Khảo cứu về nhân vật, lịch sử nƣớc Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 72 - 76)

2 .Lực lƣợng trƣớc tác trên NamPhong tạp chí

3. Khảo cứu của Nguyễn Đôn phục trên NamPhong tạp chí

3.2 Khảo cứu về nhân vật, lịch sử nƣớc Tàu

Căn cứ vào những bài khảo cứu của Nguyễn Đôn Phục, chúng tôi chia ra làm hai nhóm chính nhƣ sau:

Nhóm 1. Khảo cứ về lịch sử nƣớc Tàu.

Lịch sử nƣớc Tàu là đối tƣợng khảo của rất nhiều tác giả trên tờ Nam

Phong nhƣ Thƣợng Chi Phạm Quỳnh, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến…

và một vài học giả khác trong đó không thể bỏ qua Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục với hành loạt bài khảo. Bên cạnh khảo về những nhân vật tài giỏi của Trung Hoa từ xƣa đến nay, Tùng Vân đã khảo về rất sâu sắc về đất nƣớc này qua những bài đã đƣợc đăng trên Nam Phong tạp chí nhƣ:

“Bàn về sự kiến đô của nước Tàu” (Nam Phong tạp chí số 171); “Bàn về

lịch sử nước Tàu” (Nam Phong tạp chí số 80, 81, 83, 84, 85); “Cuộc tiền

đồ mãn châu của nước Tàu” (Nam Phong tạp chí số 175)

“Bàn về lịch sử nước Tàu” là bài khảo khá dài, in trên 5 số báo với tổng

khoảng năm mƣơi trang báo. Bài khảo và bàn luận về về lịch sử văn hóa. Khảo giả đi vào ghi chép phân tích văn hóa nhƣng chỉ ở bình diện văn học các thời kì giai đoạn văn hóa của nƣớc Tàu nhƣ: thời Tống sơ, giữa thời bắc Tống cho đến nhà Nam Tống, xuống mãi nhà nguyên, đến đời vua Minh thái tổ, nhà Mãn Thanh... Khảo lịch sử, tác giả khảo lại trên những lĩnh vực: Lịch sử khoa trƣơng; lịch sử khai thông; lịch sử hủ bại; lịch sử rối loạn trong mƣời năm dân quốc mới đây... Qua bài khảo luận này chúng ta có đƣợc những hiểu biết mọi mặt lịch sử phát triển kinh tế chính trị, văn hóa, sự phát triển đi lên của đất nƣớc Trung Hoa.

Nƣớc Tàu là nƣớc đất rộng ngƣời đông và tập trung nhiều nền văn minh ở phƣơng đông, lịch sử phong phú, văn hóa có bề dày, nhân vật rất li kì... Chính vì thế, sự kiến đô là rất phiền phức bởi nguyên nhân của sự kiến đô lại rất là huyền bí sâu xa. Vì vậy, muốn nghiên cứu về sự kiến đô thì phải nghiên cứu về lịch sử sâu xa. Đó là những nguyên nhân và nội dung chính trong “Bàn về sự kiến đô của nước Tàu” của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Sau khi đi vào phác qua lịch sử liên quan tác động đến sự kiến đô thì tác giả đi vào vị trí địa lí, lịch sử phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa của từng kinh đô một: Kinh đô Tràng An, Kinh đô Lạc Dƣơng, Biện kinh, Bắc kinh. Cuối bài khảo Nguyễn Đôn Phục có chốt lại:

“Sự kiến đô của nước Tàu đại khái chia làm bốn thời kì, nước Tàu

rộng lớn kia ví như con chim đại bàng, Từ nhà Tàu nhà Hán trở xuống cho đến nhà Đường, là cái thời kì con đại bàng xòe cánh ghếch mỏ lên tây bắc, mà sinh hoạt về miền đại lục, cho nên Kinh đô Tràng An là đứng đầu. Hồi Đông Hán, Bắc Tống là thời kì con chim đại bàng quay về trung tâm, ăn hoa danh nghĩa, nhả quả đạo học, cho nên Biện kinh với Lạc dương là vui vẻ. Từ nhà Nguyên trở xuống cho đến đời Đạo quang trở lên là cái thời kì con chim đại bàng lại ghếch mỏ, xòe cánh lên phía đông bắc mà vẫn còn sinh hoạt về miền đại lục, cho nên Bắc kinh là đệ nhất. Từ đời Hàm phong nhà Thanh trở xuống, gần trăm năm nay, là cái thời kì con chim đại bàng dần dần quay đầu về phía đông nam, mà sinh hoạt về miền biển thái bình, cho nên Nam kinh lại là vô song.

Đến như cái văn minh nước Tàu, cũng có thể nhân sự kiến đô mà chia ra bốn thời kì: Thời kì kiến đô ở Tràng An là thời kì văn minh nước Tàu rực rỡ phát sinh. Thời kì kiến đô ở Lạc dương Biện kinh là thời kì văn minh êm đềm thuần túy, thời kì; thời kì kiến đô ở Bắc kinh là thời kì văn

minh phát triển; thời kì kiến đô ở Nam kinh là thời kì văn minh nước Tàu biến thiên, thời kì này là thời kì có nhiều điểm đáng bàn”.

