Chính sách của Lê Thánh Tông đối với một số tầng lớp trong xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 46 - 73)

8. Kết cấu

2.1. Một số nội dung cơ bản trong chính sách xã hội của Lê Thánh Tông

2.1.1. Chính sách của Lê Thánh Tông đối với một số tầng lớp trong xã hội

2.1.1.1. Chính sách đối với tầng lớp quan lại

Đội ngũ quan lại chính là những người giúp nhà vua thực thi các đường lối, chính sách, họ tham gia vào bộ máy cầm quyền, bao gồm cả quan văn và quan võ ở trung ương và địa phương, khi họ đang tại chức cũng như khi đã nghỉ hưu. Ở bất kỳ triều đại phong kiến nào thì đội ngũ quan lại cũng luôn được hưởng những ưu đãi cả về mặt vật chất và tinh thần.

Thời Trần, đa số quan lại đồng thời là quý tộc tông thất. Nhà vua ban chức tước cho họ, đồng thời ban cấp những phần ruộng đất mà họ được hưởng quyền hoa lợi và thu tô thuế, gọi là thái ấp, thực ấp, hoặc ban thưởng cho họ những ruộng tư như kiểu “thác đao điền” của Lê Phụng Hiểu. Ngoài các thái ấp, quan chức quý tộc tông thất còn được triều đình cho phép chiêu tập gia nô, nô tỳ, đi khai phá ruộng đất hoang hoặc bãi bồi ven sông biển, lập thành đại điền trang. Nhà vua có cấp bổng cho các quan văn võ, lấy ở tiền thuế ra, nhưng chưa có quy định cụ thể.

Sang thời Lê sơ, sự ưu đãi đối với tầng lớp quan lại tiếp tục được thực hiện, chế độ đãi ngộ vật chất của triều đình với quan ở mức cao nhất, đến thời Lê Thánh Tông được ông quy định chính sách tỉ mỉ. Là một vị vua chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chính trị - xã hội Nho giáo nên ông hiểu rõ vai trò quan trọng của đội ngũ quan lại, chính vì vậy ông luôn đề ra và thực thi chính sách trọng đãi đối với quan lại. Điểm đặc biệt trong chính sách của Lê Thánh Tông đối với tầng lớp quan lại là bên cạnh chế độ lương bổng, ông còn quy định việc khen thưởng và hình phạt cũng rất rõ ràng, tạo nên hiệu quả tối đa trong sử dụng đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy nhà nước phong kiến.

* Chính sách khen thưởng với quan lại

Sự ưu đãi của Lê Thánh Tông dành cho quan lại được thể hiện ở cả hai mặt là vật chất và tinh thần.

Chính sách ưu đãi về vật chất: của Lê Thánh Tông đối với quan lại được tập trung ở chế độ ban ruộng đất, tô thuế và lương bổng.

Tháng 10 năm 1460, năm đầu tiên được tôn lên ngôi vua, Lê Thánh Tông đã “Truy tặng Nội quan Đào Biểu tước 1 tư và ban cho 5 mẫu ruộng công để thờ cúng. Trả lại vợ con điền sản để nêu gương tử tiết” [16, tr. 390]. Vua còn ra lệnh cấp ruộng thế nghiệp cho 30 viên công thần, số ruộng theo thứ bậc khác nhau: Lê Lăng 300 mẫu; Lê Niệm 200 mẫu; Lê Thọ Vực, Lê Sư Hồi, Lê Nhân Khoái 150 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống đều được cấp ruộng theo thứ bậc khác nhau. Vua cũng giao cho quan Nguyễn Xí lập danh sách những người có công trạng dù tại chức hay đã chết, cùng số con trai của họ để xét ban thưởng và thăng bổ chức.

Tháng 8 năm 1464, vua ra sắc dụ Hình bộ thị lang Nguyễn Mậu rằng: “Ngươi chăm lo việc nước, điều gì hay quy về cho vua… Làm bề tôi như vậy đáng khen ngợi lắm, nên ban cho bạc lạng. Khi nào bạc ban đến nơi, người càng nên mài giũa thêm lòng son vốn có mong cho ta tới cõi trị bình. Ta có lỗi lầm gì hãy thẳng thắn chỉ ra” [16, tr. 402].

Tháng 12 năm 1464, ban sắc dụ Đô ngự sử Nguyễn Thiện rằng: “Ngươi làm bề tôi của ta, hết lòng trung thành lo việc nước, kính cẩn chăm nom chức nhiệm, nhiều lần dâng lời hay. Tuy công việc chưa có gì nổi bật, kẻ xấu chưa đàn hặc hết được, nhưng đại khái cũng đáng khen thưởng. Đặc sai tư lễ giám đem sắc đến dụ ban thưởng cho bạc lạng. Ngươi hãy cố gắng hơn nữa” [16, tr. 403].

