Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 28 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Xuất phát từ đƣờng lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và

1.3.1. Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh quyết liệt, nhưng vì thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn nên chưa giành được thắng lợi. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã với đường lối chính trị đúng đắn của Đảng là nhân tố cơ bản nhất quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, quyết định sự hình thành và phát triển của đường lối quân sự. Đường lối quân sự là một bộ phận hữu cơ của đường lối chính trị, là sự vận dụng sáng tạo học

thuyết Mác - Lênin về khởi nghĩa và chiến tranh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nó kế thừa và phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng mới những truyền thống quân sự lâu đời của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm đấu tranh quân sự tiên tiến của cách mạng thế giới. Đường lối đó đã hình thành và phát triển từng bước trên cơ sở thực tiễn ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng lâu dài ở Việt Nam.

Coi khởi nghĩa vũ trang là sự nghiệp của đông đảo quần chúng, trước hết là quần chúng công nông, phải lấy việc vận động quần chúng làm điều cốt yếu trong Luận cương chính trị năm 1930, Đảng đã chỉ rõ: “Điều cốt yếu trong công tác hàng ngày của Đảng là phải thâu phục quảng đại quần chúng để làm cho cuộc bạo động tương lai được thắng lợi” [40, tr. 35].

Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phải lấy việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm nền tảng, đồng thời coi trọng việc huấn luyện quân sự cho quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang của quần chúng và vận động binh lính địch. Đảng chỉ rõ, muốn làm tròn nhiệm vụ của Đảng trong cách mệnh, trước hết phải tổ chức ra những đoàn thể độc lập (công hội, nông hội v.v..). Đồng thời, cần phải lập ra công nông tự vệ đội để bảo đảm anh em lao động trong lúc đình công, hội họp, thị oai, tuần hành... [25, tr. 91]. Đảng đã kịp thời phê phán tư tưởng hữu khuynh trong một số cán bộ, đảng viên không dám tổ chức đội tự vệ, không dám dùng đội tự vệ để chống lại sự khủng bố. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (1930) đã nêu lên vấn đề “tổ chức bộ quân sự của Đảng để: Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện; Giúp cho công nông hội tổ chức tự vệ; Vận động trong quân đội của bọn địch nhơn” [25, tr. 116].

Tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc). Ngoài những Nghị quyết về đường lối cách mạng, về các mặt công tác để chuẩn bị điều kiện cho phong trào cách mạng Đông Dương bước sang một thời kỳ mới, Đại hội đã có riêng một Nghị quyết về Đội tự vệ nhằm tổng kết những kinh nghiệm về tổ chức lãnh đạo và hoạt động của đội tự vệ. Nghị quyết đã nêu

rõ mục đích của việc tổ chức Đội tự vệ:

1. Ủng hộ quần chúng hàng ngày.

2. Ủng hộ quần chúng trong các cuộc đấu tranh.

3. Ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ cách mạng của công nông. 4. Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng, chống quân thù giai cấp

tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi” [28, tr. 91].

Đảng đã đề ra những nguyên tắc xây dựng đội tự vệ. Trong đó, về mặt chính trị, Nghị quyết xác định bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của đội tự vệ. Đội tự vệ là một tổ chức có tính chất nửa quân sự của quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu của công nông do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo: Công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương, quân uỷ của Đảng cộng sản. Nghị quyết nhấn mạnh: “Luôn luôn phải giữ tính chất cách mạng của đội tự vệ”. “Luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm

ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực” [28, tr. 93].

Nghị quyết đã đề ra nguyên tắc: xây dựng kỷ luật và dân chủ nội bộ dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng: Nghị quyết nhấn mạnh phải giữ quan hệ mật thiết giữa đội tự vệ với quần chúng nhân dân. Đội tự vệ tổ chức và phát triển mật thiết liên lạc với quần chúng, hàng ngày đội tự vệ phải chăm lo tranh đấu, ngăn cản bọn thù giai cấp nhũng nhiễu công nhân, nông dân. Đội tự vệ phải hết sức ủng hộ quần chúng lao động trong các cuộc bãi công, mít tinh, bãi thị,v.v... Giữ vững bản chất cách mạng, bản chất giai cấp của đội tự vệ, giữ vũng và củng cố sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng tự vệ, giáo dục nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị cho đội viên tự vệ; thực hiện chế độ dân chủ, đi đôi với kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết nội bộ, tăng cường quan hệ mật thiết với nhân dân, vận động binh lính địch… là những nguyên tắc xây dựng lực lượng tự vệ về mặt chính trị mà Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã đề ra. Đó cũng là những quan điểm đầu tiên rất cơ bản của Đảng ta trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nghị quyết đã giải quyết những vấn đề về tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện cho Đội tự vệ thích hợp với tình hình và nhiệm vụ bảo vệ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Về tổ chức, biên chế: Từ 5 người tới 9 người tổ chức thành một tiểu đội; ba tiểu đội tổ chức một trung độ, Ba trung đội tổ chức thành một đại đội, cứ theo phép “tam tam chế” mà tổ chức lên… Nghị quyết vạch rõ: “Đến các cuộc đấu tranh của quần chúng, Đội tự vệ thường trực kia lấy thêm một bộ phân quần chúng đấu tranh lo việc tự vệ dưới quyền chỉ huy của mình theo kế hoạch của mình đã sắp đặt sẵn hay tuỳ hoàn cảnh mà xoay trở. Bộ phận quần chúng này sau cuộc tranh đấu thì nói chung là hết vai tự vệ, Tự vệ thường trực lựa kẻ kiên quyết mà kết nạp thêm”. Vừa có nòng cốt vững chắc, vừa có lực lượng quần chúng đông đảo, đó là cách tổ chức thích hợp nhất lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện quan điểm “toàn dân vũ trang” của Đảng.

