Tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 37)

1.3.4 .Quá trình toàn cầu hóa

1.5. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong phát triển nguồn nhân lƣ̣c

1.5.1. Tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm DL lớn của Việt Nam.

Ngoài vị thế là một trung tâm DL lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới như:

Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá DL Khánh Hòa với Thế giới.

Công tác ĐT NNL DL của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng LĐ lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về DL. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã ĐT được hơn 900 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa DL khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức ĐT các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành DL với gần 3.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh DL, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch ĐT tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp ĐT theo nhu cầu phát triển của đơn vị. năm 2003, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành DL của tỉnh Khánh Hòa là 4.354 người. Đến năm 2007, là 8.900 người (trong đó, học viên được ĐT chuyên ngành DL trong các trường, viện, trung tâm cảu tỉnh Khánh Hòa là 1.809 học viên). Năm 2010, ngành DL Khánh Hòa đón 1.500.000 lượt khách, nhu cầu LĐ trực tiếp là 13.500 người.

1.5.2 Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn tỉnh là 6.099 km², và dân số là 1.144.381 người (1/4/2009). Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa.

Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.

Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình DL văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển DL, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, DL Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh.

Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách DL đến Quảng Ninh là 14,4%/năm; tăng trưởng của doanh thu DL là 37%/năm. Số lượng phòng năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%. Nếu như năm 2000, lượng khách DL quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2.746 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng

khách DL quốc tế so với cả nước. Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm DL thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.

Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định NNL DL là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác ĐT NNL đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: ngành DL của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở ĐT lớn như: Khoa DL Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học kinh tế và Trường Cao đẳng DL Hà Nội,…mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ LĐ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh DL Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về ĐT tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của DN, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của LĐ trực tiếp trong DN mình.

1.5.3. Một số bài học cho phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch ở tỉnh Thái Bình:

Từ kinh nghiệm phát triển NNL trong ngành DL ở một số tỉnh nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển NNL DL cho tỉnh Thái Bình như sau:

Bài học thứ nhất : tăng cường QLNN đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch

Ngành DL là ngành kinh tế dịch vụ , chất lượng của NNL ngành DL giữ vai trò quyết định đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ DL, qua đó

quyết định sự phát triển của ngành DL. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự phát triển DL. Để phát triển NNL ngành DL đáp ứng yêu cầu phát triển cần tăng cường công tác QLNN về phát triển NNL ngành DL thông qua những công cụ như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển DL và phát triển NNL ngành DL. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống ĐT DL cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật LĐ...

Bài học thứ hai: phát huy vai trò của các bên có liên quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch

Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của chính phủ, từ người thực hiện chính sang vai trò tạo điều kiện là chính, cùng với đó là phát huy tối đa vai trò của các cấp chính quyền địa phương, thông qua việc tạo các cơ chế và phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương. Khuyến khích các DN kinh doanh DL và khu vực tư nhân tham gia ĐT DL được thực hiện theo cả hai hướng: hình thành cơ sở ĐT trong DN và thành lập các cơ sở ĐT tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến ĐT, bồi dưỡng NNL ngành DL là nhà nước, cơ sở ĐT và DN sử dụng LĐ DL. Nhà nước cần thành lập Hội đồng phát triển NNL để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất.

Bài học thứ ba: nguồn tài chính cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Nhà nước thành lập “Quỹ phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ phát triển NNL. Các DN DL đóng góp bằng nộp thuế ĐT, đóng góp cho quỹ phát triển NNL ngành DL hoặc ký hợp đồng với các cơ sở ĐT. Nhìn chung, những cơ sở ĐT nghề nghiệp nói chung, cơ sở ĐT DL nói riêng

Bài học thứ tư: cần xác định đào tạo du li ̣ch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành; đào tạo theo nhu cầu xã hội

Do tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, các nước đều chuyển hướng mạnh từ ĐT đại trà sang ĐT chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong DL; nhu cầu ĐT DL phải bám sát nhu cầu của thị trường LĐ.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận về phát triển NNL ngành DL và kinh nghiệm của của một số tỉnh thành trong việc phát triển NNL ngành DL

Hệ thống các khái niệm cơ bản được trình bày gồm NNL, NNL ngành DL, phát triển NNL ngành DL. Các đặc điểm đặc trưng của NNL ngành DL. Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL

Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL ngành DL là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL ngành DL. Do đề tài liên quan đến phát triển NNL ngành DL, nên luận văn đã cố gắng xác định những nội dung chính của việc phát triển NNL ngành DL làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển NNL ngành DL ở những chương sau.

Chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL ngành DL của các tỉnh thành phố có điều kiện tương đồng với tỉnh Thái Bình, có ngành DL phát triển, vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh trên là phù hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn tỉnh Thái Bình là tương đối cao trong thời gian tới. Từ những kinh nghiệm đó , chương 1 luận văn đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm để tỉnh Thái Bình có thể vận dụng trong phát triển NNL ngành DL.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát về du li ̣ch tỉnh Thái Bình

Du li ̣ch Thái Bình hiện vẫn là một ngành kinh tế non trẻ. Tuy nhiên, dựa vào lợi thế giàu nguồn tài nguyên DL tự nhiên và DL nhân văn trong những năm qua, Thái Bình đã chú trọng đến việc đầu tư, khai thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm DL chủ yếu như: DL văn hóa, DL biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn, DL làng nghề. Việc đầu tư xây dựng các sản phẩm DL được chú trọng thông qua tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, phục hồi các lễ hội tiêu biểu của tỉnh và đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông liên kết các điểm, tuyến DL, quy hoạch chi tiết các điểm DL trong tỉnh đã được chú trọng. Do sự đầu tư có trọng điểm, một số sản phẩm DL bước đầu có tính hấp dẫn đối với du khách, nhất là các sản phẩm DL văn hóa, DL sinh thái biển.

Công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm DL cũng có bước phát triển nhất định, đã có những cố gắng triển khai các nhiệm vụ quảng bá DL của tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, liên hoan DL trong nước, tổ chức các tuần lễ DL, biên tập các ấn phẩm, xây dựng phim phóng sự phát trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư và khách DL về tiềm năng DL, sản phẩm DL của Thái Bình.

Số lượng khách DL đến Thái Bình đã tăng dần trong những năm gần đây. Khách DL đến Thái Bình chủ yếu là khách nội địa đến từ trung tâm DL Hà Nội và vùng phụ cận. Đối tượng khách DL đến Thái Bình chủ yếu là thăm các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, thăm thân, DL sinh thái, học sinh, sinh viên dã ngoại. Một số ít khách DL nước ngoài đến Thái Bình là các nhà đầu tư tại các dự án ở Thái Bình, khách ngoại giao, Việt kiều về thăm thân, khách DL theo tour. Năm 2006 Thái Bình đón được 256.600 lượt khách

DL nội địa, 3.400 lượt khách DL quốc tế; năm 2010 đón được 410.000 lượt khách nội địa, 6.500 lượt khách quốc tế; đến năm 2012 đón 525.000 lượt khách nội địa, 8.900 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú của khách DL đến Thái Bình đạt trung bình 1,4 ngày đối với khách DL nội địa và 1,2 ngày đối với khách DL quốc tế.

Doanh thu từ DL của tỉnh trong những năm qua đã có mức tăng trưởng bình quân 17-18%/năm, nhưng về giá trị còn thấp, năm 2006 đạt 67 tỷ đồng, năm 2010 đạt 124 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 172 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành DL đã có những đóng góp nhất định vào việc thu ngân sách, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhờ vào doanh thu từ các dịch vụ nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ phục vụ khác.

Bảng 2.1. Tổng doanh thu và lượng khách DL tỉnh Thái Bình thời kỳ 2008 – 2012( phụ lục).

Biểu đồ 2.1. Lượng khách DL đến Thái Bình năm 2008 – 2012

Đơn vị tính:Lượt khách 310,000 347,000 395,000 450,000 525,000 6,000 5,500 6,000 7,600 8,900 304,000 341,500 389,000 442,400 516,100 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

Tổng lượt khách khách quốc tế khách nội địa

2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2. Tổng doanh thu du lịch tỉnh Thái Bình. Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng 90 105 130 145 172 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Tổng doanh thu 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và DL tỉnh Thái Bình

Năm 2009, Thái Bình đã đón gần 347.000 lượt khách DL, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2008, năm 2012 đón 525.000 lượt khách tăng 69% so với năm 2008 trong đó khách quốc tế có gần 8.900 lượt . Doanh thu từ DL năm 2012 đạt gần 172 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2008.

Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012. Đóng góp của ngành dịch vụ - DL vào GDP của tỉnh ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2008 là 249 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,26% GDP tỉnh Thái Bình; năm 2009 là 339 tỷ đồng chiếm 1,43 % GDP, 2010 chiếm 1,49% GDP tương đương 450 tỷ đồng, đến năm 2011 là 639 tỷ đồng chiếm 1,6% GDP.

2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Thái Bình

2.2.1. Cơ cấu chung.

Năm 2012 số lượng LĐ trực tiếp ngành DL tỉnh Thái Bình là 864 người, LĐ trong các cơ sở kinh doanh DL là 813 người, cơ quan quản lý là 41 người, cơ sở đào tạo 10 người. Trong khi có tới 197 cơ sở kinh doanh DL và chỉ tính riêng số lao động trung bình của các cơ sở kinh doanh DL là 4,13

người trên 1 cơ sở kinh doanh. Với số người bình quân trên thì không thể đáp ứng kịp các công việc kinh doanh cũng như phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)