Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và phát huy va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nội dung quan điểm quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1945-1949)

2.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và phát huy va

vai trò chiến lược của từng lực lượng

Trong Chỉ thị về việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (1944), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đề cập một vấn đề rất cơ bản, là lực lượng vũ trang cách mạng phải bao gồm đội quân chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Giáp đã vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng không chỉ trong những ngày khởi nghĩa vũ trang mà là trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trải qua quá trình khẩn trương xây dựng, bộ đội chủ lực bước vào kháng chiến toàn quốc với quân số khoảng 8 vạn và đã trở thành Quân đội quốc gia, nhưng Vệ quốc đoàn thực chất vẫn chỉ là một đội du kích, được tổ chức quy mô tiểu đoàn và trung đoàn. Qua Chiến dịch Việt Bắc, dù bộ đội chủ lực đã lớn lên một bước rất quan trọng theo quy luật phát triển mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “như suối mới chảy, như lửa mới nhen”, nhưng về nhiều mặt, Vệ quốc đoàn thực chất vẫn còn là một đội quân du kích.

Ngày 25 tháng 5 năm 1947, Hội nghị dân quân lần thứ nhất được triệu tập. Tại hội nghị lần đầu tiên vai trò chiến lược của dân quân tự vệ được xác định. Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đọc báo cáo tại hội nghị đánh giá rất cao vai trò của dân quân, tự vệ đồng thời đã đề ra được những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của dân quân tự vệ. Bản báo cáo khẳng định công cuộc xây dựng và củng cố dân quân du kích, chúng ta phải coi nó là quan trọng ngang hành với công cuộc củng cố bộ đội chủ lực... Về nhiệm vụ của dân quân du kích, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp xác định: “Về mặt quân sự, tức là phải phối hợp với chủ lực tác chiến hay độc lập tác chiến để tiêu diệt quân địch, bảo vệ làng mạc, ruộng nương cho dân; về mặt chính trị, tức là dùng phương thức vũ trang tuyên truyền mà trừ gian và giữ vững tinh thần cho dân; về mặt kinh tế, tức là bảo vệ cho dân hay trực tiếp giúp dân cày cấy, gặt hái..., những đội du kích thoát ly cũng phải có nột bộ phận tăng gia sản xuất để đi đến chỗ tự cung tự cấp” [22, tr. 178].

Để xây dựng lực lượng vũ trang địa phương không ngừng lớn mạnh, Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương thực hiện các cuộc vận động, rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh bộ đội. Qua các kỳ luyện quân lập công, quân đội và dân quân đã có những tiến bộ vượt bậc đóng góp vào thành công của cuộc kháng chiến. Để phát huy những thành công đó, ngày 21 tháng 5 năm 1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra Huấn lệnh về cuộc vận động rèn cán chỉnh quân trong

quân đội. Cuộc vận động rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội bao gồm cả bộ

đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân nhằm mục đích là kiện toàn bộ đội chủ lực, xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân để làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng chủ lực đủ mạnh, lực lượng hậu bị đầy đủ hơn, đủ sức và kịp thời thực hiện các phương châm chiến lược mới. Đó là thực hiện phương châm du kích chiến là chính kết hợp vận động chiến và tiến tới đẩy mạnh vận động chiến.

Thực hiện chủ trương phát triển từng lực lượng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh cụ thể vào việc xây dựng từng lực lượng.

Bộ đội chủ lực có nhiệm vụ tiến tới đánh vận động chiến, nên bộ đội chủ

lực phải nắm vững những tri thức cần thiết cho vận động chiến và dựa vào những nguyên tắc thích hợp với vận động chiến [53, tr. 25]. Mỗi cán bộ, đội viên trong bộ đội chủ lực phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong đơn vị và trong cuộc kháng chiến. Bộ đội chủ lực phải chấn chỉnh biên chế, đề cao chất lượng nếu cần thì tập trung cán bộ và hỏa lực vào phát triển ở một số trung đoàn; phối hợp chặt chẽ giữa các vũ khí, củng cố các binh chủng chuyên môn và phương tiện chủ huy; không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật chiến đấu trên mọi địa hình, kỹ thuật sử dụng vũ khí bộ binh, kỹ thuật công binh, pháo binh và thông tin liên lạc; không ngừng hoàn thiện nguyên tắc, hình thức cách phối hợp trong các chiến thuật cơ bản; huấn luyện chiến thuật đánh du kích, đánh chính quy; đề cao dân chủ và kỷ luật trong huấn luyện và xây dựng quân đội.

