Những giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 88 - 93)

8. Kết cấu

2.2. Ý nghĩa của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông

2.2.1. Những giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông

Những chính sách xã hội của Lê Thánh Tông đã quan tâm tới hầu hết mọi mặt của các đối tượng khác nhau trong đời sống xã hội, đặc biệt là nhằm mục tiêu hướng tới những tầng lớp đặc biệt trong xã hội, điều này có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước quân chủ quan liêu của nước ta ở thế kỷ XV. Chính việc vận dụng sáng tạo học thuyết Nho giáo làm nền tảng trong việc đề ra những chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn đất nước tạo cho xã hội Đại Việt thời kỳ này một diện mạo mới, khác với các triều đại trước đó.

* Giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông về chính trị:

Kế thừa mô hình đã được các triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông lựa chọn, hình thức nhà nước mà Lê Thánh Tông tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đó là nhà nước quân chủ quan liêu, dựa trên cơ sở học thuyết Nho giáo làm nền tảng. Vì vậy, ông đã có những chính sách xã hội luôn chú trọng tuyển dụng và sử dụng những người có học, đỗ đạt vào các vị trí quan lại theo các tiêu chuẩn “vua thánh, tôi hiền”, coi đó là rường cột, công cụ thừa lệnh vua, thực thi chính sách xã hội để xây dựng xã hội thái bình thịnh trị. Những chính sách ưu đãi kết hợp với xử phạt nghiêm minh của Lê Thánh Tông đối với tầng lớp quan lại, nho sĩ đã giúp triều đình có được một đội ngũ quan lại đông đảo tận hiếu, tận trung. Họ là công cụ đắc lực giúp ông

nhanh chóng ổn định và phát triển đất nước. Đó là những người vừa có trình độ uyên thâm về Nho học, vừa có đạo đức của một bậc quan phụ mẫu, lại có trách nhiệm, năng lực thực tiễn. Đội ngũ quan lại đã phục vụ đắc lực cho Lê Thánh Tông, một vị minh quân trong việc hiện thực hóa các chính sách, trực tiếp cai quản dân chúng, quản lý xã hội.

Không chỉ có tác dụng trong quản lý đất nước, cai trị dân mà bằng những chính sách ưu đãi như vậy, Lê Thánh Tông đã tạo nên một đội ngũ quan lại trung thành. Họ tận tâm phục vụ, hết lòng giúp sức cho nhà vua củng cố đất nước, mở rộng bờ cõi, buộc các nước láng giềng phải kính nể, thần phục.

Ngay từ khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã rất quan tâm đào tạo nho sĩ, tuyển chọn quan lại đủ tiêu chuẩn cả về đức và tài thông qua thi cử. Qua cải cách hành chính, quan lại nước ta thời kỳ này chủ yếu là các nho sĩ; đội ngũ công thần vẫn được sử dụng nhưng không được giữ những trọng trách quan trọng, tuy vậy ông vẫn đảm bảo được chính sách đãi ngộ với họ. Điều này đã tạo cơ hội thăng tiến cho những người có thực lực, thực tài tạo nên một tầng lớp quan lại có tri thức, có năng lực thực sự. Thời Lê Thánh Tông xuất hiện rất nhiều các nho thần nổi tiếng như: Đỗ Nhuận đỗ đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) hầu cận nơi ban chiếu chỉ, thăng đến thị độc hàn lâm viện, kiêm đông các đại học sĩ; Thân Nhân Trung đỗ hội nguyên, đồng tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), làm quan hàn lâm viện thị độc thăng đến Quốc tử giám tế tửu; Đào Cử đỗ đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466), làm quan ở viện hàn lâm thăng đến hiệu thư đông… Họ là những đại diện tiêu biểu cho đội ngũ quan lại được tuyển chọn hưởng ưu đãi của nhà nước. Đội ngũ này đã góp phần đắc lực trong xây dựng chế độ quân chủ quan liêu thời Lê Thánh Tông, tạo nên chuyển biến về chất trong thể chế chính trị với một bộ máy quản lý hành chính chặt chẽ, mẫu mực.

Lê Thánh Tông đã kiên quyết đưa ra các chính sách xã hội đấu tranh phòng, chống nạn tham ô, nhận hối lộ, lạm quyền và ức hiếp dân lành của quan lại, cường hào. Ông đã coi tham ô, hối lộ là một tệ nạn nghiêm trọng, gây tác hại nhiều mặt cho xã hội và cần phải nghiêm trị. Để ngăn chặn tệ nạn này, một mặt ông tiến hành quyết liệt cải cách bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; mặt khác, ông đích thân kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc những quan lại mắc tội này, không phân biệt người đó là ai, kể cả những người thân cận, các quan đầu triều và con cháu hoàng tộc. Nét độc đáo trong khi đề ra chính sách chống tham quan, nhận hối lộ của Lê Thánh Tông là ông tiến hành tuyển chọn quan lại kỹ càng, cả về mặt năng lực và phẩm chất đạo đức, kết hợp giữa răn đe giáo dục và xử phạt nghiêm minh bằng pháp luật.

