Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 45 - 50)

1.3.4 .Quá trình toàn cầu hóa

2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Thái Bình

2.2.1. Cơ cấu chung.

Năm 2012 số lượng LĐ trực tiếp ngành DL tỉnh Thái Bình là 864 người, LĐ trong các cơ sở kinh doanh DL là 813 người, cơ quan quản lý là 41 người, cơ sở đào tạo 10 người. Trong khi có tới 197 cơ sở kinh doanh DL và chỉ tính riêng số lao động trung bình của các cơ sở kinh doanh DL là 4,13

người trên 1 cơ sở kinh doanh. Với số người bình quân trên thì không thể đáp ứng kịp các công việc kinh doanh cũng như phục vụ khách du lịch.

Hơn nữa số cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL tăng lên hàng năm cần một số lượng lớn LĐ vào các DN kinh doanh DL, nếu không có các kế hoạch phát triển NNL DL, số lao động ngành DL tỉnh Thái Bình ngày càng thiếu trầm trọng.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình

Đơn vị tính: %

1.15%4.74% 4.74%

94.11%

Quản lí nhà nước Đào tạo Kinh doanh

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du li ̣ch tỉnh Thái Bình.

2.2.2. Cơ cấu giới tính

Năm 2012 tỷ lệ LĐ nữ trong ngành DL Thái Bình cao hơn LĐ nam. Trong có tới 447 LĐ nữ trong tổng số 864 LĐ, chiếm 60%, còn lại 40% LĐ là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa LĐ nam và LĐ nữ là 20%, thể hiện nhu cầu LĐ nam và nữ chưa đồng đều. Con số này còn phản ánh rõ đặc điểm của LĐ trong ngành DL của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, đó là LĐ trong ngành DL phù hợp với LĐ nữ.

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động du lịch trực tiếp theo giới tính tỉnh Thái Bình Nhóm đối tượng Số Nhóm đối tượng Số Nhóm đối tượng Số lượng Tổng số LĐ (Người) Nam Nữ Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%)

1. Cơ quan quản lí 12 41 19 46% 22 54%

Sở văn hoá thể thao và du lịch 04 33 13 39% 20 61% - Phòng du lịch 01 5 3 60% 2 40% - TT xúc tiến đầu tư du lịch 01 9 3 33% 6 67% - Ban quản lí di tích tỉnh 01 14 6 43% 8 57% - Bảo tàng tỉnh Thái Bình 01 5 1 20% 4 80% - Phòng văn hoá các huyện và thành phố 08 08 6 75% 2 25%

2. Cơ sở đào tạo 01 10 3 30% 7 70%

Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thái Bình

01 10 3 30% 7 70%

Khoa Quản lí Văn hoá du lịch

3. Cơ sở lưu trú, ăn uống

164 668 277 41% 391 59%

-Cơ sở lưu trú 122 423 186 44% 237 56%

-Cơ sở ăn uống 42 245 91 37% 154 63%

4. Cơ sở kinh doanh lữ hành

15 145 48 33% 97 67%

Tổng cộng 192 864 347 40% 447 60%

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du li ̣ch tỉnh Thái Bình.

2.2.3. Cơ cấu trình độ học vấn

Chất lượng NNL được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và thâm niên nghề nghiệp. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi DN.

LĐ tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 26%, phần lớn nằm trong nhóm cơ quan quản lý du lịch và cơ sở đào tạo về du lịch. Số LĐ trong các cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch còn khiêm tốn, số lượng LĐ DL chưa qua ĐT cũng còn chiếm một tỷ lệ khá cao 32% . Tỷ lệ LĐ chưa qua ĐT cao là do mô hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, DN vừa và nhỏ, có sử dụng nhiều LĐ thuộc phạm vi gia đình. Mặt khác, đây cũng là lực lượng LĐ làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề như: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo vệ,…. Xu thế chung của toàn tỉnh chưa thực hiện việc thuê giám đốc điều hành có chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng quản lý, điều hành tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

2.2.4. Cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ

Nhìn chung, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết LĐ DL của tỉnh ĐT chưa đúng chuyên ngành DL, có 196 LĐ trong tổng số 864 LĐ được

điều tra trải qua lớp ĐT chuyên ngành DL, chiếm 23% (trong đó kể cả các bậc ĐH, CĐ, trung hoc chuyên nghiệp, sơ cấp). Hầu hết LĐ tốt nghiệp ĐH – CĐ ngành khác làm việc trái nghề trong bộ phận quản lí, lễ tân, nhà hàng vì vậy các DN cần quan tâm số lượng LĐ này để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng cách cử đi tham dự lớp bồi dưỡng hoặc các lớp ĐT ngắn hạn về nghiệp vụ DL.

Ngoài ra số LĐ có thâm niên nghề nghiệp dưới 3 năm chiếm 53% phản ánh tính chất ngành có nhiều thay đổi trong việc tuyển dụng và đãi ngộ, số LĐ trên 10 năm thâm niêm chỉ chiếm 5% cũng phản ánh thực tế ngành du lịch tại tỉnh còn vô cùng non trẻ, và phản ánh tính dịch chuyển lao động của tỉnh.

Số LĐ làm ở vị trí quản lý là khá cao chiếm 20% và phần lớn trong nhóm tốt nghiệp từ đại học trở lên. Cần xem xét lại tỷ lệ này và điều tiết kiêm nhiệm để tích kiệm chi phí và tăng đãi ngộ kiêm nhiệm cho số LĐ phát huy hơn nữa tri thức kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động du lịch tỉnh Thái Bình phân theo trình độ học vấn, chuyên môn, thâm niên nghề và vị trí công tác

Chỉ tiêu lƣợng Số ngƣời

Tỷ lệ %

Trình độ học vấn Thâm niên công tác Vị trí công tác CN DL % Khác % < 3 năm % < 9 năm % > 10 năm % Quản lý % nhân viên % Trên đại học 9 1 0 0 9 100 0 0 7 78 2 22 7 78 2 22 Đại học 215 25 35 16 180 84 5 3 185 86 25 11 129 60 86 40 Cao đẳng/ Trung cấp 215 25 75 35 140 65 185 86 17 8 13 6 32 15 183 85 Chứng chỉ nghề 145 17 86 59 59 41 105 72 35 24 5 3 1 1 144 99 Chƣa qua đào tạo 280 32 0 0 280 0 165 59 115 41 0 0 0 0 280 100 Tổng số 864 100 196 23 668 77 460 53 359 42 45 5 169 20 695 80

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)