Bộ đội địa phương có nhiệm vụ cùng dân quân phát động chiến tranh du kích trong địa phương, bảo vệ địa phương, thay thế dần chủ lực chuẩn bị chiến trường, phối hợp tác chiến với chủ lực, bổ sung cho chủ lực và phát triển thành bộ đội chủ lực [53, tr. 26-27]. Như vậy, bộ đội địa phương cũng là một lực lượng vũ trang nhân dân, tham gia chiến đấu như bộ đội chủ lực và tiến dần thành bộ đội chủ lực, nhưng bộ đội địa phương khác bộ đội chủ lực về nhiệm vụ và tính chất (địa phương, du kích). Do vậy về tổ chức, việc xây dựng bộ đội địa phương theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần phải căn cứ vào nhu cầu tác chiến, nhu cầu khuếch trương chủ lực, điều kiện nhân lực và khả năng tự túc của từng địa phương; thực hiện nguyên tắc biên chế thích hợp với điều kiện vũ khí và điều kiện chiến đấu của từng địa phương, vũ khí phân phối hợp lý; bộ đội địa phương cũng phải học tập kỹ thuật, chiến thuật thích hợp căn cứ vào trình độ bộ đội, điều kiện vũ khí, điều kiện chiến đấu của địa phương, địa hình. Đặc biệt, bộ đội địa phương thường hoạt động độc lập, phân tán, trình độ không đồng đều nên việc thực hiện dân chủ, kỷ luật theo Đại tướng cần phải thích hợp, bảo đảm tính chất tự động và phát huy sáng kiến của cấp dưới.

Dân quân là một lực lượng lớn lao có nhiệm vụ cùng bộ đội địa phương

phát động chiến tranh du kích, bảo vệ làng mạc; tổ chức cho dân quân đánh giặc và chống giặc; chuẩn bị bổ sung cho bộ đội địa phương và chủ lực; phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực; tham gia công tác hậu phương, ủng hộ tiền tuyến [53, tr. 28]. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dân quân “là một tổ chức để chuẩn bị cho người công dân thi hành nghĩa vụ tòng quân. Muốn chỉnh đốn bộ đội chủ lực, xây dựng bộ đội địa phương mà không phát triển dân quân tất không thể được” [53, tr. 28]. Do vậy, trong giai đoạn này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quán triệt cần phải hiểu rõ nhiệm vụ và địa vị quan trọng của dân quân trong cuộc chiến tranh nhân dân để từ đó chú trọng phát triển dân quân thành một tổ chức rộng rãi bao gồm toàn thể những công dân có nghĩa vụ tòng quân và cả các thành phần tình nguyện; kiện toàn các đội dân quân du kích xã.

Công tác của lực lượng dân quân ngoài tăng gia sản xuất cũng cần phải huấn luyện một cách thiết thực cho dân quân nhiệm vụ tác chiến và công tác hậu phương đó là: lập làng chiến đấu, làm vườn không nhà trống; biết tác chiến chống càn quét, quấy rối, đánh địa lôi, diệt tề, trừ gian; chống phá hoại; địch vận, canh gác, phòng gian, giao thông liên lạc, vận tải tiếp tế; bao vây kinh tế địch; điều tra địch tình, chuẩn bị chiến trường, phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

Tùy theo từng hoàn cảnh địa phương (vùng tự do, vùng địch hay tạm chiếm), tùy trình độ và nhiệm vụ các đơn vị dân quân mà định cách thức tổ chức rộng hay hẹp, chương trình huấn luyện cao hay thấp về tri thức quân sự phổ thông, kỹ thuật, chiến thuật; cần đặc biệt chú trọng củng cố tổ chức, đề cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho dân quân trong các vùng chiến lực quan trọng như dọc đường giao thông lớn, trong các đô thị lớn, các vùng mỏ, cao su...

