Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân về ngành nghề và thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 76)

1 hực trạng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú họ

2.1.2. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân về ngành nghề và thành phần

phần kinh tế

Trước đổi mới, trong bối cảnh kinh tế chung của cả nước tỉnh Phú Thọ vẫn còn là nền kinh tế khép kín, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Trong bối cảnh đó, giai cấp công nhân với số lượng ít và chủ yếu hoạt động thuần túy trong các cơ sở sản xuất tập thể và các doanh nghiệp quốc doanh.

Trong công cuộc đổi mới, cả nước tiến hành xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra bước tiến quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Thực hiện chỉ đạo chung cả Đảng và Nhà nước ta, từ năm 1997 sau khi được tái thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Chính sự ra đời của các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân và một bộ phận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có tác động quan trọng đến sự thay đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Sự chuyển đổi về cơ chế và cơ cấu nền kinh tế đó đã có tác động nhất định đến cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ trong những năm qua theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng rõ rệt theo các ngành và các thành phần kinh tế.

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân giữa các ngành kinh tế

Trước đây lao động tỉnh Phú Thọ tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và miền núi (chiếm 72% năm 2000) với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên sau khi thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước tỉnh Phú Thọ đã tập trung xây dựng và phát triển hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chế xuất trên khắp địa bàn tỉnh. Từ đó đã tạo ra sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đây cũng là điều kiện

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ, chính quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế lấy công nghiệp làm trung tâm đã làm cho cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ có những chuyển biến hết sức quan trọng.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 số lượng lao động làm việc trong các ngành nghề đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể theo thống kê sơ bộ của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2018 như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ phân theo ngành kinh tế:

Đơn vị: %

Tiêu chí 2010 2015 2016 2017 2018

Nông- lâm - ngư nghiệp 63,5 56,9 55,6 54,5 53,5

Công nghiệp - xây dựng 26,9 30,5 32,2 33,2 33,9

Dịch vụ 9,6 12,6 12,2 12,3 12,6

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2018

Như vậy có thể thấy cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những biến đổi tích cực biểu hiện ở một số khía cạnh như:

Thứ nhất: Cơ cấu giai cấp công nhân có sự biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng số lượng công nhân trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng số lượng công nhân làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Đây được coi là xu thế khách quan, mang tính tích cực theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ, nhằm mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉnh Phú Thọ về cơ bản thành một tỉnh công nghiệp.

Theo những số liệu thống kê sơ bộ của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, cơ cấu giai cấp công nhân trong các ngành nông - lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 63,5% năm 2010 xuống còn 55,6% năm 2016 và đến năm 2018 chỉ còn 53,5% (giảm 10% so với năm 2010), công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng, tăng từ 26,9 % năm 2010 lên 32,2% năm 2916 và 33,9 % năm 2018 (tăng 7% so với năm 2010) và dịch vụ tăng nhẹ từ 9,6% năm 2010 lên 12,2 % năm 2016 và 12,6% năm 2018 (tăng 3% so với năm 2010) đây được coi là những kết quả tích cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua.

Thứ hai, với chính sách phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ với mục tiêu: “ Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghệ mới, công nghệ cao” [64, tr. 3] đã phần nào dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ. Trước đây vốn là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất nên tỉnh Phú Thọ tập trung phát triển các ngành công nghiệp này nhằm tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Phú Thọ tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản, chế tạo, vật liệu xây dựng, các ngành sử dụng nhiều khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, mang đặc trưng riêng của tỉnh và có tính cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, cơ cấu giai cấp công nhân trong ngành công nghiệp của tỉnh có sự chuyển biến sâu sắc. Từ năm 2010 đến

từ 0,3% (năm 2010) xuống 0,2% năm 2018, công nghiệp chế biến tăng từ 13,5% lên 17,6%, và xây dựng tăng từ 4,7% lên 6,1% [8, tr. 105 - 109].

Riêng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao cũng thay dần nhóm các nhóm ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Năm 2010 số công nhân làm việc trong nhóm ngành may mặc chiếm 79% số công nhân đang làm việc trong khu công nghiêp, đến năm 2018 số lượng công nhân này chỉ còn chiếm 67% thay vào đó là công nhân trong các nhóm ngành linh kiện điện tử chiếm 15,6% và vật liệu xây dựng 7% [66, tr. 5].

Do những biến đổi trong bậc thang giá trị ngành nghề tại tỉnh chuyển từ công nghiệp nặng sang các ngành nghề mới và công nghệ cao đã làm xuất hiện một bộ phận công nhân tỉnh chuyển sang làm việc trong các ngành kinh tế mới như thông tin truyền thông, công nghệ điện tử, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và các hoạt động chuyên môn bất động sản. Theo số liệu điều tra năm 2017, số công nhân làm việc trong lĩnh vực thông tin truyền thông của tỉnh Phú Thọ tăng từ 0,1 % năm 2010 lên 0,4% năm 2018, tài chính ngân hàng, bảo hiểm từ 0,3% năm 2010 lên 0,6% năm 2018 và các hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ từ 0,4 % lên 0,8% năm 2017 [63, tr. 60]. Tuy số lượng công nhân hoạt động trong các ngành nghề mới này có xu hướng tăng nhanh nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Năm 2018 cả nước có 0,6% công nhân làm việc trong các ngành thông tin, truyền thông, 0,8% công nhân làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và 10% làm việc trong các hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ [57, tr. 149].

