Điều kiện xã hội, văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 27 - 37)

8. Kết cấu

1.1. Điều kiện khách quan cho sự hình thành các chính sách xã hội của

1.1.3. Điều kiện xã hội, văn hóa

* Kết cấu các tầng lớp trong xã hội:

Thời Trần với chế độ quân chủ quý tộc tôn quyền, nhà vua có sự chia sẻ quyền lực cho các vương hầu quý tộc, tầng lớp này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, dẹp loạn và quản lý xây dựng đất nước. Sang tới thời Lê sơ, nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ tập trung quan liêu, mọi quyền lực đều tập trung trong tay nhà vua và nhà vua sử dụng đội ngũ quan lại làm công cụ để quản lý xã hội nên về cơ bản xã hội có quan và dân là hai tầng lớp cùng tồn tại, trong đó quan có nhiều cấp bậc, dân có nhiều tầng lớp nhưng có điểm chung họ đều là thần dân của nhà vua; tất cả đều là đối tượng của chính sách xã hội của nhà nước quân chủ do vua đứng đầu, ban hành và thực hiện.

Quan: có hai ban văn và võ, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, với hai hình thức tuyển chọn là đội ngũ công thần - những người có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và về sau bổ sung bằng những người đỗ đạt qua thi

cử nhờ vào tài năng học tập. Đội ngũ quan lại văn, võ thời Lê sơ bao gồm quan trong, quan ngoài và phẩm hàm sắp xếp làm 18 bậc (chánh và tòng) từ nhất phẩm tới cửu phẩm, được tập hợp trong bộ máy tổ chức nhà nước. Quan lại có nhiệm vụ quản lý đất nước, cai trị nhân dân, tuyệt đối trung thành với nhà vua theo đường lối Đức trị kết hợp với Pháp trị. Tầng lớp quan lại trong xã hội thời Lê sơ trong giai đoạn đầu chủ yếu là các công thần, nhưng sau đó đến thời Lê Thánh Tông dần được thay thế bằng quan lại tuyển chọn qua thi cử. Điều này khác hẳn so với quan lại của các vương triều khác, nếu thời Trần vương hầu quý tộc cũng chính là các công thần, họ được nhà vua chia sẻ quyền lợi và luôn giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước; thì thời Lê Thánh Tông, quan lại chủ yếu tuyển chọn thông qua thi cử dựa vào Nho học.

Các triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông đã chú trọng đến việc tuyển chọn quan lại qua thi cử, nhưng cũng do điều kiện lịch sử chi phối nên trong thời kỳ đầu của nhà Lê sơ quyền lực còn nằm trong tay đội ngũ công thần, họ là những người có tài năng đức độ trong trận mạc nhưng lại hạn chế về tri thức, kinh nghiệm quản lý đất nước trong thời bình. Trong tầng lớp quan lại buổi đầu đã nảy sinh tha hóa, mâu thuẫn, chia rẽ dẫn đến bè phái hãm hại nhau gây nên xáo động trong nội bộ triều đình. Năm 1430, Lê Thái Tổ đã hạ chiếu cấm quan lại tham lam, lười biếng, kéo bè đảng: "Từ nay, các đại thần từ chức tổng quản, cho tới các cấp đội trưởng, cùng các quan ở sảnh, viện, cục, có chức trách quản quân trị dân, thảy đều nên theo phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua thì tận trung, với dân thì hòa nhã, bỏ thói tham ô, trừ hết ngạo mạn, dứt lối riêng tư bè đảng, đừng theo thói cũ lỗi lầm. Coi công việc của quốc gia là công việc của mình; mối lo của dân chúng tức mối lo của mình, tận trung hết sức phù trì nhà vua. Khiến cho xã tắc yên như núi Thái Sơn, cơ đồ vững như bàn thạch" [20, tr.127].

Tứ dân theo quan niệm thời bấy giờ bao gồm sĩ, nông, công, thương nhưng nông dân chiếm đại đa số. Bên cạnh đó còn có đội ngũ binh lính và nô tỳ.

