Điều kiện tự nhiên và tình hình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 49)

11 ơ sở lý luận về cơ cấu giai cấp công nhân và công nghiệp hóa, hiện

1.2. Vài nét khái quát về tỉnh Phú họ và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử trên 4.000 năm. Trong tiến trình lịch sử phát triển thành phố Việt Trì từng là Kinh đô Văn Lang, trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của đất nước trong suốt thời gian dài. Điều đó đã cho thấy vị trí thuận lợi cũng như tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của Phú Thọ đối với nhiều địa phương khác trong khu vực Bắc Bộ. Ngày nay với diện tích 3.533 km tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nơi giao thoa giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Nằm ở vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, Phú Thọ chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 80km, sân bay Nội Bài 50km, Cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thủy hơn 200 km, cảng Hải Phòng 170km và cảng Cái Lân 200km. Như vậy có thể thấy Phú Thọ chính là cầu nối quan trọng giữa cac tỉnh Đông Bắc - Tây Bắc với cả nước và quốc tế.

Bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ cũng hội tụ một hệ thống giao thông khá thuận lợi gồm: Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai hiện nay đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế, các tuyến đường thủy trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có khá nhiều các tuyến đường quốc lộ liên tỉnh và quốc tế như: Quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà

Giang và sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), đặc biệt phải kể đến tuyến đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ - Lào Cai sau khi được thông tuyến đã tạo ra nhiều cơ hội mở cửa và hội nhập của tỉnh, nó giúp nối liền tỉnh Phú Thọ với hành lang kinh tế quốc tế vô cùng quan trọng Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh với nhiều điểm giao kết trung chuyển trong hành trình xuyên Á.

Với đặc điểm địa hình bị chia cắt lại chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi. Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Hiện nay nền kinh tế tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát triển ổn định trên tất cả các ngành, lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 8,77 %, quy mô tăng trưởng tăng 7 lần so với những năm 2000 - 2004. Hiện nay Phú Thọ đang được xếp thứ 2/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về tốc độ

Về sản xuất công nghiệp: Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển khá mạnh, tính riêng trong năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 8,28% so với cùng kỳ; trong đó ngành khai khoáng giảm 0,16%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,74%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,54%; ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,06% [8, tr. 10].

Những ngành công nghiệp truyền thống và sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh vẫn tiếp tục được giữ vững và phát triển như: Giấy, dệt may, hóa chất, phân bón, chè… Hiện nay Phú Thọ đang đứng thứ 26 trên tổng số 63 tỉnh thành cả nước về quy mô và giá trị sản xuất công nghiệp với những sản phẩm truyền thống như: Giấy, phân bón, chế biến nông - lâm sản… đứng đầu cả nước về sản xuất chè đen. Trong thời gian tới Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung và phát triển một số các lĩnh vực tiềm năng như chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất...

Đặc biệt trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch và xây dựng 9 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp trên khắp địa bàn tỉnh, đây là một trong những bước đột phá lớn trong nền kinh tế của tỉnh, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đều nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi, cùng nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. Chính những lợi thế về nhiều mặt đã giúp Phú Thọ trở thành điểm thu hút của hàng loạt các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

Về sản xuất nông, lâm thủy sản: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua cũng đat tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng các ngành

dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành trồng trọt có năng suất lao động thấp. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa nhanh các giống cây mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng vật nuôi, con giống. Ngoài ra tỉnh còn đề ra nhiều chủ trương mới nhằm phát triển sản xuất trên quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả ứng dụng công nghệ cao…

Chính vì vậy, trong thời gian qua kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đang dần thay đổi diện mạo, các chương trình nông nghiệp trọng điểm không những đạt mà còn vượt mục tiêu đề ra. Sản xuất lâm nghiệp giữ ổn định các chương trình trồng rừng mới, rừng tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng khoanh nuôi tái sinh và trồng cây lâm nghiệp phân tán đạt khá.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành, chuyển dịch lao động nông nghiệp chậm, chưa vững chắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Về thương mại - dịch vụ: Những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2018 ước đạt 28.770,2 tỷ đồng, tăng 13,8% so năm 2017. Phân theo loại hình kinh tế, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 26.189,1 tỷ đồng, chiếm 91% tổng mức và tăng 15,1%; kinh tế nhà nước ước đạt 2.349,6 tỷ đồng, chiếm 8,2% tổng mức, tăng 1,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 231,5 tỷ đồng, tăng 3,9%. Phân theo ngành kinh doanh, doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 89,9%), ước đạt 24.420,6 tỷ đồng, tăng 12,3%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 2.316,9 tỷ đồng, tăng 20,5% [8, tr. 19 - 11].

Phát triển du lịch tiếp tục được chú trọng đặc biệt là công tác quy hoạch khu điểm du lịch được quan tâm, đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Pha Băng, Lào.

Bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng thương mại đang từng bước được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, không chỉ cung cấp một lượng lớn sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà còn thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động. Từ đó đóng góp một phần tích cực vào ngân sách nhà nước và giá trị tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Về văn hóa - xã hội: Với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sự phát triển kinh tế ngày càng cáo đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh lần lượt là 7,4% và 6,65% (năm 2004 tỷ lệ này là trên 30 %), đời sống của công nhân viên chức và người lao động tiếp tục được cải thiện, vấn đề việc làm cơ bản được khắc phục, năm 2018, ước giải quyết việc làm trên 16.261 lao động, đạt 101,6% so kế hoạch và tăng 1% so cùng kỳcác năm trước, không còn tình trạng thiếu việc hay mất việc kéo dài. Từ đó làm giảm, hạn chế sự ra tăng của các tệ nạn xã hội trong toàn tỉnh, đời sống vật chật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)