§3.2 Các khó khăn đối với quan hệ hai nƣớc
3.2.2. Vấn đề căn cƣ́ quân sƣ̣ Cam Ranh
Mô ̣t khó khăn rõ rê ̣t trong quan hê ̣ Đối tác chiến lược toàn diê ̣n giữa hai bên là vấn đề căn cứ quân sự Cam Ranh . Sau khi Viê ̣t Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ vẫn đang diễn ra . Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối thập niên 1980, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993.
Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng mục đích sử dụng căn cứ này đã chuyển sang hoạt động thám thính , theo dõi đô ̣ng thái của Trung Quốc. Các chiến cụ và quân nhân còn la ̣i đều được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo. Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim25. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đích dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.
Vào năm 2002, Nga đã rút khỏi Cam Ranh , khi đó đã rất nhiều cựu quan chức quốc phòng Liên Xô đã bày tỏ sự tiếc nuối về quyết định quyết định sai lầm này , và hiện nay quả nhiên là Mátxcơva mong muốn trở lại . Những tiền đề cho việc này đã xuất hiện từ trước khi quan hệ của Nga với phương Tây xấu đi trầm trọng. Các quan chức Nga nhiều lần lưu ý rằng, những thay đổi tình hình quốc tế gần đây buộc Nga có những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các câu hỏi về việc khôi phục các căn cứ của Nga ở Việt Nam đã được Điện Kremlin gửi tới Bộ Quốc phòng. Khả năng
25
Кобелев Е.В. Российско-Вьетнамские отношения, реальность и перспективы. Москва, 2016; tr.33
Nga trở lại được đề cập trong cuộc gặp năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ hai nước.
Vào năm 2013, hai bên đã đa ̣t được thỏa thuâ ̣n cùng có lợi về viê ̣c sử dụng vịnh Cam Ranh , đến năm 2014 Hà Nội và Mátxcơva tiếp tục tiến thêm một bước là đơn giản hóa các thủ tục cho tàu chiến Nga sử dụng dịch vụ tại căn cứ này. Cũng trong năm đó, Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc thành lập trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm tại Cam Ranh. Cảng Cam Ranh cũng là nơi tiếp nhận 4 chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu do Việt Nam đặt mua của Nga. Ngoài trạm hậu cần - kỹ thuật hải quân ở Cam Ranh, hiện Nga cũng đang triển khai ở sân bay của căn cứ này các máy bay tiếp dầu trên không Il-78, phục vụ cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, trong các chuyến tuần tra tầm xa ở Thái Bình Dương.
Cam Ranh có vị thế địa - chính trị vô cùng quan trọng không chỉ ở Biển Đông mà còn trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vừa qua, trả lời những thông tin về việc Bộ Quốc phòng Nga có tin cho rằng, Mátxcơva đang xem xét vấn đề đưa Hải quân Nga trở lại Cam Ranh, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, Hà Nội không đồng ý triển khai căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ của mình26
.
Mă ̣c dù hai bên không hoàn toàn đồng ý với nhau về vấn đề này , đây cũng chỉ là một chi tiết thư yếu và không có ảnh hưởng mạnh đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diên toàn thể . Ngày 04-04-2018 trong cuộc hội đàm tại Mátxcơva, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng:
―Chúng tôi xin cám ơn sự đón tiếp đội tàu của chúng tôi tại Cam Ranh. Nga và Việt Nam đã ký một văn bản rất quan trọng về đơn giản hóa thủ tục tàu vào các cảng của hai nước chúng ta. Chúng tôi hy vọng rằng điều đó sẽ
26
phục vụ cho việc phát triển hơn nữa quan hệ giữa các hạm đội của chúng ta và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự‖27
.