Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 33 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Xuất phát từ đƣờng lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và

1.3.2. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc, biểu tượng sáng ngời của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Việt Nam. Mọi thắng lợi mà nhân dân Việt Nam giành được đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo kiên cường và sáng suốt, từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắng của Đảng và gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã phát hiện, bồi dưỡng và phát triển nhiều thế hệ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực và họ cũng thực sự trở thành những người học trò xuất sắc, ưu tú của Người trong quá trình cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành lại độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.

Võ Nguyên Giáp có vinh dự và may mắn sớm gặp Hồ Chí Minh, được sống và làm việc thường xuyên bên Người trong rất nhiều năm. Ông cũng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thấm đẫm tư tưởng, đạo đức và lối làm việc Hồ Chí Minh; thực hiện một cách xuất sắc, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực - trước hết là lĩnh vực quân sự.

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, tại Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Côn Minh (Trung Quốc) hoạt động và tại đây ông được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngay lần đầu tiên ấy, sau khi trao đổi một số vấn đề về cách mạng trong nước, Bác Hồ đã gợi ý và giao nhiệm vụ: Chú Tô ( tức Phạm Văn Đồng) nên học về quản lý, còn “cô” Văn ( tức Võ Nguyên Giáp) nên học thêm về quân sự. Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra được sự tiềm ẩn tài năng quân sự trong Võ Nguyên Giáp. Từ sau khi gặp Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với Võ Nguyên Giáp và đánh giá rất cao khả năng của ông: “Võ Nguyên Giáp là một con người có thể làm được những chuyện lớn cho chủ nghĩa cộng sản và đất nước” [72, tr. 13]. Thiên tài Hồ Chí Minh được thể hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều người đã biết, nhưng có thể khẳng định rằng, chính thiên tài nhìn nhận, đánh giá và sử dụng cán bộ của Người đã có ý nghĩa quyết định để sau này chúng ta có một vị Thủ tướng và một vị Đại tướng.

Như một cơ duyên, định mệnh của lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp Võ Nguyên Giáp gắn liền với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là cơ hội hết sức thuận lợi để Võ Nguyên Giáp hoàn thiện những tố chất của một nhà lãnh đạo cách mạng và cũng là cơ hội để những quan điểm, học thuyết quân sự cách mạng trong Võ Nguyên Giáp hình thành, phát triển và thăng hoa cùng dân tộc.

Sau khi từ Trung Quốc về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp gắn bó với nhau trong công tác và cả trong đời sống thường nhật. Chính điều đó đã mang đến cho Võ Nguyên Giáp cơ hội để học tập từ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhân cách người cách mạng mà cao hơn và có tính khái quát hơn hết là hệ thống quan điểm, triết lý sống của người làm tướng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho Võ Nguyên Giáp.

Cả đời Võ Nguyên Giáp tôn kính lãnh tụ Hồ Chí Minh - người thầy của cách mạng Việt Nam và của chính mình. Và chính tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh đã làm cho lòng yêu nước, chí cách mạng, tài năng thiên bẩm trong ông thăng hoa, toả sáng. Ngay từ những ngày nằm gai nếm mật trên vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Hồ Chí Minh đã nhẹ nhàng dạy ông bốn chữ

công vi thượng. Lời dạy ngắn gọn đó được Võ Nguyên Giáp rất tâm đắc, suốt

cuộc đời Võ Nguyên Giáp đã làm như thế: luôn đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, lợi ích của nhân dân lên trước hết. Ông cũng là vị tướng quán triệt sâu sắc tư tưởng và phương pháp luận Hồ Chí Minh, là người cầm quân tiếp thu và thể hiện đầy đủ tư cách một người tướng gồm sáu đức tính Trí - Tín - Dũng - Nhân - Liêm - Trung mà Người đã dạy tại Hội nghị quân sự lần thứ 5 (tháng 8 năm 1948).

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với Võ Nguyên Giáp đó là bài học nhân văn trong cách nhìn về thực tiễn xã hội và những kiến thức lý luận về đường lối cách mạng. Chính trong quá trình sống, làm việc gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã học tập được ở Người tấm gương “văn hóa trong hành động và sinh hoạt”. Bởi Hồ Chí Minh là một “mẫu mực về đạo đức cách mạng; tác phong bình dị, chân tình, khiêm tốn, gần gũi, hòa mình với quần chúng, có sức cảm hoá với mọi người. Người là một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng” [51, tr. 55]. Điều đó được minh chứng trong hình ảnh Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lừng lẫy thế giới nhưng ở ông toát lên phong thái điềm đạm, ung dung, giản dị, gần gũi của một vị hiền triết. Đó là sự khác biệt mà Võ Nguyên Giáp tạo ra, trái với cái úy vũ bên ngoài thường thấy ở các vị tướng. Ở Võ Nguyên Giáp cũng có những điểm trùng giống với những phẩm chất cá nhân hết sức tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là có bản lĩnh kiên định, kiên cường trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn; có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng; có ý chí, nghị lực phi thường, có đầu óc thực tiễn, thiết thực, cụ thể, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm; có lòng tin mãnh liệt vào nhân dân [51, tr. 55]... Những ảnh hưởng rất lớn từ nhiều năm sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là bài học về phong cách vì dân, gần dân - một sự kết hợp hài hòa giữa tư