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Nhưng thế nào là bộ đội địa phương, bộ đội địa phương và dân quân, du kích khác nhau như thế nào? Khó có thể có sự phân biệt rạch ròi trong gia đoạn này. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó vẫn là ba lực lượng riêng biệt. Đôi khi dân quân có tính địa phương nhưng không có tính chất bộ đội. Có nhiều khi những bộ phận quân đội đi làm nhiệm vụ của bộ đội địa phương nhưng vẫn là đơn vị quân đội chính quy, cũng có khi bộ đội vẫn còn nhiều tính địa phương. Bộ đội địa phương đã thoát ly sản xuất ở xã, có kỷ luật hẳn hoi, sinh hoạt tập thể, có tính chất của một bộ đội (nhưng không phải không có kế hoạch tăng gia sản xuất). Đồng thời nó lại chưa phải làm nhiệm vụ chung của bộ đội chính quy. Trình độ phát triển của nó, nói chung còn kém bộ đội chính quy và có tính địa phương, tức là bảo vệ địa phương, đồng thời nhiệm vụ của nó đối với dân quân xã rất nặng. Bộ đội địa phương còn có tính địa phương nữa, là về mặt trang bị cấp dưỡng do địa phương phụ trách.

Như vậy là, từ chỉ thị chung của lãnh tụ Hồ Chí Minh về hai lực lượng chủ lực và địa phương thời kỳ thành lập Đội Quân giải phóng cuối năm 1944,

Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào điều kiện cụ thể là thời chiến của Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu của chiến trường và cuối cùng đã tìm ra phương thức tốt nhất, độc đáo của Việt Nam, đó là xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích.

Có thể khẳng định rằng, với ba lực lượng chiến lược được hình thành hoàn chỉnh trong hệ thống lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên quy mô chiến lược, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có đầy đủ điều kiện để tiến hành các hình thức chiến tranh, tác chiến là du kích, chính quy. Và thực tế ông cũng khéo léo kết hợp cả hai hình thức chiến tranh trong thực tiễn điều hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam.

2.2.3. Phát động chiến tranh du kích, khéo kết hợp gữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy

Ngay từ khi Pháp mới trở lại gây hấn, tương quan lực lượng rất chênh lệch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra phương hướng hành động cho quân, dân Nam Bộ là hòa vào trong dân để mà duy trì cuộc chiến đấu. Đầu năm 1946 khi việc giải giáp quân Nhật ở miền Nam đã xong, quân Anh đã rút về nước, phạm vi chiếm đóng mà quân Anh “bàn giao lại” rất rộng, sau đó Pháp lại phải đưa một bộ phận quan trọng quân viễn chinh ra Bắc sau Hiệp định sơ bộ, nên quân Pháp ngày càng lâm vào khủng hoảng quân số nghiêm trọng. Thực dân Pháp đã bắt đầu tuyển mộ quân đội tay sai, tuy nhiên phạm vi chiếm đóng đã bị chững lại. Ở rất nhiều nơi, kể cả nhiều vùng ven đô và gần đường giao thông chiến lược, thế chiếm đóng của quân Pháp bị căng mỏng, rất sơ hở. Đó là thời cơ thuận lợi để Chủ tịch Quân sự ủy viên hội Võ Nguyên Giáp động viên khuyến khích quân và dân miền Nam thực hiện chủ trương “khởi nghĩa lại”, khôi phục quyền làm chủ nhiều vùng, tạo nên một cục diện ngày càng có lợi cho lực lượng