Về trang bị của Đội tự vệ. Đảng ta đã đấu tranh chống lại khuynh hướng cho rằng cần phải có súng có lựu đạn mới tổ chức được Đội tự vệ. Đảng đã chỉ rõ Đội tự vệ tuy chỉ có vũ khí thô sơ, nhưng nó có tổ chức, có huấn luyện, có kế hoạch thống nhất, có tinh thần đấu tranh, hiểu rõ trách nhiệm cách mạng của mình và được quần chúng ủng hộ, nên có sức mạnh của nó. Ngược lại, phải tìm cách cướp lấy súng của địch mà trang bị cho mình, có càng nhiều vũ khí càng tốt để huấn luyện và chiến đấu khi cần thiết.

Về huấn luyện quân sự Nghị quyết đã vạch ra rằng: “Phải huấn luyện cho đồng chí, cho các đội tự vệ công nông biết dùng các món binh khí thông thường như súng lục, súng trận, liên thanh, tạc đạn, biết chiến thuật đánh nhau trong thành phố, chiến thuật du kích chiến tranh,v.v.”. Đối với quần chúng thì “trong, sau những cuộc mít tinh, cuộc oai thị, nếu có hoàn cảnh thuận tiện thì kéo quần chúng tập đi đứng cho có hàng ngũ, tập cách thức tránh tàu bay, tránh tạc đạn, liên thanh v.v.”. Nghị quyết còn nêu rõ: “Nhiệm vụ quân sự huấn luyện quần chúng là quan trọng, nhưng phải chú trọng hơn hết là thâu phục quần chúng theo ảnh hưởng cộng sản” [28, tr. 90-108].

Suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giành chính quyền, Đảng đã xác định đó là con đường đấy tranh chính trị rộng khắp kết hợp với đấu tranh vũ trang từ thấp đến cao, thực hành khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở những nơi có điều kiện, giành chính quyền ở từng địa phương tiến lên giành phát động tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước khi có thời cơ thuận lợi. Cùng với đó, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định một hệ thống các quan điểm về: khởi nghĩa toàn dân, phải làm cho chiến tranh du kích sinh sôi nảy nở thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân toàn xứ; đường lối xây dựng lực lượng để tiến hành khởi nghĩa với việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ bản, trên cơ sở đó, phải hết sức coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về nhiệm vụ xây dựng và củng cố cơ sở chính trị ở nông thôn cũng như thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn với phương châm dựa chắc vào nhân dân, chủ yếu là nông dân, đi từ cơ sở bí mật, cơ sở vũ trang bí mật, khu du kích rồi tiến lên xây dựng khu căn cứ du kích, mở rộng và nối liền thành khu giải phóng; tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang là phải đấu tranh toàn diện cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tùy tình hình mà khéo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang từ thấp lên cao, phải luôn giữ thế chủ động thế tiến công, kể cả khi địch đánh vào căn cứ địa cũng phải “dĩ công vi thủ”...

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tất yếu và là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Nghị quyết về Đội tự vệ của Đại hội Đảng lần thứ nhất có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới thành lập. Lần đầu tiên những nguyên tắc xây dựng về chính trị cũng như về quân sự của lực lượng nửa vũ trang cách mạng đã được đề ra một cách cơ bản và tương đối toàn diện. Những nguyên tắc ấy thể hiện quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng và quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xây dựng lực lượng vũ trang trong hoàn cảnh đấu tranh chính trị thời kỳ đó.

Những nguyên tắc đó là cơ sở đầu tiên cho quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng sau này.

Trong suốt sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng là ngọn cờ soi đường chỉ lối, cùng với sự lãnh đạo trong quá trình tổ chức thực tiễn tài tình giúp cho các lực lượng vũ trang cách mạng và toàn dân tộc bước vào cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng với trăm trận trăm thắng. Đồng thời đó là cơ sở, nền tảng để Võ Nguyên Giáp đúc rút, góp phần hình thành, bổ sung và làm phong phú tư duy, quan điểm quân sự của mình trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 28 - 33)