1.3.4 .Quá trình toàn cầu hóa
1.4. Các tiêu chí để đánh giá phát triển nguồn nhân lƣ̣c du li ̣ch
Đánh giá phát triển nguồn nhân lực là đánh giá được năng lực nội tại của người lao động bằng các tiêu chí như: các tiêu chí định lượng, các tiêu chí định tính.
1.4.1. Các tiêu chí định lượng
Các tiêu chí định lượng được dùng để phản ánh tỉ trọng nguồn nhân lực du lịch trong tổng số lao động, trong tổng dân số và trong tổng số người trong độ tuổi lao động, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của số lượng lao động.
1.4.1.1. Tỷ trọng nguồn nhân lực du lịch
Chỉ tiêu có ý nghĩa vĩ mô là tỉ lệ giữa số lượng nguồn nhân lực du lịch trên tổng dân số. Chỉ tiêu này thể hiện tiềm năng nguồn nhân lực du lịch trên tổng dân số.
Tiêu chí tiếp theo là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động du lịch của dân số trong độ tuổi lao động. Đối với quốc gia hay từng địa phương thì tỉ lệ này càng cao càng tốt.
Tiêu chí tỉ trọng nguồn nhân lực trong du lịch so với tổng số nguồn nhân lực tham gia trong nền kinh tế quốc dân. Tiêu chí này là một trong
1.4.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch là tiêu chí quan trọng nhất. Nguồn nhân lực có thể được phân tích theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ….
Cơ cấu độ tuổi phản ánh thực trạng lực lượng lao động đang trẻ hay già và xu hướng phát triển như thế nào, thể hiện một cách khái quát sức khỏe của nguồn nhân lực. Lực lượng lao động càng trẻ thì càng thể hiện sức khỏe dồi dào, năng động và dễ tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật của nhân loại để ứng dụng hiệu quả trong quá trình lao động. Thông thường, để đánh giá chỉ tiêu này thì thống kê phân chia lực lượng lao động theo từng nhóm tuổi: Dưới 18; từ 19 đến 29; từ 30 đến 39; từ 40 đến 49; trên 49. Sau đó, so sánh cơ cấu của độ tuổi dưới 30 với cơ cấu độ tuổi trên 40 để xem xét đánh giá trẻ hay già. Đồng thời, so sánh các cơ cấu này qua từng năm, giai đoạn để đánh giá xu hướng lão hóa hay trẻ hóa lực lượng lao động.
Cơ cấu giới tính thể hiện đặc điểm lao động trong từng bộ phận. Những công việc nặng nhọc và phải di chuyển nhiều như an ninh khách sạn, hướng dẫn du lịch thường thu hút nhiều nam giới. Các công việc tĩnh tại, yêu cầu tỷ mỉ .. thường thu hút lực lượng lao động nữ.
Trình độ và nghiệp vụ phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Yếu tố định tính này được phản ánh một phần thông qua tiêu chí định lượng là tỷ trọng số người có bằng cấp, có chứng chỉ nghiệp vụ trên tổng số lao động.
Ngoài ra còn có thể phân tích nguồn nhân lực theo nhiều tiêu chí cơ cấu khác tùy thuộc mục đích nghiên cứu.
1.4.1.3. Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực du lịch
Một chỉ tiêu quan trọng về phát triển nguồn nhân lực là tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành. Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số lượng lao
động bình quan trong kì nghiên cứu với số lượng trung bình trong kì trước đó chia cho tổng số lao động trung bình của kì trước
n=(N(t+1)-Nt)/Nt
n: tốc độ tăng trưởng
N(t+1): số lao động trong kì trước Nt số lao động trong kì nghiên cứu
Nếu n>0 tức là có sự gia tăng về số lao động, ngược lại là sự suy giảm số lao động.
