Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 50 - 52)

1.3.4 .Quá trình toàn cầu hóa

2.3. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình

2.3.1. Tỷ trọng NNL DL Thái Bình

Theo niên giám thống kê 2012 tổng dân số toàn tỉnh là 1.787.400 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.399.000 người, số lao động ngành du lịch là 13.128. Tỷ lệ lao động của ngành du lịch chỉ chiếm 0,73% trên tổng dân số của tỉnh Thái Bình, chiếm 0,94% trên tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, điều đó minh chứng một thực tế là NNL DL tỉnh Thái Bình thật sự thiếu và cần được quan tâm và bổ sung các chính sách nâng số lượng nhân lực lao động trong ngành DL để có thể đáp ứng đủ nhân lực phục vụ cho các đòi hỏi về phát triển du lịch của tỉnh nhà trong những năm tiếp theo

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng NNL DL Thái Bình

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành du lịch áp dụng theo công thức đã trình bày trong chương 1 mục 1.4.1.3.

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số lượng lao động bình quan trong kì nghiên cứu với số lượng trung bình trong kì trước đó chia cho tổng số lao động trung bình của kì trước

n=(N(t+1)-Nt)/Nt

n: tốc độ tăng trưởng

N(t+1): số lao động trong kì trước Nt số lao động trong kì nghiên cứu

Nếu n>0 tức là có sự gia tăng về số lao động, ngược lại là sự suy giảm số lao động.

Tốc độ tăng trưởng lao động ngành du lịch

Căn cứ theo niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012 số lao động trong ngành DL qua các năm từ 2008 đến 2012. Tính tốc độ tăng trưởng của các năm bẳng cách áp dụng công thức nêu trên có kết quả như sau:

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng n < 0 duy nhất năm 2010, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng tốt các năm 2009, 2011, 2012. Như vậy tốc độ tăng trưởng LĐ các năm phần lớn có sự gia tăng về số lượng lao động ngành DL. Điều đó thể hiện đúng sự biến đổi của thị trường và lạm phát nền kinh tế năm 2010 dẫn đến số lao động dịch chuyển vào các nghề khác có thu nhập tức thời cao hơn như đại lý môi giới nhà đất, cho vay tài chính, một số ngành khác như xây dựng, vật liệu xây dựng…

Bảng 2.3. Tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh Thái Bình qua các năm 2008 – 2012 Năm LĐ trong ngành DL (ngƣời) n:Tốc độ tăng trƣởng (%) 2008 11.036 0 2009 12.011 +8,83 2010 11.400 -5,09 2011 12.408 +8,84 2012 13.138 +5,88

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012

Số lao động ngành du lịch tổng cục thống kê đưa ra được hiểu là toàn bộ lực lượng nhân lực làm việc gián tiếp và trực tiếp trong ngành du lịch. Ví dụ lao động đại lý dịch vụ vé máy bay, bảo tàng, bán quà lưu niệm… Vì vậy trong luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu lực lượng lao động trực tiếp làm việc về các lĩnh vực du lịch ở cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo, cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch.

Tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp ngành du lịch.

Số lao động trực tiếp ngành du lịch cũng có tốc độ tăng trưởng khá đều và không có biến động lớn. Điều đó cho thấy tuy lực lượng lao động toàn

ngành có biến động, nhưng chủ yếu rơi vào nhóm lao động gián tiếp, ở nhóm lao động trực tiếp có sự ổn định và tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Bảng 2.4: Tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch tỉnh Thái Bình qua các năm 2008 – 2012 qua các năm 2008 – 2012 qua các năm 2008 – 2012 Năm LĐ trực tiếp ngành DL (ngƣời) n:Tốc độ tăng trƣởng (%) 2008 350 0 2009 455 +3,00 2010 567 +2,46 2011 735 +2,96 2012 864 +1,75

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)