1 hực trạng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú họ
2.1.3. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân về trình độ học vấn và chuyên
chuyên môn kỹ thuật.
Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình chuyển giao công nghệ hiện nay đã đưa tới sự ra đời của các khu công nghiệp, công nghệ cao. Chính điều này đã đặt ra những đòi hỏi mới cho giai cấp công nhân không chỉ về số lượng mà còn là chất lượng giai cấp công nhân có thể đáp ứng được yêu cầu của quy trình khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Hay nói cách khác chính công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi phải có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ văn hóa, năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới. Trong đó trình độ học vấn được xem là chìa khóa để tiếp nhận tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, đây cũng chính là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của đội ngũ công nhân tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Về trình độ học vấn:
Vốn là một tỉnh nghèo thuần nông trước đổi mới phần lớn công nhân tỉnh Phú Thọ hoạt động chủ yếu trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nặng, lâm trường thủ công… vì vậy trình độ học vấn cũng như chuyên môn kỹ thuật, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp còn rất nhiều hạn chế so
với cả nước. Để khắc phục tình trạng trên, từ năm 2011 với mục tiêu tiến tới năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp cao, ngày 24/11/2011 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ban hành nghị quyết số 12-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Tỉnh Phú Thọ xác định tập trung phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược tạo động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững.
Thực hiện nghị quyết 21 tỉnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục - đào tạo, trong đó tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới dạy nghề, cơ sở đào tạo và các ngành nghề, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tốt công tác phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện cơ chế liên thông trong đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề để giai cấp công nhân có nhiều cơ hội học tập, từng bước hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi, nhân viên lành nghề trong các ngành và lĩnh vực. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách đãi ngộ đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân bậc cao, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại tỉnh, hỗ trợ công nhân trẻ hăng hái đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bên cạnh đó các cơ sở đào tạo nghề chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của đơn vị sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường, gắn với đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại từng địa phương, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
tiểu học giảm mạnh. Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ nếu những năm 2000 - 2010 trong cơ cấu giai cấp công nhân Phú Thọ vẫn còn tồn tại khoảng 3,0 % số lao động không biết chữ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nặng thì đến nay năm 2018 số lao động này chỉ còn chiếm 1,9% thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước với 5,2% và của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 10,3% số lao động không biết chữ [29, tr. 37].
Nhờ những đột phá mới trong ngành giáo dục thông qua việc thực hiện nghị quyết 21 của Đảng Bộ tỉnh Phú Thọ, đến nay năm 2017 - 2018 số công nhân có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng tăng lên. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên tăng nhanh và chiếm 40,7%, so với những năm 2000 - 2010 số lao động này chỉ có khoảng 31,7 % [56, tr. 10], trong đó chủ yếu là lực lượng lao động trẻ với độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, đây là một trong những thuận lợi giúp giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ có điều kiện tiếp thu nhanh những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bên cạnh đó, số công nhân có trình độ học vấn cũng có sự phân hóa theo các ngành nghề và thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay do những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên giai cấp công nhân trong các ngành kinh tế mới như dịch vụ, thương mại, bưu chính, ngân hàng, viễn thông… có trình độ học vấn bình bình cao hơn so với các ngành nghề khác, chiếm tới 80% số công nhân toàn tỉnh. Trong khi đó số lượng công nhân trong các ngành sản xuất truyền thống như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành công nghiệp nặng lại có trình độ học vấn tương đối thấp, chủ yếu là lao động trên 30 tuổi và lao động chân tay là chủ yếu.
Như vậy, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trình độ học vấn của giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ ngày càng được nâng cao và
bắt đầu có những chuyển biến mới theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động có học vấn cao làm việc trong các ngành kinh tế mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, số công nhân có trình độ học vấn thấp chủ yếu tập trung vào các ngành nghề giản đơn, lao động nặng và ngày càng có xu hướng giảm. Đây được xem là điều kiện thuận lợi giúp giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ có thể tiếp cận nhanh hơn với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở tỉnh Phú Thọ, hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư về khoa học kỹ thuật, máy móc cùng với trang thiết bị hiện đại, nó đòi hỏi giai cấp công nhân tỉnh phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, điều này đã có tác động lớn đến sự chuyển biến về trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ.
Trước kia tuy có nhiều lợi thế là tỉnh có hệ thống các trường đào tạo nghề khá phong phú nhưng tỷ lệ công nhân qua đào tạo còn khá thấp và phân bố chưa đều. Cụ thể giai đoạn 2006 - 2010 số lao động qua đào tạo là 189.150 người, chiếm 40%, trong đó đại học, trên đại học là 19.500 người, cao đẳng 17.150 người, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp là 152.500 người, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho lao động chất lượng cao chiếm 27%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, trên đại học - cao đẳng - nghề nghiệp là 1- 0,87 - 7,82 [62, tr. 20].
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng giai cấp công nhân đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh nhà. Trong những năm qua số lượng công nhân qua đào tạo đã tăng cao.
