11 ơ sở lý luận về cơ cấu giai cấp công nhân và công nghiệp hóa, hiện
1.2. Vài nét khái quát về tỉnh Phú họ và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
1.2.2. Cơ cấu giai cấp công nhân và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Phú Thọ.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ
Cùng bắt nhịp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả nước, ngay khi được tái thành lập năm 1997 Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra. Trên thực tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Phú Thọ được tiến hành trong điều kiện kinh tế chậm phát triển, tuy có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp nhưng do cơ sở hạ tầng yếu kém, đầu tư nước ngoài hạn chế nên sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nói chung còn kém so với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển đột phá trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng bắt nhịp với cả nước, tỉnh Phú Thọ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tập trung chủ yếu và các ngành công nghiệp, đẩy mạnh xây dựng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở gắn bó chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Từ thực tế đó, có thể thấy công nghiệp hoá hiện đại hóa ở Phú Thọ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm.
Được tái thành lập năm 1997 với một nguồn tài nguyên dồi dào Phú Thọ có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp nhưng vẫn chỉ là tỉnh miền núi nghèo, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội tương đối thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, thấp kém, đây đã trở thành trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, ngay từ khi tiến hành những bước đầu tiên của
đến tầm quan trọng của phát triển công nghiệp. Tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015) tỉnh đã nhấn mạnh cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Đến năm 2011 tỉnh Phú Thọ ra quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng 2030, theo đó “tỉnh tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo tiềm lực tăng nhanh quy mô gia trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp năm 2020”. Trong đó tỉnh nhấn mạnh tới việc cần “tập trung phát huy vai trò của các ngành công nghiệp truyền thống có thế mạnh, đồng thời khai thác các ngành, các sản phẩm công nghiệp mới, chế biến có giá trị gia tăng lớn, phát triển công nghiệp với quy mô, cơ cấu hơp lý” [64, tr. 1 - 2].
Thực hiện theo đúng tinh thần trên, cho đến nay toàn tỉnh đã có 9 khu công nghiệp, 21 cụm công nghiệp gồm khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, Tam Nông, Phù Ninh, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Lâm Thao và Thanh Thủy. Liên tục những năm qua, sản xuất công nghiệp có sức tăng trưởng khá, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần tăng giá trị xuất khẩu. Đến nay đã hoàn thành đưa vào sản xuất một số sản phẩm công nghiệp mới, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh Phú thọ năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 toàn tỉnh tăng 8,28%, trong đó ngành khai khoáng giảm 0,41%, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,74%, sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số sản phẩm công
nghiệp truyền thống của tỉnh như chế biến chè tăng 1,0%, bia các loại và xi măng tăng 15,1% . Hiện nay, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, tỷ trọng trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86% [8, tr. 10], mục tiêu cơ cấu kinh tế năm 2020 công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5%.
Trong giai đoạn 2011 - 2020 để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại, tỉnh Phú Thọ chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với phát triển bền vững trong đó lấy công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết lao động việc làm, thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong những năm tới bên cạnh việc tập trung phát triển một số nhóm ngành công nghiệp truyền thống như: chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, dệt may, da giầy... tỉnh Phú Thọ tập trung phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ giá trị gia tăng cao và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và vận dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, chuyển đổi hoạt động của doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn.
Ngoài ra còn một yêu cầu bức thiết là cần tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất trên cơ sở tập trung đầu tư theo chiều sâu, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến với các tỉnh trong cả nước. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng luôn chủ trương gắn phát triển kinh tế với khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ ổn định vùng nguyên liệu, gắn với hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường.
Thứ hai: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chú trọng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở gắn bó chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Là một tỉnh trung du miền núi, Phú Thọ có trên 80% dân số sinh sống trong các khu vực nông thôn, trên 70 % số lao động của tỉnh chủ yếu làm việc trong các ngành nông - lâm nghiệp. Có thể thấy nông nghiệp vấn đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh (năm 2018 chiếm 21,57%), vì vậy Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đang tập trung đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tỉnh đã xác định các nhiệm vụ chính: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh giống mới có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, phát triển các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao và các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất gắn với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, phát huy tối đa lợi thế, thế mạnh nông nghiệp của từng địa phương. Đây là nền tảng quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, cải thiện mức sống của người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trên địa bàn tỉnh hiện đã mở rộng diện tích mô hình cánh đồng lớn trồng lúa, rau, ngô với tổng diện tích trên 26.000 ha. Cơ cấu cây trồng có sự biến động theo hướng mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau theo hướng an toàn. Trong từng loại cây trồng cũng có sự chuyển dịch phù hợp theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Cơ cấu chăn nuôi cũng chuyển dịch mạnh mẽ từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chăn nuôi nông hộ an toàn và bền vững gắn với cải tạo đàn vật nuôi.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được triển khai phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, gắn kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, bước đầu đã gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp với người sản xuất. Từ liên kết, nông dân được tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, đầu ra ổn định, thu nhập từng bước được nâng lên, doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Một số hình thức tổ chức liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao như: Sản xuất chuối xuất khẩu ở Tam Nông; rau an toàn ở Lâm Thao, Cẩm Khê; liên kết bao tiêu bưởi Diễn, cam với Vineco tại Thanh Thủy; cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì,...
