§3.2 Các khó khăn đối với quan hệ hai nƣớc
3.2.4. Sự khác biệt của văn hóa
Một trong những khó khăn là sự khác biệt giữa văn hóa Nga và văn hóa Việt Nam. Mặc dù có quá trình trao đổi văn hóa giữa Liên Xô và Việt Nam, nhưng có thể nói rằng quá trình này chịu ảnh hưởng mạnh của hệ tư tưởng và không chú ý đến văn hóa truyền thống của hai nước . Nhiều người Việt cao tuổi biết nhiều về văn học Nga và Liên Xô , nhưng thế hệ trẻ thường không quan tâm đến văn hóa Nga. Đối với người Nga, cũng như xã hội Việt Nam, xã hội Nga hiện đại chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Mỹ, do đó nguồn tin tức về lịch sử và văn hóa Việt Nam duy nhất cho thanh niên Nga là các phim Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Khi nói về vấn để trao đổi văn hóa bà, Elena Zubtsova - nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, nhấn mạnh: "Trong những năm vừa qua, đại đa số người Việt Nam không biết về nước Nga trong nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau, còn ở Nga, người dân chỉ biết đến Việt Nam như là nơi có thể đi du lịch , nghỉ hè mà thôi , chứ không biết gì về văn hóa, tình hình chính trị , kinh tế của Việt Nam ". Theo bà, cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực truyền thông để giúp người dân nắm rõ tình hình của mỗi nước. TS. Từ Thị Loan thì cho rằng : ―Nhiều người Việt Nam hiện nay có cái nhìn nghi kỵ, có những nhận thức sai lệch về nền văn hoá Nga. Từ khi Liên Xô tan rã, quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Nga trở nên lạnh nhạt. Một số người thậm chí còn có thái độ bài Nga, quay lưng lại với nước Nga, phủ định những giá trị lớn lao của nền văn hoá Nga. Tiếng Nga trong những năm gần đây đã bị xem nhẹ, thế hệ trẻ đổ xô đi học tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn... những thứ tiếng đang được xã hội ưa chuộng.‖
Sự khác biê ̣t trong văn hóa hai nước cũng ảnh hưởng đến sự giao tiếp hàng ngày giữa người Việt và người Nga. Tâm lý xã hội của người Việt và người Nga cũng khác nhau nhiều. Nhà kinh doanh và khách du lịch vừa đến từ Nga, vừa đến từ Việt Nam ít khi biết nhiều về văn hóa của nhau. Chúng tôi cố gắng so sánh một số đặc điểm văn hóa của nhân dân hai bên.
- Đối với người Nga đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn , vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự. Người Việt Nam có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ ―giờ cao su‖.
- Cách trình bày ý kiến cá nhân: Người Nga quan trọng sự thẳng thắn, người Việt Nam đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
- Cách thể hiện cảm xúc bản thân: Đối với người Nga vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng , người Viê ̣t thường che giấu cảm xúc thật của mình , có thể ―trong héo ngoài tươi‖.
- Mối quan hệ và kết nối trong xã hội . Các mối quan hệ trong thế giới của người Nga thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính ―dắt dây‖ như trong xã hội Viê ̣t Nam.
Phải khẳng định , hai văn hóa cũng có mô ̣t số điểm rất giống n hau. Ví dụ, vừa người Viê ̣t , vừa người Nga đánh ra quan hê ̣ thâm mâ ̣t trong tâ ̣p thể cô ̣ng tác viên rất cao; người Viê ̣t và người Nga thích tâ ̣p hô ̣p với gia đinh , các bạn học, bạn đồng nghiệp để ăn cơm và hát với nhau v.v.