Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 110)

1 hực trạng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú họ

2.1.4. Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ

Thọ trong thời gian tới.

Qua phân tích những biến đổi căn bản trong cơ cấu giai cấp công nhân Phú Thọ như trên chúng ta có thể dự báo một số xu hướng biến đổi căn bản trong cơ cấu giai cấp công nhân tại Phú Thọ trong thời gian tới như sau:

Một là: Số lượng giai cấp công nhân sẽ tiếp tục phát triển nhanh.

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay vai trò của giai cấp công nhân là vô cùng quan trọng, nó không chỉ được quy định bởi địa vị kinh tế - xã hội mà còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng giai cấp công nhân. Chính vì vậy trong những năm gần đây giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng nhanh về số lượng cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh nhà.

Xu hướng tăng nhanh số lượng công nhân trên là khách quan, phản ánh sự vận động của kinh tế thị trường hiện nay, tuy nhiên số lượng công nhân tăng lên lại không đồng đều giữa các thành phần kinh tế. Đặc biệt số lượng công nhân chủ yếu tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu số lượng giai cấp công nhân. Công nhân một số ngành kinh tế nhà nước có tăng lên nhưng tỷ lệ không đáng kể, chính xu hướng này đã và đang làm nảy sinh sự khác nhau giữa các bộ phận công nhân ở các thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ trong thời gian tới không chỉ quan tâm tới việc phát triển về số lượng nói chung mà cần chú trọng tới phát triển cơ cấu một cách hợp lý số lượng công nhân trong các khu vực kinh tế khác nhau.

Hai là, chất lượng giai cấp công nhân không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới hiện đại.

Biểu hiện rõ nhất là quá trình trí thức hoá công nhân đang diễn ra, nhất là trong lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Điều này được quyết định bởi ba nhân tố cơ bản: trước hết, đó là yêu cầu ngày càng gia tăng của việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn theo hướng hiện đại và đi nhanh hơn vào kinh tế tri thức mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục - đào tạo, làm cho chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng lên. Từ thực tiễn yêu cầu mỗi người công nhân phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, mới có việc làm ổn định và có thu nhập xứng đáng. Xu hướng trí thức hoá công nhân sẽ ngày càng mạnh lên ở Phú Thọ trong những năm gần đây, đó là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả quốc sách giáo dục - đào tạo, nhất là việc mở rộng đào tạo tay nghề cho thanh niên đang trong độ tuổi lao động. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có thể

đạt 80%, trong đó cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 60 %. Bộ phận công nhân có trình độ đại học ngày càng tăng. Xu hướng hình thành đội ngũ công nhân - trí thức ngày càng rõ và phát triển (dự báo chiếm khoảng 7% - 10% trong tổng số lao động kỹ thuật), tập trung ở một số ngành kinh tế mũi nhọn, trong các doanh nghiệp hiện đại có công nghệ cao và tự động hoá, các khu công nghệ cao... Tỷ lệ công nhân lao động có trình độ học vấn, tay nghề thấp giảm mạnh, tỷ trọng công nhân lao động có trình độ học vấn và tay nghề khá ngày càng tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ công nhân trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên tăng nhanh và sẽ chiếm khoảng 35 - 40% tổng số công nhân vào năm 2020 [66, tr. 2]. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ hiện đại, áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao, tác phong công nghiệp, văn hoá nghề, kỷ cương, kỷ luật lao động, khả năng thích nghi trong môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc... của công nhân sẽ ngày càng tăng; ý thức hệ giai cấp, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần yêu nước,... càng được củng cố và tăng cường.

Ba là, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp của giai cấp công nhân Phú Thọ có sự biến đổi mạnh mẽ, đa dạng.

Quá trình thoái vốn nhà nước và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tưnước ngoài...; đồng thời, các ngành công nghiệp truyền thống sẽ giảm xuống, các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp mới tăng lên.

Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế: tỷ trọng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ còn giảm, do quá trình cổ phần hoá tiếp tục được đẩy mạnh. Trong khi đó, tỷ trọng công nhân trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tăng nhanh nhất là tỷ trọng công nhân trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển trong các khu công nghiệp trên khắp địa bàn tỉnh.

Xét về cơ cấu theo ngành nghề: tỷ trọng công nhân làm việc trong các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm. Tỷ trọng công nhân trong các ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, công nghiệp chế biến, nhất là dịch vụ thông tin,... sẽ phát triển nhanh. Theo đó, đội ngũ công nhân sẽ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh.

Do đặc điểm 90% doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên tỷ lệ công nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 80% - 85%. Bên cạnh đó thông qua quá trình tham gia vào thị trường lao động quốc tế thông qua xuất khẩu lao động, đầu tư ra nước ngoài,... sẽ có một bộ phận công nhân thường xuyên làm việc ở nước ngoài. Bởi theo dự báo, mỗi năm có khoảng 10.000 lao động trẻ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó là công nhân trong các ngành công nghiệp mới ứng dụng công nghệ hiện đại, như: năng lượng, công nghệ thông tin, điện tử, vật liệu xây dựng, dịch vụ cao cấp, công nghiệp chế biến, cũng có xu hướng tăng lên.

Bốn là, có sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp công nhân trong các ngành nghề, thành phần kinh tế và di cư lao động sang các địa phương khác và ra nước ngoài.