tưởng chính trị truyền thống phương Đông “dĩ dân vi bản” - “lấy dân làm gốc” với quan điểm chính trị “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tiểu kết Chƣơng 1

Cuộc đời và sự nghiệp quân sự của Võ Nguyên Giáp được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều yếu tố. Từ truyền thống gia đình, quê hương; truyền thống quân sự dân tộc với những di sản quân sự độc đáo và kế thừa tinh hoa quân sự thế giới; đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, đúng đắn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội vào điều kiện thực tiễn của chiến tranh cách mạng Việt Nam; là sự vận dụng, quán triệt sâu sắc, cụ thể đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Trong Đại bách

khoa toàn thư Pháp đã nhận xét rằng: “Là người tổ chức Quân đội nhân dân Việt

Nam, ông Võ Nguyên Giáp đã thực hiện thành công một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc và vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia tương đối hẹp” [73, tr. 51].

Nhưng trên hết, phẩm chất đạo đức, tài năng và bản lĩnh của Võ Nguyên Giáp được hình thành từ trí tuệ, sự thông minh mẫn tiệp và sắc bén, những phản xạ sâu sắc và chính xác trong tư duy chính trị và thực tiễn hoạt động cách mạng là những nhân tố quan trọng nhất. Qua quá trình phấn đấu và tôi rèn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, năng lực và tư duy quân sự Võ Nguyên Giáp đã hình thành; tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi cuộc trường chinh đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dần hình thành và hoàn thiện những quan điểm, luận điểm về quân sự làm phong phú kho tàng lý luận quân sự Việt Nam.

Chƣơng 2

QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ VÕ NGUYÊN GIÁP (1945-1949)

2.1. Những hoạt động quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1945-1949)

2.1.1. Tham gia chỉ đạo kháng chiến, đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp (1945 - 1947)

Ba tuần sau ngày đất nước được độc lập, sáng sớm ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp bội ước nổ súng xâm lược nước ta một lần nữa - khởi đầu bằng việc đánh chiếm thành phố Sài Gòn sau đó lan rộng ra cả Nam Bộ. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ trên chiến trường Nam Bộ.

Sáng 23 tháng 9 năm 1945, Hội nghị khẩn cấp của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại diện Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã tham dự cuộc họp. Hội nghị đã thống nhất tiến hành đánh địch nhưng phải lập tức báo ngay ra Trung ương. Đồng thời, Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Hội nghị đã điện báo gấp ra Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xin chỉ thị. Chiều ngày 23 tháng 9 năm 1945, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ phát đi lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ, nhân dân thành phố Sài Gòn tăng cường đoàn kết, cương quyết chiến đấu bảo vệ quốc gia.

Trung ương Đảng quyết định tăng cường lực lượng cho Nam Bộ để cùng quân dân Nam Bộ chiến đấu. Đơn vị đầu tiên của miền Bắc lên đường Nam tiến là “Chi đội 3, do đồng chí Hoàng Đình Giong chỉ huy, xuất phát tại Hà Nội ngày 26 tháng 9 năm 1945” [8, tr. 171]. Đi cùng với Chi đội 3 là những chiến sĩ tự vệ Hà Nội và 72 cán bộ quân sự trong số 400 cán bộ vừa tốt nghiệp khóa 4 Trường Quân chính Trung ương (trường Quân chính kháng Nhật trước đây) được cử vào tăng cường cho mặt trận Nam Bộ. Các đội quân Nam tiến được tổ chức nhanh chóng. Nhiều đơn vị Quân giải phóng cùng với những đồng chí chỉ huy ưu tú

nhận lệnh lên đường. Nhiều đoàn cán bộ cũng được tăng cường cho Nam Bộ, thanh niên nô lức tòng quân để được vào Nam chiến đấu. Nhiều phong trào ủng hộ Nam Bộ được phát động bởi sự tiếp viện nhân lực và vật lực, chính trị và quân sự cho Nam Bộ là một trong những công việc quan trọng bậc nhất lúc này. Ngày từ 23 tháng 9 năm 1945, Chính phủ đã có những chỉ thị rõ ràng về chính trị và quân sự cho Ủy ban Nam Bộ. Thực tế, các đơn vị Nam tiến đã góp phần công lao lớn vào công cuộc tranh thủ độc lập và thống nhất Tổ quốc. Công cuộc chuẩn bị trường kỳ kháng chiến và tiếp viện miền Nam là công việc trọng tâm trong lúc này của Chính phủ và toàn dân. Đồng bào cả nước dốc toàn lực, hy sinh hết thảy vì kháng chiến, hy sinh hết thảy vì miền Nam.

