Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển du li ̣ch Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 72)

1.3.4 .Quá trình toàn cầu hóa

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển du li ̣ch Thá

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển du li ̣ch Thái Bình giai đoạn 2015- 2020. giai đoạn 2015- 2020.

3.1.1. Quan điểm phát triển.

Ngành DL Thái Bình thực hiện công tác phát triển NNL đáp ứng nhu cầu phát triển DL nói riêng và phát triển KT – XH nói chung trên những quan điểm sau:

Thứ nhất, phát triển NNL ngành DL của tỉnh đảm bảo quy trình: chiến

lược - quy hoạch - kế hoạch, có lộ trình cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển DL của cả nước.

Thứ hai, phát triển NNL ngành DL có chất lượng cao, toàn diện, đáp ứng

yêu cầu về số lượng , chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT để đảm bảo tính chuyên nghiệp , đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ DL , đáp ứng nhu cầu xã hô ̣i.

Thứ ba, nâng cao chất lượng ĐT bồi dưỡng DL ; đa dạng hoá các loại

hình ĐT; thực hiện ĐT NNL ngành DL theo nhu cầu xã hội, phù hợp với yêu cầu của thị trường; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dưỡng DL ; tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL ngành DL .

Thứ tư, phát huy tính chủ động của các bên có liên quan là nhà nước, nhà

trường, DN DL và bản thân người LĐ; tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề và các DN DL . Chú ý đúng mức tới công tác quản lý nhà nước cả ở cấp vĩ mô là nhà nước Trung ương và địa phương, DN xã hội trong công tác phát triển NNL ngành DL ở tỉnh Thái Bình.

Thứ năm, tăng cườ ng nghiên cứu khoa học , liên kết , hợp tác , hợp tác

quốc tế về đào ta ̣o, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ sáu, tập trung khai thác triệt để NNL của địa phương, đặc biệt là

những đối tượng đã qua ĐT.

3.1.2 Phương hướng

Chiến lược phát triển NNL trong ngành DL của tỉnh được xác định dựa trên chiến lược phát triển DL Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

Chiến lược phát triển DL Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 của Bộ VH – TT&DL xác định DL là một ngành kinh tế quan trọng, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Trong giai đoạn 2015 - 2020, ngành DL phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách DL quốc tế từ 20 - 22%/năm và khách DL nội địa từ 16 - 18%/năm.

Nguồn nhân lực DL được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân.

Trên tinh thần đó, Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 27 tháng 07 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Bình và Quyết định số 547 QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 27 tháng 3 năm 2013 "Về việc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020" phát triển lĩnh vực DL nhanh, hiệu quả và bền vững tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực DL có tiềm năng, lợi thế hoặc đang chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ của tỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về DL ; đẩy mạnh phát triển sản phẩm DL ; nâng cấp phát triển hạ tầng DL của tỉnh và cơ sở vật chất phục vụ DL ; chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và vệ sinh môi trường; chuẩn hoá và nâng cao chất lượng NNL phục vụ DL ; phát triển thị

trường và quảng bá, xúc tiến DL ; giáo dục cộng đồng về phát triển DL và bảo vệ tài nguyên DL .Quyết số 547 QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình là cần thiết trong điều kiện DL Thái Bình đang có bước phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy DL thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển như nông, lâm, thuỷ sản, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, bưu chính viễn thông…

Để hiện thực hóa tinh thần của Quyết số 1705/QĐ-UBND và 547 QĐ- UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đề ra những phương hướng cụ thể về phát triển NNL DL như sau:

 Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức ĐT NNL DL; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp ĐT theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành DL ; gắn lý thuyết với thực hành, ĐT với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ DL tiên tiến phục vụ phát triển DL bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh DL .

 Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Thái Bình trở thành một trong những trung tâm DL trọng điểm của cả nước.

 ĐT thu hút NNL với cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH và đặc điểm của mỗi địa phương.

