Giai đoạn cuối 1975-1991

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ liên bang nga việt nam giai đoạn 1991 2016 (Trang 25 - 29)

§1.2 Sơ lƣơ ̣c quan hê ̣ Liên Xô – Viê ̣t Nam

1.2.2. Giai đoạn cuối 1975-1991

Năm 1975 là năm có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nhân dân Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thu được thắng lợi trọn vẹn. Sau chiến thắng mùa xuân 1975, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ đi thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (từ 27 đến 31.10.1975). Một trong những sự kiện diễn ra sau đó chứng minh cho lời tuyên bố trên là hai nước đã kí ―Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác‖ vào ngày 03.11.1978 tại Moscow. Bản hiệp ước gồm 9 điều khoản, có giá trị trong 25

năm, là một ―văn kiện có ý nghĩa chính trị xuất sắc‖ (lời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô L.I.Brejnev)6

.

Ngày 3 tháng 11 năm 1978, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện Xô - Việt. Đây được coi là đỉnh cao của sự hợp tác Xô - Việt và đánh dấu một sự kiện quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ hai nước phát triển về mọi mặt: quan hệ giữa hai Nhà nước, hai Đảng, quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác về khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo… Hiệp ước này, về sâu xa, nhằm bảo vệ cho Việt Nam với tư cách là đồng minh chiến lược của Liên Xô. Cũng trong giai đoạn này hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên Xô không ngừng phát triển.

Trong khi Việt Nam thực hiện các kế hoạch 5 năm (1976 - 1981), (1981 - 1985), Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam về nguồn vốn để phát triển nông nghiệp, xúc tiến công nghiệp hóa và tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nông sản nhiệt đới , hàng công nghiệp và thủy sản như gạo , cà phê, hồ tiêu, than đá, dầu khí, sắt, cá ngừ Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu của Liên Xô các sản phẩm công nghiệp như máy móc , thiết bị dùng cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp . Trong giai đoạn này một loạt các công trình công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam cũng được xây dựng nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô như: Thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long , Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, bảo tàng Hồ Chí Minh và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh , nhà máy xi măng Bỉm Sơn . Nhiều dự án khai thác dầu khí cũng được triển khai góp phần giúp Việt Nam phát triển được kinh tế , dần thoát khỏi nhữn g khủng hoảng về kinh tế sau chiến tranh. Đặc biệt , Liên Xô đã nhận đào tạo hàng vạn cán bộ , sinh viên, công nhân quốc phòng, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam . Rất nhiều trong số họ hiện đã trở thành những nhà lãnh đạo của chính trị , giáo dục, kinh tế hàng đầu của Việt Nam.

6

Gaiđuk. V.I (1998), Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 131

Trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ Việt - Xô giai đoạn 1975-1990 có quy mô lớn hơn nhiều so với thời kỳ 1950-1975. Trao đổi hàng hóa tăng nhanh về số lượng. Trong những năm 1976-1980, xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng 2,5 lần so với những năm 1971-1975. Tính đến năm 1982, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 60 lần so với năm 1958. Từ năm 1981 đến 1985, trao đổi hàng hóa theo hiệp định thương mại đạt 5400 triệu rúp, từ 1986 đến 1990 đạt 7800 triệu rúp. Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống của nhân dân như: kim loại, sản phẩm dầu mỏ, phân bón, máy móc thiết bị và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Đổi lại, Việt Nam xuất sang Liên Xô một số khoáng sản, các sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công…Bên cạnh hoạt động trao đổi hàng hóa, hai bên còn mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác khác. Ngày 19/6/1981, Việt Nam và Liên Xô ký hiệp định thành lập xí nghiệp liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam Việt Nam (Vietsopetro). Liên doanh này bắt đầu khai thác dầu từ năm 1986. Tháng 1/1985, hai bên ký hiệp định hợp tác sản xuất rau quả. Ngoài ra, quan hệ trực tiếp giữa bạn hàng hai nước cũng được khuyến khích. Năm 1989, kim ngạch trao đổi hàng hóa trực tiếp đạt khoảng 30 triệu rúp.

Cũng theo đó , Việt Nam cho Liên Xô thuê cảng Cam Ranh trong 25 năm cho đến năm 2004 để làm căn cứ quân sự, trạm theo dõi trên biển, duy trì sự có mặt chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, đối trọng với các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippin. Đối với Việt Nam sự hiện diện của lực lượng hải quân Liên Xô trên lãnh thổ của mình giúp Việt Nam đảm bảo an ninh trên biển , chống lại những mối đe dọa quân sự từ Mỹ, Trung Quốc.

Bước sang thập niên 80, quan hệ Việt Nam-Liên Xô vẫn diễn ra khá tốt đẹp. Tuy nhiên, do sự khủng hoảng về kinh tế-xã hội cũng như sự điều chỉnh chính sách đối ngoại ở cả hai nước, mà trước hết là Liên Xô, từ giữa thập niên 80 trở đi, mối quan hệ hữu nghị này bắt đầu gặp phải những khó khăn, thử thách. Liên Xô hướng đến việc cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ và

Trung Quốc. Đáng chú ý là Liên Xô đã có nhiều nhượng bộ đối với Mỹ và các nước phương Tây khác. Tháng 12.1987, Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Gorbachev đã thăm Mỹ và ký hiệp định hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung. Sau đó, Tổng thống Mỹ R.Regean cũng viếng thăm Liên Xô và ký một số thoả ước hợp tác (30/5-02/6/1988). Liên Xô cũng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Gorbachev đã viếng thăm chính thức nước này vào tháng 5-1989. Tháng 12 năm 1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev và Tổng thống Mỹ G.Bush (cha) đã có cuộc gặp không chính thức ở đảo Malta. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã đạt được một số thoả thuận về vấn đề giải trừ quân bị và tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước. Về phần mình, Việt Nam cũng cố gắng bình thường hoá quan hệ với các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, hướng đến cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. Tại ―Diễn đàn kinh tế thế giới‖ ở Davos-Thụy Sĩ (02.1990), Phó Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt tuyên bố ―Chúng tôi sẵn sàng bình thường hóa các mối quan hệ với Hoa Kỳ…thiết tha mong muốn nối lại quan hệ láng giềng…với Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới…‖.

Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1991) có thể coi là hình mẫu của quan hệ quốc tế giữa các nước XHCN trong thế kỷ XX . Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình và đầy hiệu quả về chính trị , kinh tế và quân sự của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập , tự do và thống nhất đất nước đã góp phần quan trọng giúp nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng với Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Việt Nam tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn và toàn diện của Liên Xô.

Hàng chục ngàn cán bộ, chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, các ngành chủ chốt của nền kinh tế quốc dân Việt

Nam như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục đã được xây dựng và không ngừng phát triển, phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Bước vào những năm cuối của thập niên 80 do những sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Gorbachev dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô. Sự kiện này đã ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ hai nước . Tuy vậy, mối quan hệ thủy chung nghĩa tình giữa Việt Nam và Liên Xô mãi mãi trong lòng nhân dân hai nước và là nền móng cho mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga sau này.

§1.3. Mô ̣t số kế thƣ̀a trong quan hê ̣ Liên bang Nga – Viê ̣t Nam 1.3.1. Vấn đề nợ viên trơ ̣

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ liên bang nga việt nam giai đoạn 1991 2016 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)