Sĩ: dưới thời Lê sơ, sĩ là tầng lớp xuất hiện ngày càng đông đảo do vào thời kỳ này việc tuyển chọn quan lại chủ yếu là qua thi cử. Họ là những người học hành đỗ đạt, xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội và là đối tượng chủ yếu được đào tạo, nuôi dưỡng, chọn lọc vào đội ngũ quan lại; họ rất được xã hội trọng vọng. Điểm khác biệt so với các thời đại trước là ở thời Lê sơ thì lần đầu tiên trong lịch sử tầng lớp sĩ xuất hiện đông đảo, độc chiếm vị trí ưu tú trong xã hội và trong quan trường, đặc biệt là từ thời Lê Thánh Tông.

Nông dân: là bộ phận chiếm đại đa số trong xã hội, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tạo ra của cải cho xã hội, là nguồn cung cấp lực lượng binh lính, lao dịch cho đất nước. Tầng lớp nông dân thời Lê sơ đã có sự phân hóa, bao gồm nhiều thứ hạng: người có ruộng đất tư hữu nhiều, ít khác nhau, từ địa chủ đến tiểu nông, người không có ruộng đất phải lĩnh canh nộp tô cho giai cấp địa chủ. Khác với thời Lý, Trần, sự phát triển của sở hữu ruộng đất vào thế kỷ XV cùng với sự thủ tiêu của chế độ nô tỳ khiến cho nông dân thời Lê sơ ngày một phân hóa mạnh mẽ, trở thành tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội. Do là lực lượng sản xuất chính để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và phồn thịnh của đất nước nên họ được nhà nước hết sức quan tâm và bảo vệ.

Thợ thủ công: lực lượng thợ thủ công không nhiều và còn gắn liền với hoạt động kinh tế làng xã. Tuy nhiên, ở triều đình do yêu cầu xây dựng các công trình như cung điện, thành quách… đã ra đời cục Bách tác. Ở các làng xã, thợ thủ công với các ngành nghề truyền thống như dệt lụa, gốm… vẫn được duy trì và có chiều hướng phát triển. Một số thợ khai mỏ đồng, thiếc, kẽm... cũng đã có mặt trong xã hội và là lực lượng không thể thiếu của xã hội. Nhìn chung, thợ thủ công thời kỳ này vẫn chưa nhiều, chưa thể trở thành lực lượng có tác động mạnh mẽ chi phối tiến trình vận động của xã hội.

Thương nhân: chiếm số lượng không nhiều và căn bản vẫn là những người làm nghề buôn bán, trao đổi giữa các địa phương với nhau. Tuyệt đại bộ phận những người tham gia buôn bán lại là nông dân, họ vừa sản xuất, vừa trao đổi những sản phẩm dư thừa. Tầng lớp thương nhân thời kỳ này vẫn chưa được coi trọng.

Cùng với “tứ dân”, bộ phận binh lính luôn giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt, thực chất họ là những người nông dân mặc áo lính. Khi làm nghĩa vụ binh dịch, cuộc đời binh nghiệp của họ gắn liền với bộ máy nhà nước, là công cụ bạo lực của nhà nước, họ chịu sự điều động và được nhà nước cùng với cộng đồng làng xã nuôi dưỡng. Bên cạnh chức năng bảo vệ độc lập tự chủ, bảo vệ biên cương của tổ quốc, binh lính còn là lực lượng giữ gìn an ninh xã hội, bảo vệ nền thống trị của nhà nước quân chủ. Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho tầng lớp binh lính.

Tầng lớp đáy cùng của xã hội chính là nô tỳ, với số lượng không nhiều. Chế độ nô tỳ thịnh hành vào thời Lý, Trần nhưng tới thời Hồ đã tan rã về căn bản sau chính sách hạn nô của Hồ Quý Ly (1401). Nô tỳ thời Lê sơ có nguồn gốc từ tù binh chiến tranh (chiến tranh với nhà Minh, với Chiêm Thành…), những tội nhân trong nước, những người tự bán mình. Nô tỳ có hai loại là quan nô và tư nô, đây là lực lượng phục dịch trong các cung điện, trong dinh thự của quan lại, trong các đồn điền của nhà nước. Việc mua bán nô tỳ vẫn được duy trì.