Cùng chủ đề với:“Bàn về lịch sử nước Tàu” “Bàn về sự kiến đô

nước Tàu” “Cuộc tiền đồ mãn châu nước Tàu” cả ba bài đều cung cấp

cho ngƣời đọc những vấn đề xung quanh nƣớc Tàu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi bài lại có những hình thức độc đáo riêng khác nhau về hình thức và nội dung tạo ra cho ngƣời cảm giác mới lạ hấp dẫn mỗi khi đọc.

Nhóm 2. Khảo cứu về một số nhân vật nƣớc Tàu.

“Bốn nhân vật kì vĩ trong cửa Khổng” là nhan đề bài khảo về các nhân vật

lịch sử: Tử Lộ, Tử Cống, Nhan Tử, Tả Khƣu Minh… Qua bài khảo ta biết đƣợc, Tử lộ là ngƣời nƣớc Lỗ, vốn là dũng bạo, ƣa thích dũng, chí khí mạnh thẳng không chịu khuất ngƣời. Ông trong vai tƣớng quân học đạo trong cửa Khổng. Ông sở trƣờng trong lĩnh vực dùng binh. Nƣớc nào dùng ông, ông chỉ cho luyện binh năm ba bữa là mạnh. Ông còn giỏi về ngục án, bất cứ vụ án nào khó đến đâu ông chỉ cần phân xử lửa lời cũng có thể giải quyết xong cái vụ án ấy.

Tử Cống là ngƣời nƣớc Vệ, là một nhà ngôn ngữ trứ danh trong cửa Khổng, đồng thời là nhà ái quốc của nƣớc Vệ và nƣớc Lỗ lại là một nhà tổ sƣ cho những khách hợp tung liên hoành nhƣ bọn Tô Tần, Trƣơng Nghi đời Chiến quốc.

Nhan Tử tên tự là Tử Uyên ngƣời nƣớc Lỗ. Cha là Nhan Lộ, cha con hai đời đều là học trò đức Khổng. Ông không chỉ là một nhà tiểu nông cày ruộng mà còn là một bần sĩ đạo học. Nhan Tử đƣợc ngƣời đời biết đến với tƣ cách là một vị đại hiền đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng.

Ngƣời cuối cùng là Tả Khƣu Minh ngƣời nƣớc Lỗ. Nguyên là con cháu của Tả Sử - là một vị tƣớng Sở rất giỏi . Ông là một nhà đại trƣớc thuật

trong cửa Khổng có đôi mắt bị lòa. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi ông đã thuộc làu làu và thông thạo rất nhiều loài sách nhƣ: Tam phần sách, Ngũ điển

sách, Bài sắc sách. Biết ông có tài năng phi thƣờng nên mỗi khi đức Khổng làm xong kinh Xuân thu thƣờng truyền lại cho ông để ông đảm nhận phần giải thích nghĩa kinh. Đó là một công việc rất khó mà không phải ai cũng đảm đƣơng đƣợc.

Bài khảo:“Nhân vật trong lịch sử Trung Hoa” tác giả Tùng Vân lại đi vào so sánh những nhân vật ngày xƣa ngày nay của Trung quốc. Các nhân vật đƣợc nhắc đến nhƣ: Quản Trọng, Thƣơng Ửơng, Trƣơng Tử Phòng, Chƣ Cát Lƣợng, Tử Nghi, Vu Khiêm, Nhạc Phi, Tăng Quốc Phiên… và đến gần thời cận đại Nguyễn Đôn Phục cũng có bài “Bàn về nhân vật

Tưởng Giới Thạch”, “Bàn về nhân vật Lương Khả Siêu”. Ngoài ra, tác

giả khảo một số đề tài khác nữa nhƣ:“Cảm tưởng về lịch sử dĩ vãng của sự giáo dục”; “Cuộc vui chơi hàng ngày của hạng người thương lưu trí

thức”. Ở mỗi bài khảo lại có những cái hay nét độc đáo riêng mang đến

cho ngƣời đọc sự hiểu biết sâu rộng hơn về nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Tiểu kết:

Dịch thuật và biên khảo chiếm phần lớn trong sự nghiệp của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Tuy không tránh khỏi những hạn chế về câu chữ trong việc dịch cho thoát ý nhƣng về cơ bản ông đã có những đóng góp to lớn

cho Nam Phong tạp chí. Những bài dịch của Tùng Vân có vai trò nhƣ

những tác phẩm dịch của các văn sĩ đƣơng thời, giúp cho nhiều nhà văn khác định hƣớng học tập cách viết để kiến tạo nên một nền quốc văn riêng cho dân tộc mình.

Nhìn chung, những bài biên khảo dịch thuật của Nguyễn Đôn Phục đã đi đúng với những mong muốn của Phạm Quỳnh là tiếp thu từ văn hóa ngoài là tiếp thu cái mới, cái hay của ngƣời nhƣng luôn giữ một tinh thần:

quốc túy của Việt Nam ta” góp phần tạo nên sự thành công của Nam

Phong tạp chí và sự nghiệp văn học dân tộc.

CHƢƠNG III: TRƢỚC TÁC CỦA NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN

NAM PHONG TẠP CHÍ

Nhƣ đã trình bày ở các chƣơng trƣớc, chúng ta thấy Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là ngƣời rất có công trên tờ báo. Sự nghiệp của ông còn là Những bài du ký ghi chép lại những chuyến đi tham quan du lịch cùng những câu chuyện hài văn hấp dẫn mang đầy ý nghĩa. Những gì ông để lại thật quý giá đáng trân trọng và ghi nhận biết bao. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về du ký, những bài ký và văn của Tùng Vân trên

Nam Phong tạp chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)