Tình thế khó khăn, nguy hiểm đặt ra cho cách mạng nước ta tình huống một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh cùng tràn vào. Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, trên đất nước ta chỉ có một quân đội nước ngoài là sáu vạn quân Nhật. Ta vừa giành được độc lập thì gần hai chục quân Tưởng đổ xuống, nửa vạn quân Anh, Ấn kéo vào, mấy vạn quân viễn chinh Pháp vẫn tiếp tục dồn sang. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhận định tình hình và quyết định chủ trương trước tình thế mới. Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã đến truyền đạt tinh thần cơ bản chỉ thị của Trung ương cho cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Sau khi phác họa tình hình thế giới, tình hình trong nước ông đi vào giải thích Chỉ thị của Trung ương: “Việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu. Chính phủ dân chủ công hòa mới thành lập đã phải đối phó với một tình thế vô cùng phức tạp”, “phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản cải thiện đời sống nhân dân” [22, tr. 29].

Trong hoàn cảnh hết sức rối ren, đất nước đang có cả thù trong, giặc ngoài, việc xác định đâu là kẻ thù chủ yếu trở nên vô cùng quan trọng, Trung ương cũng nêu lên một nhận định mới: Trước sau gì Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông

Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhường cho Trung Hoa nhiều quyền lợi quan trọng. Chính vì vậy nhiệm vụ Đảng đề ra là: “Động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để” [52, tr. 178].

Ngày 18 tháng 1 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập đến giao trọng trách thay mặt Trung ương vào miền Nam trực tiếp thị sát chiến trường, chỉ đạo tác chiến. Qua trực tiếp thị sát và nghe báo cáo của các lãnh đạo ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Võ Nguyên Giáp đã tận mắt thấy rõ hơn cuộc chiến đấu cực kỳ khốc liệt, anh dũng của các lực lượng vũ trang và đồng bào Nha Trang, trong suốt 3 tháng đã giữ vững từng góc phố, căn nhà, giành lại từng thước đất với biết bao tấm gương hy sinh oanh liệt của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Đề đối phó với cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt, Võ Nguyên Giáp nêu vấn đề với lãnh đạo của tỉnh: Cần phải phát động toàn dân đánh giặc, phát triển chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, dùng đánh tập kích, phục kích, phá hoại kho tàng, tiêu hao, tiêu diêt địch, đồng thời xây dựng và bảo tồn lực lượng ta, thiết lập căn cứ vững chắc để kháng chiến.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập. Cụ Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm làm Chủ tịch Toàn quốc Kháng chiến ủy viên hội (gọi tắt là Quân ủy hội). Với chức trách, nhiệm vụ mới tạo điều kiện hơn cho Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ cũng như việc chuẩn bị cho toàn dân, toàn diện kháng chiến theo các chỉ thị của Trung ương.

Ngày 5 tháng 3 năm 1946, Võ Nguyên Giáp đến truyền đạt cho toàn thể cơ quan Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị mới quan trọng của Thường vụ Trung ương với nhan đề “Tình hình và chủ trương” (ký ngày 3.3.1946). Võ Nguyên Giáp đã giúp cán bộ cơ quan nhận thức được bối cảnh hai miền Nam Bắc sau nửa năm vừa chiến đấu vừa bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, thấy được sách lược mới của Đảng trong tình hình mới. Tại miền Nam chiến sự đã mở rộng từ

các đô thị về nhiều vùng nông thôn, thực dân Pháp đã kiểm soát được nhiều thành phố và đường giao thông quan trọng. Ở miền Bắc, tàn quân Pháp thất trận trong cuộc đảo chính Nhật ngày 9.3.1945 từ vùng biên giới đông bắc và Vân Nam (Trung Quốc) đang rục rịch kéo về, phối hợp với lực lượng tù binh Pháp bị Nhật giam giữ ở nội thành Hà Nội và lực lượng vũ trang. Dự kiến trước khả năng nhân nhượng và thỏa hiệp giữa Pháp và Tưởng về vấn đề Đông Dương, trước việc Pháp muốn thương lượng chính thức với ta, ngày 24 tháng 2 năm 1946 Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương: Ta nên nói chuyện với Pháp nhưng đồng thời phải chuẩn bị kháng chiến. Vì hoàn cảnh thế giới và trong nước ta có thể chủ trương điều đình để bảo toàn lực lượng, nhưng với điều kiện ta phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)