Như vậy, cơ cấu xã hội nhà Lê sơ tới thời Lê Thánh Tông đã có sự phân chia các tầng lớp khá rõ rệt so với các thời đại trước. Vì vậy, để có thể quản lý đất nước một cách ổn định, phát triển đi lên thì nhà nước mà đứng đầu là vua cần có các chính sách xã hội hợp lý để phát huy được sức mạnh của từng giai tầng; đồng thời tạo nên sức mạnh chung của mọi tầng lớp, cố kết toàn dân thành một khối thống nhất.

* Về hệ tư tưởng:

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ba học thuyết chiếm địa vị chi phối nòng cốt cho ý thức hệ phong kiến là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Giữa ba hệ tư tưởng ấy tuy có những lúc thay thế vị trí, vai trò, có lúc mâu thuẫn, chống đối nhau; nhưng chủ đạo vẫn là tương trợ, bổ sung, kết hợp cho nhau và đều là thành tố làm công cụ thống trị về tinh thần của giai cấp phong kiến. Tùy theo yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến trong từng thời kỳ lịch sử nhất định mà các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo có tương quan và địa vị, vai trò khác nhau.

Những học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo được truyền bá vào nước ta từ rất sớm. Trong buổi đầu của thời kỳ độc lập Ngô, Đinh, Tiền Lê, Phật giáo cũng chiếm ưu thế tuyệt đối ở nước ta; nhưng bên cạnh Phật giáo thì Nho giáo và Đạo giáo cũng được truyền bá rộng rãi. Trong thời Lý và buổi đầu thời Trần, nhà nước phong kiến đã thực hiện chính sách tam giáo đồng nguyên với các kỳ thi tam giáo, sử dụng cả ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo làm công cụ thống trị của giai cấp phong kiến. Nhưng cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, Nho giáo ngày càng phát triển và bộc lộ nhiều chức năng tích cực với việc củng cố chế độ phong kiến hơn. Từ cuối thời Trần, Nho giáo bắt đầu lấn át Phật giáo. Sang tới thời Hồ, Nho giáo tiếp tục được phát triển.

Từ đầu thế kỷ XV, sang thời Lê sơ, Nho giáo tiến lên địa vị độc tôn, phục vụ đắc lực cho chế độ quân chủ tập quyền đang phát triển mạnh mẽ lúc bấy giờ. Phật giáo và Đạo giáo vẫn được duy trì trong chừng mực có lợi cho địa vị thống trị của giai cấp phong kiến.

Nho giáo: tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng ở nước ta thời Lê sơ chủ yếu là Tống Nho. Đây là tư tưởng do Chu Hy (1130 - 1200) đứng đầu. Học thuyết Tống Nho là một hình thức đổi mới của Nho giáo tiên Tần thích ứng với yêu

cầu phát triển của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội theo trật tự, tôn ty chặt chẽ. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Quân tử là để chỉ những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội, những người có phẩm chất cao đẹp; phân biệt với kẻ tiểu nhân là những người thấp kém về năng lực địa vị xã hội, những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải học tập, tu dưỡng, “tu thân”; tu thân xong mục đích cao hơn là phải “hành đạo” (Đạo ở đây không chỉ đơn giản là đạo lý mà theo Nho giáo quan niệm thì Đạo ở đây là bao chứa cả nguyên lý vận hành chung của vũ trụ, đó là nguyên lý đạo đức do Nho gia đề xướng và cần tuân theo). Trời giáng mệnh làm vua cho người nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, được thiên mệnh. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người nào đó sẽ được gọi là số mệnh.

Nội dung của Nho giáo được thể hiện tập trung trong Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) và Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử), nó được áp dụng vào việc cai trị quản lý xã hội và giáo dục con người.