Sau cuộc chinh phục Chiêm Thành năm 1471, Lê Thánh Tông đã thưởng ruộng đất cho hàng loạt các tướng soái. Cháu của Đinh Đàm là Đức

Giang hầu được cấp 40 mẫu 5 sào tự điền thế nghiệp. Ngô Từ - ông ngoại Lê Thánh Tông - được phong thưởng tới hơn 300 mẫu ở Đông Thành. Tuy Quốc Công Vũ Uy có công trong khởi nghĩa Lam Sơn, được vua cho phép mộ dân khẩn hoang lập thành 38 trang trại.

Tiếp nối tư tưởng có từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông tiếp tục thực hiện chính sách lộc điền. Nếu như ở các triều Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, chính sách lộc điền đã được thực hiện nhưng chưa được quy định rõ ràng; thì đến thời Lê Thánh Tông vào năm 1477 ông đã quy định và ban hành thống nhất chế độ lộc điền trong cả nước. Chế độ lộc điền quy định rõ ràng việc ban cấp ruộng đất sở hữu nhà nước cho quan lại cao cấp, quý tộc. Lộc điền gồm hai loại: một loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng đất thế nghiệp, một loại cấp ban tạm thời trong một đời, sau khi người được cấp ruộng chết ba năm thì con cháu phải trả lại cho nhà nước. Đến năm 1477, tổng diện tích cấp cho thân vương là 2.090 mẫu, trong đó có 640 mẫu cấp vĩnh viễn. Chế độ lộc điền của Lê Thánh Tông để khuyến khích, ưu đãi cho tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp nhằm làm cho họ tận trung, gắn bó quyền lợi với nhà vua, sẵn sàng phục vụ cho đất nước, biến họ thành những địa chủ lớn; chính sách đó góp phần củng cố vững chắc quyền lực của bộ máy nhà nước phong kiến.

Ngoài chế độ lộc điền, Lê Thánh Tông còn cho thực hiện phổ biến trong cả nước chế độ quân điền. Theo đó tất cả mọi người từ quan tam phẩm cho đến cô nhi quả phụ đều được chia ruộng công. Tùy theo thứ hạng quan, dân mà được cấp phần ruộng ít nhiều khác nhau. Quan hàm tam phẩm được 11 phần, tứ phẩm được 10 phần, ngũ phẩm được 9,5 phần… sau 6 năm thì chia lại ruộng. Ai cày cấy ruộng cũng phải nộp tô cho nhà nước. Trừ quan lại từ hàm tứ phẩm trở lên do lộc điền ít nên không phải nộp tô.

Về bổng lộc, năm 1477 Lê Thánh Tông ban bố quy định quan lại từ cấp cao nhất cho đến thấp nhất đều được cấp một số tiền bổng hàng năm tùy theo

phẩm cấp, từ quan ở trung ương tới quan ở địa phương, số tiền này được gọi là tuế bổng. Quan ở trung ương: chánh nhất phẩm 82 quan, tòng nhất phẩm 75 quan, chánh nhị phẩm 68 quan, tòng nhị phẩm 62 quan…, chánh cửu phẩm 16 quan, tòng cửu phẩm 14 quan. Quan ở địa phương: chánh tứ phẩm 48 quan, tòng tứ phẩm 44 quan… Đặc biệt, đối với quý tộc thì chế độ bổng lộc được nhà nước ban cấp lớn hơn rất nhiều như Hoàng thái tử 500 quan, thân vương 200 quan, tư thân vương 140 quan…

Riêng từ thân vương đến tước bá, ngoài quyền lợi bổng lộc, ruộng đất, họ còn được cấp hộ thực phong, hộ người hầu và hộ mắm muối. Đối với công thần, quan lại làm việc tại kinh thành, năm 1473 Lê Thánh Tông đã ban hành chế độ cấp đất ở cho họ.