Bảng 2.4: Tỷ lệ công nhân đã qua đào tạo phân theo ngành nghề kinh tế: Đơn vị: %
Tiêu chí 2010 2015 2018
Nông, lâm ngư nghiệp 28 32,1 40,2
Công nghiệp – xây dựng 75 78 80
Dịch vụ 81 89 90
Nguồn: Sở lao động Thương binh và Xã hội - Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ
Nếu năm 2010, số công nhân qua đào tạo đạt 40%, trong đó đào tạo nghề là 35%. Trong đó tỷ lệ công nhân qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp đạt 28% số công nhân cả ngành, công nghiệp - xây dựng chiếm 75% và dịch vụ là 81% số công nhân toàn ngành. Đến năm 2018, số công nhân qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề là 50%. Tỷ lệ công nhân qua đào tạo ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 40,2% công nhân toàn ngành, công nghiệp - xây dựng đạt 80% công nhân toàn ngành và dịch vụ là 90% số công nhân toàn ngành [65, tr. 5 - 6].
Theo số liệu điều tra trong các khu công nghiệp cũng cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của giai cấp công nhân cũng đang có sự phát triển. Năm 2010 trong tổng số 19.923 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp có 1534 người có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm7,7%), trung cấp 1.793 công nhân (chiếm 9%), lao động có nghề tự đào tạo tại doanh nghiệp là
7.870 công nhân (chiếm 39,5%), lao động trình độ phổ thông là 8.726 công nhân (chiếm 43,8%). Đến năm 2018 tổng số công nhân trong khu công nghiệp là 21.964 người, trong đó trình độ đại học, cao đẳng là 2.894 công nhân chiếm 10,5% (tăng 2,8% so với năm 2010), trung cấp, sơ cấp có 4029 công nhân chiếm 14,5% (tăng 5,5% so với năm 2010), lao động có nghề tự đào tạo tại doanh nghiệp là 10.819 công nhân chiếm 39% (giảm 0,5% so với năm 2010) và lao động phổ thông chưa qua đào tạo là 10.222 công nhân chiếm 36% giảm 7,8% so với năm 2010 [66, tr. 4].
Qua những số liệu phân tích trên cho thấy, mặc dù có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động được tăng lên rõ rệt, tỷ lệ công nhân qua đào tạo của tỉnh Phú Thọ tương đối cao so với trung bình cả nước nhưng phần lớn số công nhân được đào tạo lại ở trình độ sơ cấp, dạy nghề thường xuyên hoặc do doanh nghiệp trực tiếp đào tạo. Cơ cấu giai cấp công nhân tỉnh Phú Thọ đang trong tình trạng thiếu hụt công nhân có trình độ tay nghề cao và dư thừa lao động giản đơn. Theo số liệu thống kê, trong hơn 100 nghìn công nhân thì có tới trên 70% là lao động phổ thông có trình độ phổ thông trung học và đào tạo nghề, số lao động tốt nghiệp đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 8%. Cơ cấu trình độ công nhân trong các doanh nghiệp chủ yếu ở mức 1 - 4 - 3 [63, tr. 74] nghĩa là trong một doanh nghiệp có một người trình độ đại học, 4 người trình độ cao đẳng và 3 người chưa qua đào tạo hoặc công nhân kỹ thuật. Với chất lượng đội ngũ công nhân như vậy thực sự chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
Một là: Chưa có những chiến lược về quy hoạch đào tạo đội ngũ công nhân gắn với phát triển kinh tế - xã hội, các trường đào tạo nghề chưa có chương trình đào tạo gắn liền với những đòi hỏi của thị trường, chất lượng và cơ chế đào tạo không theo tín hiệu của thị trường dẫn tới công nhân phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động lại phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm đúng ngành thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, do đó đào tạo lại đội ngũ công nhân là việc doanh nghiệp đều phải làm. Cụ thể tại Công ty TNHH Công nghệ Cosmos I thuộc khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì là ví dụ điển hình. Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, cơ khí chính xác. Sau khi tuyển dụng công ty phải tiến hành đào tạo ngắn hạn cho 100% số công nhân lao động mới, định kỳ 6 tháng đào tạo lại và đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân lao động trong công ty.
Hai là: Do cuộc sống của nhiều tầng lớp công nhân còn gặp nhiều khó
khăn nên họ chỉ tập trung kiếm sống mà chưa giành nhiều thời gian cho đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh do muốn nhanh chóng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm công nhân rẻ nên lựa chọn tự do, chủ yếu là lao động không qua đào tạo làm việc thời vụ. Đặc biệt là khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh tới các vùng nông thôn, số ruộng đất được chuyển đổi thành các mục đích khác nhau làm cho người nông dân mất ruộng đất, không có việc làm phải đi làm công nhân trong các khu công nghiệp nước ngoài với đồng lương thấp. Đây chính là tỷ lệ công nhân có trình độ học vấn và chuyên môn khá thấp và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cơ cáu giai cấp công nhân.
Ba là: Đặc điểm tỉnh Phú Thọ là tỉnh Trung du miền núi nên một bộ phận công nhân ở các huyện vùng sâu, vùng xa như Thanh Sơn, Yên Lập còn gặp nhiều khó khăn cho việc tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề. Vì vậy họ chủ yếu tham gia các lớp học nghề ngắn hạn hoặc được đào tạo khi vào làm tại các doanh nghiệp.
Do đó vấn đề đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay cần phải có những chủ trương chính sách đổi mới đồng bộ cách thức đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, từng bước đổi mới nâng cao không chỉ về trình độ học vấn mà cả trình độ chuyên môn, tay nghề. Đồng thời Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng cần có chính sách quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân, tạo động lực vững chắc cho họ yên tâm sản xuất, tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực của bản thân, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.