Trên cơ sở của thuyết “chính danh”, “tam cương”, “ngũ thường”, “tam tòng”, “tứ đức” của Nho giáo, nhà nước Lê sơ đã dần dần thiết lập được các mối quan hệ và trật tự trong xã hội theo một tinh thần mới, khác với xã hội thời Lý, Trần. Tư tưởng Nho giáo bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ, xung quanh triều đình trung ương và giữ gìn sự phân chia đẳng cấp xã hội phức tạp theo trật tự tôn ty danh phận, nhưng nó biết "dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý và chính trị trên cơ sở quan niệm và hoạt động lễ và pháp hòa lẫn vào nhau được thần thánh hóa là trung hiếu, tam cương phục vụ cho yêu cầu của giai cấp thống trị phong kiến" [70, tr. 251]. Chính ý thức hệ tư tưởng này đã góp

phần tích cực củng cố nhà nước phong kiến tập quyền quan liêu, củng cố nền thống nhất của xã hội nông nghiệp tạo ra một kỷ cương xã hội theo lễ và pháp.

Cũng giống như các triều đại phong kiến trước, nhà Lê sơ đến thời Lê Thánh Tông sử dụng "trung" và "hiếu" để cai trị thiên hạ. "Trung" để tạo nên quan hệ đẳng cấp, giữa cấp trên và cấp dưới, thần dân và nhà vua, để xây dựng và củng cố trật tự xã hội, chính quyền ổn định. Dùng đạo "hiếu" để cai trị thiên hạ, sử dụng quan hệ tông tộc để ràng buộc làng xã với triều đình trong mối liên kết gia đình. Nó làm chất keo xã hội để giai cấp thống trị dễ bề cai trị dân chúng. Đạo trung và đạo hiếu là nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo dựa vào đó để duy trì kỷ cương, phép nước, sự thống trị của nhà Lê.

Tư tưởng “nhân” và “nghĩa” của Nho giáo đã được vận dụng Việt hóa trong chính sách nhân nghĩa của thời Lê sơ. Trong "Bình Ngô đại cáo",

Nguyễn Trãi đã viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".

Với việc đề cao Nho giáo, nhà Lê sơ đã chú trọng tuyển dụng quan lại qua hình thức thi cử Nho học. Năm 1426, khi còn đang trong giai đoạn khởi nghĩa, Bình Định vương Lê Lợi đã cho mở khoa thi kén chọn nhân tài từ nho sĩ để xây dựng bộ máy cầm quyền lâm thời ở Bồ Đề; sau đó còn mở các khoa thi Minh kinh (1429), Hoành từ (1431). Tiếp đến các vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông liên tục tuyển chọn nho sĩ vào bộ máy nhà nước. Vua Lê Thái Tông đã định ra phép chọn kẻ sĩ và đến thời Lê Nhân Tông tiến hành mở các khoa thi tiến sĩ vào các năm 1442, 1448. Từ năm 1442, chế độ khoa cử đã hoàn chỉnh, cứ ba năm có một kỳ thi Hương và thi Hội. Cũng trong năm này, nhà Lê sơ chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy tiến sĩ và bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi tiến sĩ, khắc tên những người đỗ tiến sĩ.

Năm 1434, triều đình cho con cháu ngành đích của quan văn, võ từ lục phẩm trở lên vào học ở Quốc Tử Giám, được miễn thuế thân và tạp dịch.

Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho học, vào tháng 2 năm 1435, Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu, từ đó về sau định làm thường lệ.

Trong các triều đại trước, Quốc Tử Giám chỉ là nơi học tập của con em quý tộc cao cấp; tới thời Lê sơ, con em bình dân cũng có thể tới đây học hành. Năm 1428, vua Lê Thái Tổ cho xây dựng trường học ở các lộ, phủ, thu nạp tất cả mọi đối tượng vào học trừ xướng ca và người phạm tội… Vì vậy, số học trò đi học ngày càng nhiều, số sĩ tử đi thi ngày càng đông. Đến thời Lê Thánh Tông, Nho giáo càng được chú trọng phát triển.

Đạo giáo: được hình thành dựa trên tư tưởng của Đạo gia. Đạo giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm, trong suốt thời Bắc thuộc và thuộc Minh, Đạo giáo đã được giai cấp phong kiến phương Bắc ra sức truyền bá với các hình thức tà thuật, phù phép, tu tiên... nhằm mê hoặc nhân dân. Sang tới thời Lê sơ, do sùng Nho giáo mà Đạo giáo đã bị triều đình hạn chế khá chặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)