Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân về số lượng, lứa tuổi, giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 64)

1 hực trạng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú họ

2.1.1. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân về số lượng, lứa tuổi, giới tính

Về số lượng

Với vị trí địa lý giao thông huyết mạch thuận lợi cho phát triển kinh tế đồng thời có nguồn lao động dồi dào, hiện nay tỉnh Phú Thọ đang thực hiện chính sách mở nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh Phú Thọ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi phát triển giai cấp công nhân về số lượng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu sẽ diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế “trong cơ cấu kinh tế tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội” [54, tr. 81]. Cùng với đó việc ra đời các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mới và việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại sẽ hình thành một đội ngũ công nhân hiện đại, chính vì vậy bên cạnh số lượng công nhân hiện có, tỉnh Phú Thọ đang được bổ sung thêm một lượng công nhân hiện đại mới vào đội ngũ giai cấp công nhân tỉnh.

Theo số liệu thống kê số lượng lao động của tỉnh Phú Thọ ngày càng gia tăng. Năm 2010 toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có khoảng 819,7 nghìn người thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 823 nghìn người và 2018 là 844,3 nghìn người. Đây là lực lượng khá tốt bổ sung cho giai cấp công nhân Phú Thọ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Số lượng công nhân hoạt động trong các ngành kinh tế cũng tăng nhanh từ 705,1 nghìn người năm 2010 lên 751,8 nghìn người năm 2016 và đến năm 2018 số công nhân tại tỉnh đạt 769,8 nghìn người chiếm 58% dân số toàn tỉnh. Đặc biệt từ khi hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thu hút hàng ngàn lao động trong, ngoài tỉnh và các vùng lân cận. Tính riêng số lượng công nhân làm việc trong các khu công nghiệp tăng đáng kể từ 19.923 người

người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế vẫn tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân khá cao, năm 2010 toàn tỉnh có 34,5 nghìn người ngoài độ tuổi lao động chiếm 4% nguồn lao động, đến nay năm 2018 con số này đã lên đến 40,6 nghìn người tương ứng với 6% nguồn lao động toàn tỉnh [63, tr. 54]. Đây là lực lượng công nhân vô cùng quan trọng của tỉnh, họ đều là những công nhân có kinh nghiệm, có sức khỏe cũng như có nhiều kiến thức hiện đại như tin học, ngoại ngữ và hoạt động chủ yếu trong các nhà máy, khu công nghiệp, nếu khai thác tốt nguồn lao động này sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn.

Bên cạnh đó cơ cấu công nhân cũng đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện rõ nét trong cơ cấu giai cấp công nhân làm việc trong các ngành kinh tế, cụ thể năm 2018 số công nhân trong các ngành nông, lâm và thủy sản tuy có giảm (giảm 3,2 nghìn người so với năm 2010) những vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công nhân, chiếm 53,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng có sự tăng trưởng nhẹ, số công nhân có xu hướng tăng khoảng 6,7 nghìn so với trước, chiếm 24,3 %, khu vực dịch vụ chiếm 22,2 %, tăng 5,1 nghìn công nhân [55, tr. 61].

Mặc dù số lượng giai cấp công nhân tại tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể song vẫn thấp hơn mức trung bình của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (năm 2018 tỷ lệ giai cấp công nhân trung bình của vùng chiếm 63% dân số) [57, tr. 144]. Đặc biệt, theo số liệu điều tra tổng hợp của Liên đoàn lao động tỉnh và Cục thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy, từ năm 2010 đến 2018 số công nhân đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh phát triển không ổn định: Năm 2010 số công nhân tại tỉnh chiếm 63,8% dân số của tỉnh, năm 2016 giảm còn 57,7% và tới năm 2018 có xu hướng tăng nhẹ và đạt 58 % tổng số dân toàn tỉnh [56, tr. 32].

Tóm lại, qua những số liệu phân tích trên có thể thấy Phú Thọ đang có một nguồn lao động tương đối dồi dào, một thị trường lao động đang phát triển. Tuy nhiên số công nhân làm việc trong các ngành kinh tế lại không phát triển ổn định, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, nhưng chủ yếu là do số công nhân tại tỉnh có xu hướng chuyển ra các địa phương khác, hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài tìm cơ hội việc làm tương đối nhiều. Cụ thể riêng năm 2010 có tới 0,80 % số lao động tại địa phương di cư tìm việc làm tại các địa phương khác, chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Ninh… Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này có xu hướng ổn định hơn, đến nay năm 2017 chỉ còn 0,68 %. Đây thực sự là bài toán cần được các cấp chính quyền cũng như Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quan tâm giải quyết trong thời gian tới vì tình trạng này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh, đặc biệt là hiện tượng chảy máu chất xám ra khỏi địa phương.

Về cơ cấu lứa tuổi:

Theo số liệu thống kê sơ bộ hiện nay, lứa tuổi tham gia lao động trong đội ngũ công nhân tỉnh Phú Thọ ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, có thể nói Phú Thọ đang trong thời kì dân số vàng.