Do thị trường lao động ở Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng phát triển không đồng đều, bị phân lớp lớn đã tạo ra xu hướng công nhân sẽ thay đổi nơi làm việc, sự di chuyển và biến động công nhân giữa các vùng, các loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề, xu hướng tăng, đặc biệt là hiện tượng số công nhân có trình độ chuyên môn cao di chuyển đến các thành phố

lượng lao động chất lượng cao…Do đó, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ là vấn đề có tính chiến lược lâu dài và là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách của chiến lược xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Thực tế cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay một bộ phận lao động từ nông dân trở thành công nhân đang diễn ra nhanh chóng. Đây chính là bộ phận lao động có trình độ thấp hơn những đòi hỏi mới của nền kinh tế họ có nguy cơ lâm vào hoàn cảnh mất việc hoặc có thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

Trước những xu hướng biến đổi trong cơ cấu đội ngũ công nhân Phú Thọ như trên, trong thời gian tới Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần có những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm xây dựng một cơ cấu giai cấp công nhân hợp lý, phát huy được hết những tiềm năng đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu đội ngũ công nhân Phú Thọ hiện nay.

2.2 ột s giải pháp chủ yếu nhằm t i ƣu hóa sự biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân đáp ứng những đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú họ hiện nay

2.2.1. Nâng cao trình độ giai cấp công nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chất lượng của giai cấp công nhân đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật cho đội ngũ công nhân là đòi hỏi bức thiết của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là yêu cầu trước mắt và lâu dài trong chiến lực xây dựng và phát triển giai cấp công nhân, do đó một trong những giải pháp nâng cao chất lượng cho giai cấp công nhân là phát triển giáo dục - đào tạo.

cơ cấu giai cấp công nhân. Tuy nhiên hiện nay chất lượng đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh còn thấp, quy mô cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm chưa đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ cao, công nhân lành nghề. Mất cân đối trong đào tạo giữa cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ kỹ thuật cao. Nội dung, chương trình đào tạo chậm đổi mới so với yêu cầu, các ngành nghề đào tạo chưa hợp lý với yê cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó mạng lưới đạo tạo trên toàn tỉnh phân bố không đều, tại các cơ sở đào tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn lạc hậu, lao động chất lượng cao chiếm tỷ lệ thấp, về cơ bản chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo đội ngũ công nhân đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ cần phải đổi mới giáo dục - đào tạo và dạy nghề cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy mô, cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Thể hiện qua một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là: Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân phải gắn liền với chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, do đó cần phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, dạy nghề có định hướng, có kế hoạch. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần tổ chức lại một cách hợp lý hệ thống các bậc giáo dục và đào tạo từ giáo dục phổ thông đến đại học và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề. Điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp và phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dậy nghề. Tiếp thu và chọn lọc chương trình dạy nghề của các nước tiên tiến.

Trước hết cần xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn của tỉnh, huyện và của mỗi cơ sở đào tạo và dạy nghềnhằm đảm bảo sự cân đối giữa đào tạo với phát triển kinh

tế, giữa đào tạo với sử dụng.Đổi mới nội dung chương trình dạy nghề theo hướng tiếp cận sản xuất, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Đặc biệt chú ý đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Ngoài ra cần đẩy mạnh kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, liên thông giữa đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, từ đó hình thành hệ thống đào tạo kép giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm phải có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập nhằm nâng cao tay nghề. Xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp phân tích nghề, vừa liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống dạy nghề, vừa liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chú ý quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề gắn với các địa phương có khu công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ công nhân tại chỗ cho doanh nghiệp. Cần rà soát và quy hoạch lại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cần đặc biệt chú ý tới công tác dạy nghề cho lao động ở nông thôn, thực hiện việc chuyển giao và áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến với quy mô lớn nhằm tạo nguồn bổ sung phong phú, có chất lượng, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng không chỉ nhu cầu sản xuất hiện tại mà còn chuẩn bị cho những ngành công nghiệp mới trong quá trình hội nhập.

Hai là: Tiếp tục tập trung vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đào tạo. Trước hết cần huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tăng nhanh nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Trong đó ưu tiên đầu tư các trường trọng điểm như Đại học Hùng Vương, Trường Trung cấp nghề của tỉnh. Bên cạnh đó cần tiến hành lồng ghép nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

nguồn vốn ODA… hàng năm giành một phần vốn ngân sách để thực hiện chính sách khuyến khích, phát triển cơ sở xã hội hóa, hỗ trợ đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề ngoài công lập theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước theo hướng tập trung cho các nhóm ngành nghề đào tạo, dạy nghề ưu tiên, thực hiện bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo, chú trọng các hoạt động đào tạo, dạy nghề trên địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và đối tượng lao động là dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

Có thể thấy giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ, cũng như nâng cao chất lượng giai cấp công nhân. Chỉ có đổi mới hệ thống giáo dục – đào tạo mới tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển về chất trong cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Phú Thọ. Đây là chìa khóa, là điều kiện căn bản giúp giai cấp công nhân Phú Thọ phát triển lớn mạnh, bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của giai cấp công nhân trên cả nước và đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

2.2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp.

Khi nghiên cứu về nguồn gốc của giai cấp công nhân C. Mác và Ph. Ăngghen luôn gắn với quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân vừa sản phẩm đồng thời là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, đồng thời sự phát triển của sản xuất công nghiệp cũng tạo ra những điều kiện cho quá trình phát triển của giai cấp công nhân, chỉ cómột nền công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới tạo ra điều kiện phát triển giai cấp công nhân về số lượng, chất lượng…khắc phục những hạn chế của nền sản xuất nhỏ còn tồn tại trong giai cấp công nhân” [54, tr. 127].

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ hiện nay muốn xây dựng đội ngũ công nhân với cơ cấu hợp lý, phát triển toàn diện về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)