1.4.2. Các tiêu chí định tính
Chất lượng NNL được đánh giá thông qua các tiêu chí: Cơ cấu tuổi trong lực lượng LĐ; tình trạng sức khỏe; trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra, người ta còn đánh giá chất lượng NNL thông qua đánh giá trách nhiệm công việc, ý thức tổ chức , thái độ hành vi, đạo đức, tinh thần cầu tiến. Tùy theo nhóm yêu cầu đặc thù mỗi nhóm lao động có một yêu cầu chính. Yêu cầu quan trọng nhất đối với nhóm lao động làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước (UBND tỉnh, huyện, xã) là kiến thức về pháp luật, về quản lí nhà nước. Đối với nhóm làm việc trong các cơ sở đào tạo, yêu cầu quan trọng nhất là nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đối với nhóm trực tiếp phục vụ khách du lịch, bên cạnh kĩ năng nghiệp vụ, tay nghề, năng lực ngoại ngữ rất được quan tâm.
1.4.2.1. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của người LĐ thể hiện sự hiểu biết kiến thức phổ thông về cả tự nhiên và xã hội của người LĐ. Đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng phản ánh chất lượng NNL. Người có trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức kỹ thuật, công nghệ và có tính sáng tạo hơn trong công việc. Vì vậy, trình độ văn hóa của NNL càng cao thì càng tốt. Để đánh giá trình độ văn hóa của NNL bước đầu người ta thường chia NNL theo các cấp
độ của trình độ học vấn bao gồm số lượng lực lượng LĐ: không biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp 1, tốt nghiệp cấp 1, tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau đó, so sánh trình độ văn hóa của quốc gia (hay địa phương) với 1 hay vài quốc gia khác trong khu vực. Đồng thời, còn phải đánh giá xu hướng phát triển nhanh hay chậm.
1.4.2.2. Nghiệp vụ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là khả năng hiểu biết, thực hành về chuyên môn nào đó, nó được thể hiện ở trình độ của người LĐ được ĐT ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học và thâm niên trong nghề.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng NNL. Lực lượng LĐ có trình độ càng cao thì càng tốt, tuy nhiên phải phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong điều kiện ĐT có hạn và khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi người LĐ cũng khác nhau, nên phải có kế hoạch ĐT phù hợp cả về cơ cấu ngành nghề ĐT và cơ cấu các cấp ĐT. Vì vậy, để đánh giá chỉ tiêu này không những người ta xem xét số lượng LĐ đã qua ĐT, mà còn xem xét sự phù hợp về cơ cấu LĐ đã qua ĐT. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến thì cứ có 1 LĐ là cử nhân, thì có 5 LĐ có bằng trung cấp và 10 LĐ chỉ qua ĐT nghề hay gọi là công nhân kỹ thuật.
1.4.2.3. Kiến thức quản lí nhà nước
Kiến thức quản lí nhà nước về ngành DL là tiêu chí quan trọng, thiết thực để giúp cho các cán bộ trong các cơ quan quản lý và đào tạo có nền tảng và kiến thức về công tác tổ chức, triển khai và quản lý về du lịch và có thể vận dụng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ công việc và giảng dạy, ngoài ra các bộ phận lãnh đạo của các doanh nghiệp du lịch cần hiểu biết về pháp luật ngành, tuân thủ tốt pháp luật trong hoạt động kinh doanh của cơ sở. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương.
1.4.2.4. Trình độ ngoại ngữ.
Đối với ngành du lịch trình độ ngoại ngữ là một tiêu chí tiên quyết, ngoại ngữ gắn liền với hầu hết các công việc của người LĐ trong ngành du lịch, từ LĐ phục vụ trực tiếp đến các quản lí cấp cao và là ngành giao tiếp với mọi du khách trên thế giới. Ngoại ngữ phổ thông nhất hiện nay là Tiếng Anh , ngoài ra còn sử dụng Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung...Đặc biệt đối với các bộ phận lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch thì trình độ và khả năng ngoại ngữ có yêu cầu ở mức độ thành thạo, hơn nữa có thể nói được từ 2 ngoại ngữ trở lên.
1.4.2.5. Trình độ sư phạm.
NNL trong các cơ sở ĐT về DL, ngoài kiến thức về nghề nghiệp giảng dạy còn cần đến khả năng và trình độ sư phạm, đó là tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên và giảng viên nói chung.
Trình độ sư phạm tốt người giảng sẽ truyền thụ kiến thức cho người học dễ hiểu về lý thuyết và dễ làm theo trong thực hành tác nghiệp nghề.