Lê Thánh Tông còn thực hiện chế độ tiền lương khác nhau cho các quan lại trong hệ thống bộ máy quan lại tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của công việc, tránh sự bình quân. Ông quy định rõ ràng, viên quan nào kiêm chức ngang với phẩm của mình thì bổng được cấp theo hạng nhiều việc, tùy theo nhiều việc hay ít việc mà định cấp. Triều đình cũng căn cứ vào công lao, tài năng mà cấp bổng lộc. Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ quy định chế độ bổng lộc: “Cấp bổng lộc để khuyến khích lập công, tùy theo trách nhiệm là nặng hay nhẹ. Các bậc hoàng tôn, công thần, tuy không hạn chế về phẩm trật, nhưng cũng có thứ bậc khác nhau; các chức quan văn võ trị nhậm trong ngoài, công việc, trách nhiệm khác nhau, cũng nên xét rõ khó nhọc hay nhàn rỗi. Người nào phẩm trật ngang nhau nhưng kiêm nhiệm quan chức thì cấp bổng lộc theo chức nhiều việc. Người chức thấp mà kiêm chức thì cấp theo chức kiêm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Người chức cao mà làm việc chức thấp thì cấp theo chức vụ đảm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Đại để

quan trong kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì tăng 1 bậc, nhiều nữa thì tăng 2 bậc, ít việc thì giảm 1 bậc, ít nữa thì giảm từ 2 đến 5 bậc. Các quan ngoài kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì giảm 1 bậc, chỗ ít việc nữa thì giảm từ 3 đến 5 bậc. Các thí quan tùy theo chỗ nhiều hay ít việc, sau khi đã tăng hoặc giảm rồi, lại giảm xuống 3 bậc nữa mà cấp” [16, tr. 464 - 465]. Điều này đã phần nào tạo ra sự công bằng, ít nhiều giảm chi ngân sách nhà nước.

Lê Thánh Tông cũng rất chú trọng tới việc đãi ngộ quan lại ở địa phương thông qua việc ban cấp lương bổng và lộc điền. Cùng một phẩm bậc như nhau nhưng quan lại địa phương được lĩnh lương cao hơn quan lại triều đình từ 2 đến 3 quan tiền. Các quan địa phương được cấp ở mức cao nhất tới 80 mẫu đất làm vườn, ao; trong khi quan lại trong triều đình chỉ được cấp cao nhất là 5 mẫu [36, tr. 130]. Những quan lại ở các địa phương khi thừa hành công việc còn được cấp tiền chức vụ tra phái, khi đến nhậm chức được thu tiền gạo cung mừng như quan phủ, huyện tới nhậm chức được thu mỗi đại xã 5 tiền và 1 thúng gạo, mỗi trung xã 4 tiền và 1 thúng gạo, mỗi tiểu xã 3 tiền và 1 thúng gạo. Đây là chế độ ưu đãi về vật chất có cơ sở tương đối hợp lý, vì cấp quản lý càng xa trung ương thì sẽ càng có nhiều khó khăn hơn so với ở kinh đô; mặt khác, chính sách ưu đãi vùng sâu vùng xa đó nhằm ràng buộc đội ngũ quan lại địa phương với triều đình không chỉ bằng pháp luật, giám sát kiểm tra mà còn thông qua lợi ích về kinh tế, nhằm động viên, khích lệ quan lại địa phương.

Chính sách ưu đãi về mặt tinh thần: được Lê Thánh Tông thể hiện qua chế độ phong tước và lệ tập ấm.

Lệ phong tước đã xuất hiện từ thời Ngô, Đinh; đến thời Lý, Trần thì được quy định và đặt thành quy chế chặt chẽ; tiếp tục được kế thừa và hoàn thiện cho tới thời Lê sơ, đến Lê Thánh Tông thì hoàn bị. Quan lại giữ những chức vụ quan trọng trong triều thường được phong tước tức là các danh hiệu

phẩm hàm vinh dự, các tước này nguyên là danh hiệu của các quý tộc tông thất. Theo đó, bậc thang tước hiệu từ trên xuống dưới là vương, công, hầu, bá, tử, nam. Con cháu quan lại nhờ uy tín của cha ông mà tiếp theo được phong tước, tuy có giảm đi một bậc theo phả hệ, đó là chế độ tập ấm. Theo nguyên tắc, nếu không có công lao mới thì một đại thần được phong tước vương, con cháu sau năm đời mới mặc nhiên hết tước, trở thành dân thường. Bản thân các quan lại không chỉ được nhà nước miễn thuế, miễn phu, miễn lao dịch mà con cháu họ theo chính sách tập ấm cũng được hưởng những quyền lợi tương tự.

Tháng 10 năm 1484, Lê Thánh Tông ban sắc chỉ: “Con cháu các vị công thần khai quốc hễ là các công thần khoảng năm Thuận Thiên đã nhận quan chức hoặc (các công thần) tuy không được ban tên tự nhưng đã được dự vào hàng công thần khai sáng, khoảng năm Thuận Thiên, cũng dự có công đã được quan chức đến nhất, nhị phẩm, nếu con cháu của họ còn ở trong quân ngũ thì cho chính người ấy đưa đơn kêu ở hai ty Thừa, Hiến bản xứ, làm bản tâu lên, giao cho Binh bộ xét thực, nếu sức vóc có thể dùng được thì sung làm tuấn sĩ vệ Cẩm Y, nếu sức yếu không làm nổi thì cho được miễn phu dịch” [16, tr. 487].