 ĐT đội ngũ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao trình độ và chất lượng về kỹ năng nghề nghiệp, từng bước tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, phù hợp với yêu cầu của thị trường LĐ trong tỉnh, khu vực và thế giới.

 Xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng và phát triển KT – XH nói chung và DL nói riêng của tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH.

3.1.3 Mục tiêu

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là quyết tâm đưa DL Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp cao, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm DL chất lượng cao, có thương hiệu... Đồng thời phát triển DL theo hướng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường. Đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trên thế giới…

Mục tiêu phát triển NNL ngành DL tỉnh đến năm 2020 là xây dựng lực lượng LĐ ngành DL đủ về số lượng (tương ứng với số lượng khách DL quốc tế cũng như nội địa được dự báo), cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT đảm bảo về chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển DL nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đưa DL của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những tỉnh có ngành DL phát triển nhanh và toàn diện nhất của cả nước ; đổi mới cơ chế chính sách phát triển NNL ngành DL , tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở ĐT DL và thực hiện chương trình ĐT lại và bồi dưỡng chuyên nghiệp DL .

Để đáp ứng mục tiêu nêu trên, đội ngũ LĐ trong ngành DL phải được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đến tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ này. Điều này thể hiện ở việc, từ đội ngũ quản lý nhà nước, đội ngũ quản lý tại các DN và đội ngũ LĐ trực tiếp phải được trang bị kiến thức chuyên môn sâu về DL , đảm bảo tạo lên một đội ngũ mạnh về nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm DL và đảm bảo cho sự phát triển của ngành.

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Để nâng cao chất lượng NNL ngành DL, tỉnh Thái Bình đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, phát triển NNL ngành DL đảm bảo về số lượng và chất

lượng, nâng cao tỷ lệ LĐ qua ĐT

Mục tiêu này được thể hiện như sau:

+ Cơ sở ĐT DL ĐT chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 100% giáo viên được ĐT và chuẩn hoá; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ đảm bảo cơ sở ĐT hiện đại.

+ Đến năm 2015 có 215.440 LĐ ngành dịch vụ nói chung trong đó có ngành dịch vụ DL, đến 2020 có 254.605 LĐ.

Thứ hai, hình thành hệ thống các cơ sở ĐT DL mạnh về năng lực cũng

như chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển DL

Đối với các các cơ sở ĐT NNL việc ĐT phải dựa vào nhu cầu của xã hội ở từng địa phương cụ thể. Xây dựng nội dung chương trình ĐT cho các trường, các cơ sở theo hướng thống nhất nhưng linh hoạt mềm dẻo. Xây dựng cơ sở ĐT DL ở tỉnh hướng tới đủ năng lực cạnh tranh, uy tín về chất lượng ĐT để vươn ra nước ngoài hợp tác, liên kết ĐT.

Thứ ba, xây dựng cơ cấu NNL hợp lý, gắn kết ĐT với sử dụng trên cơ

sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng

Xây dựng cơ cấu NNL ngành DL hài hoà, phù hợp, tránh hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”, tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu LĐ trên thị trường, tránh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Bên cạnh đó cơ cấu về trình độ ĐT loại LĐ và ngành nghề kinh doanh cũng cần được cân đối theo dự báo chung về nhu cầu NNL ngành DL của cả nước.

Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng về DL và vai trò của NNL đối với

Phát triển DL trước hết phải nâng cao nhận thức của người dân bản địa về DL và lợi ích từ hoạt động DL mang lại. Làm cho người dân hiểu về DL một cách đơn giản tự nhiên, hiểu được lợi ích DL tác động đến cuộc sống của họ và có những hành động tích cực đóng góp phát triển DL địa phương nói riêng cũng như phát triển DL của toàn ngành.

Các DN và bản thân người LĐ cần phải hiểu rõ vai trò quyết định của chất lượng NNL đối với chất lượng của sự phát triển ngành DL để từ đó có ý thức hơn trong việc tự hoàn thiện mình và nâng cao các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng của NNL ngành DL .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)