Cùng với việc mở nhiều diện tích đưa nhiều giống mới vào sản xuất, tỉnh đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp gắn với đặc thù của địa phương. Năm 2017 là năm đầu tiên bưởi Chí Đám và bưởi Bằng Luân được thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc cho trên 20.000 quả bưởi của 50 hộ gia đình. Ngoài bưởi Đoan Hùng, tỉnh cũng chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho các nông sản thế mạnh, toàn tỉnh hiện có trên 10 sản phẩm, nhóm sản phẩm nông nghiệp đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, điển hình như: Sơn đỏ Tam Nông, tương Dục Mỹ, chè xanh Chùa Tà, mỳ gạo Hùng Lô, lúa nếp gà gáy Mỹ Lung, thịt chua Thanh Sơn... Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông sản của tỉnh, tăng sức cạnh tranh, tạo uy tín trên thị trường.
Phú Thọ có lợi thế về kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi, môi trường sinh thái tốt, quỹ đất dốc lớn có thể sản xuất hàng hóa tập trung hiệu quả. Đây là những yếu tố quan trọng để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉnh đã có những biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
đầu tư vào nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh đã có 42 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh vực từ chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản đến chế biến thức ăn gia súc, sơ chế sản phẩm. Cùng với đó, Nghị quyết số 18 của Tỉnh ủy về dồn đổi ruộng đất ban hành đã được nhiều địa phương vận dụng, tạo điều kiện để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, gắn chế biến với tiêu thụ.
Những chính sách phát triển nông nghiệp của Tỉnh đã bước đầu đem lại những hiệu quả tốt đẹp, thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho một bộ phận lớn người lao động trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp trong toàn tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba: So với các tỉnh trong khu vực và trên cả nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ diễn ra với tốc độ chậm, quy mô nhỏ bé, công nghệ trang thiết bị còn lạc hậu.
Với đặc thù là một tỉnh trung du, miền núi, Phú Thọ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên đến nay đã đạt được những kết quả hết sức to lớn. Tăng trưởng bình quân hằng năm tăng đạt 12%/năm, thu ngân sách nhà nước đạt 6.68,3 tỷ đồng. Trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng có mức tăng trưởng khá, nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp được hình thành và không ngừng được mở rộng và đầu tư hiện đại hóa. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được quan tâm phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế tỉnh Phú Thọ so với cả nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ phát triển
kinh tế đạt loại khá trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không ổn định và không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở nhìn chung còn thấp kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, những tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa được phát huy hết giá trị.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm, chủ yếu tập trung ở một số địa bàn có sẵn tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp và chăn nuôi. Công tác bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân chưa được đảm bảo vững chắc, bấp bênh nên chưa kích thích được sản xuất phát triển.
Cơ cấu giai cấp công nhân ở tỉnh Phú Thọ
Cũng giống như ở các tỉnh khác, giai cấp công nhân và cơ cấu giai cấp công nhân ở tỉnh Phú Thọ cũng mang đầy đủ những biểu hiện cơ bản về cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam: Một là, cơ cấu giai cấp công nhân thể hiện ở mặt số lượng, lứa tuổi, giới tính; Hai là, cơ cấu giai cấp công nhân thể hiện ở ngành nghề và thành phần kinh tế; Ba là, cơ cấu giai cấp công nhân thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Sự biến đổi của cơ cấu giai cấp công nhân ở tỉnh Phú Thọ cũng mang những nét chung của sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, đặc điểm riêng biệt về phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà cơ cấu giai cấp công nhân, sự biến đổi của cơ cấu giai cấp công nhân ở Phú Thọ có sự khác biệt về cả ba biểu hiện trên.
Những đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ đã có tác động đến sự chuyển biến của giai cấp công nhân tỉnh cả về số
thuật. Hiện nay có thể thấy, trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự gia tăng ngày càng đông số công nhân hoạt động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần lượng lao động trong các ngành nông lâm, thủy sản. Thêm vào đó là lực lượng công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ thuật ngày càng cao đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất không chỉ sản xuất công nghiệp mà còn sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp mang lại những ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường. Có thể nói công nghiệp, hóa hiện đại hóa đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ trên nhiều mặt, đặc biệt là sự chuyển dịch của một số nông dân sang những người công nhân lao động thủ công trong các khu công nghiệp, đưa tới một diện mạo hoàn toàn mới có giai cấp công nhân Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ được phân tích qua những số liệu và minh chứng cụ thể ở chương 2.
iểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở phân tích các khái niệm công cụ về giai cấp công nhân, cơ