách bỏ bộ, cách dánh đồng thiếc, cách bợm gái say, bợm gái tỉnh, cách múa bài bông, cách loan mai hồng hạnh... Tiếp đến tác giả đi sâu vào trình bày luật, nề lối hát ả đào đồng thời ông có những nhận định đánh giá những nghệ sĩ nhà hát, phân loại những cô ả đào: Có những cô thuần thục trong giáo ngoài phƣờng đứng đắn, đƣợc theo học niêm lối luật từ khi còn nhỏ tuổi, bên cạnh đó còn có những cô đào giả danh chữ nghĩa chƣa tỏ, học mót đƣợc năm câu ba vần mà đối đáp mà thể hiện. Sau khi khảo về mọi mặt của hát ả đào, ngƣời viết đi vào so sánh đối chiếu, tìm ra sự khác biệt cơ bản chính là sự đi xuống của nét đẹp văn hóa hát ả đào. Sự đi xuống này có nguyên nhân sâu sắc từ hai nguyên nhân chính đó là: Đối tƣợng thƣởng thức và những cô đào. Nếu nhƣ xƣa:

khái, cao thượng phong lưu. Xem những bài hát cổ của các cụ ngày xưa truyền lại ở trong nhạc phủ thời biết, bởi cuộc chơi ả đào là cuộc chơi cao nhã thanh cao, những người không đủ tính tình, không đủ văn chương, không đủ cái tư cách giao thiệp với cô đào, giao thiệp với bè

bạn, không thường chơi về cuộc ấy....” thì nay: “ Ông viên quan hình như

ăn phải bùa thanh sắc, các cô đào cũng như làm tôi tớ cho đồng tiền; cho nên làng chơi ấy thường xuất hiện những cô đào giả danh (...) Các cô đào non ngày nay thì hình như thoái bộ,lối hát đã không học tập bằng người trước, hát thì quanh đi quẩn lại có mấy bài, nghe đã quen tai.... giọng hát

pha lối thời trang, nghe ra vẻ bát ngát,có màu lẳng lơ..” do đối tƣợng

thƣởng thức và ngƣời diễn xƣớng khác nên cũng thay đổi lối hát, nếu xƣa thịnh hành lối hát khuôn thì ngày nay thịnh hành lối hát hoa, nếu nội dung bài hát xƣa là những câu chuyện, bài học làm ngƣời thì nay chỉ những câu hát cƣời hoa ghẹo nguyệt là phần nhiều. Cuối cùng Nguyễn Đôn Phục đi đến một kết luận và dự đoán cho số mệnh của hình thức sinh hoạt văn hóa hát ả đào:“Tuy vậy, cô đào như hoa, quan viên như vị chủ xuân, tài bồi cho hoa, tẩm nhuận cho hoa, quan viên mà thoái bộ, thì cô đào cũng phải thoái bộ, quan viên tiến bộ thì cô đào cũng tiến bộ, dân tộc ta không phải dân tộc chỉ biết trọng hình thức, mà không biết trọng tinh thần,quốc dân ta đã biết chơi hoa, chắccũng biết chơi cái hoa có hương chứ không đến nỗi chỉ biết chơi cái hoa có sắc. Hương ở đâu, hương ở ngoài hoa, hương không phải ở trong hoa. Cho nên cái tiền đồ của của hát ả đào ngày nay như thế nào, không ở trống, không ở đàn, không ở sênh, không ở phách, không ở lưỡi yến giọng oanh; ở nền văn học, ở bể tính tình; nền văn thấp hay cao, bể tình nông hay sâu, làng chơi vắng hay đông, ấy ở quốc dân ta vậy.”

Với vốn hiểu biết những kiến thức văn hóa xã hội, với cây bút sắc sảo trong biên dịch khảo cứu Nguyễn Đôn Phục đã hệ thống và mang lại cho bạn đọc Nam Phong hệ thống kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực rất quý giá, góp phần bảo tồn phát huy những tài sản văn hóa tinh thần cho dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)