7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Cùng Bộ Tổng tư lệnh phát triển chiến tranh du kích, tiến lên vận
động chiến, đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kỳ mới (1948-1949)
Đầu tháng 1 năm 1948, Hội nghị Tổng Quân ủy mở rộng họp để tổng kết sự lãnh đạo của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng chỉ huy trong chiến dịch Viêt Bắc. Trong bản báo cáo trình bày tại hội nghị, Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp lược lại mục đích cuộc hành binh của địch, lực lượng, sử dụng, kế hoạch từng bước của thực dân Pháp trong hành binh, những điểm đạt được và không đạt được và nguyên nhân thất bại từng mặt của thực dân Pháp.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng [52, tr. 488]. Chiều ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ phong quân hàm được tổ chức trọng thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp trao sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Người phát biểu: “Hôm nay, thay mặt Chính phủ và nhân dân... Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ công hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho” [52, tr. 488].
Ngày 30 tháng 11 năm 1948, Bộ Tổng chỉ huy triệu tập hội nghị Mặt trận Hà Nội - Đường 5 - Hải Phòng để nghiên cứu huấn lệnh của Bộ Tổng chỉ huy gửi cho Mặt trận. Việc phát triển chiến tranh nhân dân dọc Đường 5 đã dẫn đến quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng chỉ huy thành lập Mặt trận Hà Nội - Đường 5 - Hải Phòng. Tổng Chỉ huy Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì hội nghị. Kết luận Hội nghị, Đại tướng Tổng chỉ huy khẳng định nhiệm vụ của mặt trận Hà Nội - Đường 5 - Hải Phòng là rất nặng nề. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhấn mạnh, cần phải có tinh thần, có chủ trương chính xác và
nỗ lực luyện tập để nâng cao khả năng kỹ thuật, chiến đấu có như vậy mới giành được thắng lợi trước thực dân Pháp.
Tóm lại, trong năm 1948, thực hiện phương châm của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy là “biến hậu phương địch thành tiền phương của ta” quân và dân ta từ Nam chí Bắc đã thu nhiều thắng lợi vẻ vang. Sau một thời gian chấp hành chủ trương trở về bám dân, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, lực lượng kháng chiến đã có hàng trăm đội xung phong công tác, đại đội độc lập, đại đội vũ trang tuyên truyền cùng hàng ngàn cán bộ chiến sĩ các ngành dân - chính - đảng tiến vào vùng địch tạm chiếm hoạt động. Chính vì vậy cơ sở chính trị được xây dựng lại ở hầu khắp vùng địch tạm chiếm, phong trào chiến tranh du kích được khôi phục.
Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 6 họp từ ngày 14 đến 18 tháng 1 năm 1949 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh đã ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm 1949, phương châm chiến lược và những công tác quân sự cần kíp tích cực chuẩn bị tổng phản công. Trong hội nghị cán bộ Trung ương lần này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương đã đọc một bản báo cáo về quân sự. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi dẫn chứng những thực tế về chủ trương và hoạt động của quân đội nhân dân Việt Nam và của thực dân Pháp trên chiến trường đã khẳng định: sau Việt Bắc, cuộc kháng chiến đã bước sang giai đoạn mới.
Sau Hội nghị cán bộ Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Chỉ huy kiêm Tổng Chính ủy triệu tập cuộc họp cán bộ quân sự và chính trị cao cấp vào ngày 20 tháng 1 năm 1949 để phổ biến kết quả Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu. Tổng chỉ huy - Tổng quân ủy thấy rằng, sau hội nghị cán bộ Trung ương, cần bàn sâu thêm về mặt quân sự để chỉ huy các chiến trường quán triệt sâu sắc thêm về mặt quân sự và triển khai thuận lợi hơn kế hoạch tổng phản công. Kế hoạch đề ra là phải nhằm hướng yếu nhất của địch và có tác dụng chiến
lược lớn đối với lực lượng kháng chiến, tập trung mở một chiến dịch tiến công, giành thắng lợi căn bản, đẩy mạnh kháng chiến lên một bước phát triển mới; phải tiếp tục mở những chiến dịch lớn, tiêu diệt sinh lực địch, đánh tan các khối ngụy binh, dồn hẹp phạm vi của địch, giành chiến lược cục bộ [48, tr. 52]. Để thực hiện nhiệm vụ, chủ trương và kế hoạch tác chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng “vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết hết sức khẩn trương là vấn để xây dựng lực lượng, cấp bách nhất là xây dựng bộ đội chủ lực” [52, tr. 553].
Sau một thời gian chuẩn bị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 13 tháng 9 năm 1949, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký mênh lệnh số 377/CSV chuẩn bị chiến dịch Lê Lợi (chiến dịch Hòa Bình). Mục đích của chiến dịch là nhằm phá thế uy hiếp của thực dân Pháp sau lưng Liên khu 3 (Hòa Bình); mở rộng đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3; tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; phá khối ngụy binh Mường. Phương châm của chiến dịch là tập trung binh lực tiêu diệt những vị trí của địch trong phạm vi Hòa Bình, Xuân Mai, Vũ Bản, Suối Rút, đánh tiếp viện, giao thông và tiếp tế của địch. Chú trọng mở rộng cơ sở phát động chiến tranh nhân dân, phát triển ngụy vận. Chiến dịch Lê Lợi kết thúc cuối tháng 1 năm 1950. Kết quả lực lượng kháng chiến đã phát triển chiến tranh du kích địa phương, đánh mạnh vào kế hoạch lập xứ Mường tự trị và tinh thần lính ngụy người Mường. Phá được một phần thế uy hiếp của thực dân Pháp đối với phía tây Liên khu 3, bước đầu mở rộng được đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với vùng Thanh - Nghệ.
Thực tế đã chứng minh, các chiến dịch nhỏ trong những năm 1948-1949, với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tổng Quân ủy mà trực tiếp là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp từ khâu chuẩn bị cho đến khi chiến dịch kết thúc, có tầm quan trọng đặc biệt đối với từng bước tiến vững chắc: càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành của bộ đội chủ lực của bộ và của khu trên bước đường từ phát