Theo lệ tập ấm thì các con và cháu đích tôn của các vị vương, công, hầu, bá, tử, nam nếu được nhận xét là có khiếu chăm học thì được cho vào học ở Chiêu văn quán. Cứ 3 năm một lần, bộ Lễ sẽ tổ chức cho thi khảo một lần. Ai thi đỗ được bổ vào các chức thư lại. Muốn được bổ nhiệm ra làm quan thì họ phải thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Những người không đỗ, nếu có sức khỏe sẽ được sung vào ngạch võ giai. Với lệ tập ấm, Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện thuận lợi cho những con cháu trong hoàng tộc, con cháu các đại thần, những người có công với triều đình có điều kiện trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức để đảm đương việc nước, họ phải thi đỗ trong các kỳ thi mới được bổ nhiệm làm quan. Nếu chỉ có nguồn gốc xuất thân là con cháu hoàng tộc, con cháu quan đại thần mà không có học vấn thì

họ cũng được nhà vua phong hàm, nhưng đó chỉ là hư hàm và không được làm quan. Cách làm này của Lê Thánh Tông đã tạo ra cho triều đại của ông một đội ngũ quan lại vừa có quan hệ thân tộc tin cậy, vừa có học thức, thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; đồng thời, cũng giúp ngăn chặn được tình trạng ỷ thế, ỷ lại của con cháu những gia đình quyền thế.

Tháng 6 năm 1492, vua ra sắc chỉ cho con cháu công thần được nhận chức tản quan: “Hồi mở nước, người nào dự theo nghĩa quân, đã nhận các danh hiệu Chánh đốc, Đồng đốc vì đánh giặc Ngô chết trận mà chưa được quan chức phẩm trật, cùng những người có họ tên trong sổ công thần Lũng Nhai như là Lê Trạo, lúc còn sống chưa làm quan đến nhất nhị phẩm, nay vẫn còn con cháu thì cho làm giấy báo lên, Lại bộ xét thực, xếp loại tâu lên, sẽ trao cho chức nhất phẩm tản quan” [16, tr. 504].

Chế độ khen thưởng luôn được Lê Thánh Tông chú trọng trong quá trình cai trị, nhất là với những người có tài, có thành tích trong thực thi trách nhiệm công việc hay kể cả việc quan lại tiến cử được người hiền tài. Tháng 5 năm 1464, vua ra sắc dụ chưởng Hình bộ Lê Cảnh Huy rằng: “Ngươi nhiều lần giữ chức then máy của triều đình, công tích đáng ghi, đã hết lòng can ngăn nói thẳng chỉ ra lỗi lầm của Trẫm, dẫu nửa được nửa hỏng, nhưng phương cứu tệ, giúp đời xuất phát từ lòng trung quân ái quốc, đã liền dòng liền trang rồi. Từ nay về sau, ngươi hãy xét kỹ những việc oan uổng, dẹp bớt những kẻ gian ngoan, bàn luận ở triều đình cho trắng đen sáng tỏ, phải đối chiếu với nghĩa lý, chớ có làm điều khôi hài. Trao cho chức lớn, ký thác việc nặng, Trẫm chỉ còn trông đợi ở một khanh thôi” [16, tr. 401].

Đến thời Lê Thánh Tông các chức quan địa phương từ phủ đến huyện, châu đã có ấn riêng và được xếp vào các hàng phẩm trật. Quan tri phủ hàm tòng lục phẩm, quan tri huyện hàm chánh lục, tri châu hàm tòng thất… Quy định này một mặt thể hiện chính sách ưu đãi về tinh thần của triều đình đối

với quan địa phương, đem lại vinh hạnh cho quan lại địa phương và khuyến khích họ làm việc; mặt khác, góp phần tích cực điều chỉnh, sắp xếp lại hệ thống quan hàm làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm của đội ngũ quan lại.

Đại Việt dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông là một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, điều này có được là nhờ tài năng của Lê Thánh Tông đã nhận thức đúng đắn về vai trò điều tiết quan trọng của chính sách xã hội, sử dụng đúng mực công cụ vô hình của quyền lực để có thể tạo ra lực lượng hiện thực hóa sức mạnh đó, bên cạnh đó là dựa vào đội ngũ quan lại. Quan lại thời này được ông tuyển chọn chất lượng chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách xã hội của lê thánh tông (Trang 46 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)