kháng chiến. Do thiếu binh lực nên thực dân Pháp phải chấp nhận không cưỡng nổi một thực tế là chiến tranh du kích đã xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Đầu năm 1946, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp lại chỉ cho các cấp chỉ huy ở Nam Trung Bộ đưa binh lực luồn vào vùng sau lưng địch, phát động nhân dân, bám lấy dân để đánh địch, từng bước gây dựng cơ sở chính trị và vũ trang trong vùng tạm bị chiếm, tiến lên phát động chiến tranh du kích, trước hết là trên địa bàn rừng núi miền Tây Nam Bộ. Ngay từ những ngày đầu của kháng chiến toàn quốc, vấn đề triển khai thế toàn dân đánh giặc, từng bước chuyển sang du kích vận động chiến, tiêu hao địch rộng rãi và buộc quân Pháp phải căng kéo binh lực đối phó khắp nơi, luôn là một trong những công việc được Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp ưu tiên hàng đầu. Qua thực tế chỉ đạo của Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp trong mùa khô năm 1947, chúng ta thấy Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã sớm quan tâm đặc biệt đến phong trào du kích.

Giữa tháng 11 năm 1947, khi cuộc tiến công của địch đang diễn ra trên nhiều địa phương trong căn cứ Việt Bắc, Tổng Chỉ huy đã khẳng định “du kích chiến tranh là căn bản” trong huấn lệnh Phát động du kích chiến tranh - nhiệm

vụ quăn sự căn bản trong giai đoạn này. Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã phân

tích tính bức thiết phải phát động chiến tranh du kích để đối phó với chiến tranh lan rộng và đối phó với chiến thuật mới của thực dân Pháp. Chỉ có phát động được chiến tranh du kích rộng rãi thì lực lượng vũ trang địa phương mới thực hiện được nhiệm vụ:

Thứ nhất là giữ vững cơ sở nhân dân. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng do vũ trang tuyên truyền, trừ gian diệt địch, giúp dân mà làm cho tinh thần kháng chiến của nhân dân càng cao, giữ và củng cố được cơ sở chính trị của cuộc kháng chiến toàn dân.

Thứ hai phải cướp vũ khí của địch để trang bị cho lực lượng du kích. Đây là nhiệm vụ quân sự căn bản bởi du kích không những tiêu hao được địch, góp những thắng lợi nhỏ thành một thắng lợi lớn mà còn cướp được súng đạn của

địch để tự vũ trang cho mình. Vũ khí của quân du kích là ở trong tay địch. Đó là phương pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề trang bị cho du kích của tất cả các nước nhược tiểu. Đấy là điều kiện tất yếu, làm cho du kích càng đánh càng trưởng thành, phát triển.

Trong huấn lệnh cũng chỉ ra các hình thức hoạt động như quây rối, phá hoại, trừ gian - phòng gian, tìm mọi cách tiêu diệt từng bộ phận nhỏ của quân Pháp và phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực. Hoạt động của du kích phải quán triệt tinh thần tích cực, bí mật, nhanh chóng, tránh mạo hiểm, thực hiện càng đánh, càng mạnh.

Tổng Chỉ huy Võ kiểm điểm lại kết quả và những thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương phát động chiến tranh du kích trong thời gian qua đồng thời chỉ ra những việc cần làm ngay để đẩy mạnh chiến tranh du kích, bao gồm cả sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, việc kiện toàn tổ chức và xác định đúng phương thức hoạt động. Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh về chiến thuật, đã là du kích thì phải đánh du kích thì mới có thể tiến mạnh lên được. Nên sửa chữa cái lối đánh chính quy, ham đánh trận lớn, lấy cớ tập trung hỏa lực để tiêu phí đạn dược.

Trong báo cáo tổng kết Chiến dịch Việt Bắc, khi đánh giá phong trào chiến tranh du kích, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp cũng đã nhận xét rằng trong mệnh lệnh tác chiến ngày 4 tháng 10 năm 1947, phương châm đề ra thì đúng nhưng không cụ thể. Do đó, chiến tranh du kích không phát động được.

Theo ông, du kích khá đến đâu nhưng khi địch tới mà không có bộ đội là mất tinh thần, không chiến đấu được. Vì vậy phải có một bộ phận bộ đội phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 56)