Nếu năm 2010 số công nhân dưới 40 tuổi chiếm 62,2 %, và dưới 30 tưởi là 41,3 % tổng số công nhân toàn tỉnh, đây được coi là cơ cấu lao động tương đối trẻ [28, tr. 49]. Hiện nay, với những đòi hỏi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu giai cấp công nhân Phú Thọ ngày càng được trẻ hóa hơn. Năm 2018 cơ cấu lứa tuổi của đội ngũ công nhân tỉnh có tỷ lệ như sau: Từ 16 đến 35 tuổi là 68,8 %, từ 36 tuổi là 25,8%, từ 46 đến 60 tuổi là 5,5% [6, tr. 20]. Đây là quá trình phát triển tích cực của giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công nghiệp

với những ưu thế về phát triển công nghiệp nặng như công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp khai khoảng, hóa chất rất cần tới đội ngũ công nhân có kinh nghiệm sản xuất nên chủ yếu công nhân ở tỉnh nằm trong độ tuổi từ 30 - 45. Tuy nhiên hiện nay, với những yêu cầu của công nghiệp hóa không chỉ yêu cầu công nhân có kinh nghiệm mà cần phải có trình độ chuyên môn, giỏi về khoa học kỹ thuật, có khả năng ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Do đó mà lượng lượng công nhân trẻ ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Như vậy so với cả nước tỷ lệ công nhân dưới 35 tuổi của tỉnh Phú Thọ cao hớn mức trung bình của cả nước và trung bình của các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ. Đội ngũ công nhân tỉnh Phú Thọ có độ tuổi trung bình trẻ hơn so với mức trung bình của cả nước và của các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ (năm 2018 Phú Thọ là 34,3 so với 36,6 của cả nước và 35,9 của các tỉnh phía Đông Bắc Bộ) [57, tr. 109]. Đây là điểm thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề mới, ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tại tỉnh Phú Thọ, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh nhà.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động trẻ cũng đồng nghĩa với kinh nghiệm cũng như tác phong làm việc còn yếu, chưa kể trong số lao động từ 16 đến 33 tuổi chủ yếu là lực lượng công nhân mới tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các trường trung cấp nghề, sơ cấp ngắn hạn, chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các máy móc cũng như dây truyền sản xuất công nghệ trong các ngành kinh tế, từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao ý thức, tác phong làm việc cho bộ phận công nhân trẻ này.

Cơ cấu giới tính:

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, trước đổi mới tỉnh Phú Thọ tập trung đẩy mạnh các ngành công nghiệp

nặng, lấy công nghiệp nặng làm trung tâm nên tỷ lệ công nhân nam cao hơn tỷ lệ công nhân nữ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp xây dựng, sửa chữa, khu vực công nghiệp quốc phòng, trung bình tỷ lệ nam, nữ là 60,9% công nhân nam và 39,1% công nhân nữ [29, tr. 50].

Tuy nhiên hiện nay, do sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cũng như việc thực hiện chủ trương chuyển hướng chiến lược phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm đã đưa tới sự xuất hiện một bộ phận công nhân mới trong cơ cấu giai cấp công nhân Phú Thọ. Bộ phận giai cấp công nhân mới này chủ yếu làm việc trong các ngành nghề dệt may, gia công giày da, quần áo cùng một số ngành nghề mới như dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tư vấn, kế toán, tin học, viễn thông…Khác với những ngành công nghiệp nặng những ngành nghề mới này chủ yếu chú trọng đến sự tỉ mỉ, khéo léo và sự chính xác cao, do đó tỷ trọng lao động nam, nữ trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ cũng có sự thay đổi.

Bảng 2.1: Cơ cấu giai cấp công nhân phân theo giới tính trong giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ.

Đơn vị: %

Tiêu chí 2010 2015 2016 2017 2018

Nam 49,0 48,8 48,0 49,7 49,4

Nữ 51,2 51,7 52,0 50,3 50,6

Nguồn: Tổng cục thống kê - Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ.

Số lượng công nhân nữ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của tỉnh, năm 2010 số lao động nữ chiếm 51,2 %, nam chiếm 49% thì

của tỉnh Phú Thọ đang có xu hướng phát triển vươn lên chiếm số đông trong tổng số giai cấp công nhân toàn tỉnh, cao hơn so với mức chung bình trung của cả nước, năm 2010 trung bình cả nước công nhân nam chiếm 51,4 % và 48,6% nữ, đến năm 2018 số công nhân nữ của cả nước lại giảm còn 47,8 % và nam tăng lên 52,2%. [57, tr. 142].

Ngoài ra, tỷ lệ giới tính trong cơ cấu giai cấp công nhân cũng phát triển khá cân đối so với tổng dân số toàn tỉnh, năm 2010 số lao động nam chiếm 52% dân số toàn tỉnh, nữ chiếm 53,7% tới năm 2018 tỷ lệ lao động nam chiếm 54,7% và nữ chiếm 54,9% dân số toàn tỉnh [8, tr. 30]. Nó phản ánh sự thay đổi tích cực về cơ cấu giới tính trong giai cấp công nhân cũng như nét đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ là nền công nghiệp hiện đại, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, hướng đến sự chính xác, tỉ mỉ và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ cao vào sản xuất.

Như vậy, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa số lượng giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ không ngừng được tăng lên, cơ cấu lứa tuổi có xu hướng được trẻ hóa, cơ cấu giới tính phát triển khá cân đối giữa nam và nữ. Những biến đổi tích cực này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời thực hiện các mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)