Trên cơ sở phân tích các số liệu trên có thể thấy, trong những năm qua cơ cấu giai cấp công nhân trong các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự

tiến bộ này còn chậm chưa phát triển như mức trung bình của cả nước, tỷ trọng công nhân trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ quá cao 53,5 % so với cả nước chỉ có 40,2%, công nghiệp của cả nước là 25,8% và dịch vụ là 34,0% [58, tr. 26]. Đặc biệt số lượng công nhân hoạt động trong các ngành nghề mới có hàm lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất lại chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ. Đây là bức tranh mô tả sinh động thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ hiện nay, tuy đã có nhiều biến đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng tốc độ còn rất thấp, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá nhưng không vững chắc. Do đó trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút lực lượng giai cấp công nhân tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao.

Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân giữa các thành phần kinh tế

Trước đây với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong cả nước chỉ tồn tại chủ yếu hai thành phần kinh tế chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, giai cấp công nhân chủ yếu lao động đơn giản, thuần nhất trong các cơ sở sản xuất tập thể, hợp tác xã và một bộ phận nhỏ hoạt động trong các cơ sở sản xuất cá thể, thời kỳ 1986 - 1990 số công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước chiếm đa số với 98,86%, ngoài nhà nước là 1,14 % [28, tr. 35 - 36] và chưa có công nhân làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ sau khi tái thành lập năm 1997 đến nay tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản xuất tư nhân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt khi thực hiện

kinh tế thế giới, tỉnh Phú Thọ với phương châm “trải thảm đỏ thu hút vốn đầu tư nước ngoài” và cơ chế “một cửa - một đầu mối” nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh đã giúp tỉnh Phú Thọ thu hút hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Chính những thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế đã tác động làm chuyển đổi cơ cấu giai cấp công nhân giữa các thành phần kinh tế trong tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.3. Cơ cấu giai cấp công nhân làm việc phân theo loại hình kinh tế Đơn vị : % Tiêu chí 2010 2015 2016 2017 2018 Nhà nước 9,22 8,15 6,92 5,97 4,96 Ngoài nhà nước 85,23 85,38 85,49 85,66 85,92 Có vốn đầu tư nước ngoài 5,55 6,47 7,59 8,37 9,12

Nguồn: Tổng Liên đoàn Lao động và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ. Sự xuất hiện ngày một nhiều của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước, hiện nay số công nhân làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước không còn chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế chung của tỉnh Phú Thọ, mà thay vào đó là sự nổi lên và ngày càng mạnh mẽ của một bộ phận công nhân trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể theo số liệu điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ cho thấy:

Số công nhân làm việc trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm nhanh. Năm 2010 toàn tỉnh Phú Thọ có 41 doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,14

% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm cho 62 nghìn công nhân (chiếm 9,22% số công nhân toàn tỉnh). Tuy nhiên đến năm 2016 giảm còn 26 doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,2% giảm số công nhân trong khu vực này xuống 61 nghìn người (chiếm 6,92% tổng số công nhân của tỉnh), đến năm 2018 số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống chỉ còn 21 doanh nghiệp, chiếm 0,5%, số công nhân giảm còn 57 nghìn công nhân, chiếm 4,96% số công toàn tỉnh, giảm 4,26% so với năm 2010 [66, tr. 59].

Số công nhân trong khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ. Năm 2010 tỉnh Phú Thọ có 1828 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 95,31%), với hơn 615 nghìn công nhân (chiếm 85,23% số công nhân của tỉnh). Đến năm 2016 số doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng lên 3791 doanh nghiệp nâng số công nhân tại khu vực này lại lên hơn 626 nghìn người (chiếm 85,38%) và đến năm 2018 số doanh nghiệp lại tiếp tục tăng lên tới 4297 doanh nghiệp và số công nhân làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã lên tới 649,9 nghìn công nhân (chiếm 85,92%), tăng 0,69% so với năm 2010 [8, tr. 115].

Cùng với đó, số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010 cả tỉnh chỉ có 49 doanh nghiệp (chiếm 2,55%) số công nhân làm việc trong khu vực này chiếm 5,55%, năm 2016 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 87 doanh nghiệp (chiếm 2,6%) với 49 nghìn công nhân chiếm 7,59% công nhân toàn tỉnh và đến năm 2018 tăng lên 119 doanh nghiệp (chiếm 2,82%) với số công nhân 57,6 nghìn người chiếm 9,12% tổng số công nhân toàn tỉnh (tăng 3,57% so với năm 2010) [8, tr. 97]. Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu giai cấp công nhân toàn tỉnh Phú Thọ.

Những số liệu phân tích trên cho thấy, trong những năm qua cơ cấu giai cấp công nhân trong các thành phần kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển biến khá sâu sắc. Lực lượng giai cấp công nhân trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm nhanh, số công nhân làm việc trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong đó lực lượng công nhân hoạt động trong khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất. Sự biến đổi trong cơ cấu giai cấp công nhân giữa các thành phần kinh tế của tỉnh Phú Thọ như trên cũng đặt ra một số vấn đề cần được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm và đề ra những biện pháp khắc phục như sau:

Thứ nhất, số lượng công nhân trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm mạnh, đây là sự biến đổi tích cục trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Đặc biệt, với chủ trương quy hoạch, sắp xếp lại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Phú Thọ sang thoái vốn nhà nước hoặc chuyển sang cổ phần hóa theo công văn số 2185/TTg-ĐMDN ngày 22/11/2011 của Thủ tướng chính phủ đã làm giảm đi số lượng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cụ thể một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà Phú Thọ, Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ, Công ty TNHH MTV xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ… đã kéo theo một lượng lớn công nhân mất việc. Từ đó tỉnh Phú Thọ cần phải có biện pháp giúp tìm kiếm việc làm, cũng như có chính sách hỗ trợ về đời sống vật chất, tinh thần cho bộ phận công nhân trong khu vực này.

Thứ hai, việc gia tăng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là điều đáng mừng của chính sách tiếp xúc, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong nhiều năm qua, tạo động lực phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh phú thọ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)