Chính sách xã hội của Lê Thánh Tông có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư tưởng đức trị và pháp trị. Ông dùng những quy định pháp luật nghiêm khắc để đưa các nội dung chuẩn mực đạo đức Nho giáo vào trong Quốc triều hình luật

nhằm trừng trị cũng như răn đe; nhưng đồng thời ông cũng cho ban Huấn điều để giảng dạy trong quan lại và trăm dân và cho ban thưởng kịp thời.

* Giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông về kinh tế:

Theo chính sách của Lê Thánh Tông ban bố, nhà nước có những ưu đãi về cấp ruộng đất cho quan lại, quý tộc, công thần thông qua chính sách lộc điền, quân điền. Chính sách này đã góp phần đẩy mạnh sở hữu tư nhân về ruộng đất, mở rộng quan hệ địa chủ - tá điền, đang là xu hướng tiến bộ phù hợp với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp thời kỳ này. Nó chính là có sở nền tảng của kiến trúc thượng tầng chế độ quân chủ quan liêu ý thức hệ Nho giáo nên tạo ra điều kiện để Nho giáo xâm nhập, lan tỏa và chi phối đến đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội Đại Việt.

Với việc kết hợp chính sách quân điền và chính sách lộc điền, Lê Thánh Tông đã đạt được một lúc nhiều mục tiêu như: đảm bảo quyền lợi cho tầng lớp quan liêu và các công thần có công trong xây dựng, bảo vệ quốc gia, vương triều; duy trì cơ sở kinh tế để đảm bảo cho người nông dân làng xã có một phần ruộng đất để gánh vác các nghĩa vụ tô thuế, sưu dịch và đi lính cho nhà nước.

Phát triển loại hình ruộng đất do nhà nước sở hữu trực tiếp, khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội.

Với việc đề cao sản xuất nông nghiệp đã giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ hoang ruộng đất, nhờ đó nhân dân sống trong cảnh ấm no, thái bình. Tình trạng ăn xin, chết đói đầy đường từng xảy ra trước đây đã được cải thiện.

Bên cạnh việc chú trọng phát triển nông nghiệp thì thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đã có những bước phát triển. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như dệt lụa Nghi Tàm, giấy Yên Thái, gốm Bát Tràng…

* Giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông về lĩnh vực văn hóa:

Một trong số những chính sách xã hội đặc biệt nổi bật của Lê Thánh Tông là ưu đãi đối với tầng lớp quan lại, nho sĩ. Quan lại dưới thời của ông đã chủ yếu là tuyển chọn qua thi cử nho học. Họ là những người uyên thâm về nho học, đã có nhiều nho sĩ nổi tiếng xuất hiện thời kỳ này như Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên, Đỗ Nhuận… Những nho sĩ này không chỉ có công lao to lớn trong việc cùng vua quản lý đất nước mà họ còn sáng tác thơ văn, sử sách để lại những tác phẩm lớn đóng góp vào nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Chính sách của Lê Thánh Tông đã góp phẩn quan trọng vào phát triển nền giáo dục ở nước ta. Trong thời trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã liên tiếp cho mở 12 khoa thi Đình, do đích thân nhà vua chủ trì và

khảo hạch. Số người được lấy đỗ trong các kỳ thi không căn cứ vào định số mà căn cứ vào thực lực học của kẻ sĩ; tính bình quân mỗi khoa thi ở thời kỳ này có gần 42 người đỗ, đây là tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ bình quân của 183 khoa thi trong hơn 800 năm tồn tại của khoa cử Nho học Việt Nam. Phan Huy Chú đã có nhận xét: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp” [10, tr. 12].

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đề tên các tiến sĩ đặt ở nhà Thái học để khuyến khích, biểu dương những người đỗ đạt cao của 10 khoa thi Hội từ năm 1442 đến năm 1484. Lê Thánh Tông là người có công lớn trong việc để lại khối di sản 82 văn bia ở Văn Miếu Quốc tử giám hiện nay.

Những chính sách của Lê Thánh Tông bên cạnh việc quy định theo các quan niệm của lễ giáo Nho giáo thì còn thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay. Ông đã cụ thể hóa bằng những chính sách đối với phụ nữ, người già, trẻ em và những người neo đơn, đồng bào các dân tộc thiểu số; đây được coi là những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Điều này đã càng khẳng định rõ tư tưởng “thân dân”của ông với mong muốn “muốn cho mọi người đều giàu đủ, yên vui để tiến tới thịnh trị”.

Tóm lại, với những chính sách xã hội được đề ra và thực thi, Lê Thánh Tông đã góp phần khắc phục được tình trạng rối ren của xã hội Đại Việt sau loạn Nghi Dân, đưa đất nước đến chỗ hưởng thái bình, nhân dân được no đủ. Các tầng lớp trong xã hội đều được nhà nước quan tâm ở các mức độ khác nhau, nhất là các tầng lớp đặc biệt như quan lại, phụ nữ, người già, trẻ em, người neo đơn và đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông đã có những chính sách kịp thời và phù hợp để phần nào đó ngăn chặn và hạn chế các tệ nạn trong xã

đều được tập trung trong tay nhà vua, có sự phục vụ đắc lực của đội ngũ quan lại có cả tài lẫn đức. Chính vì vậy, khắp nơi đều hưởng cảnh “Nhà nam nhà bắc đều no mặt. Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)