.Xu hƣớng của quan hệ Liên bang Nga – Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ liên bang nga việt nam giai đoạn 1991 2016 (Trang 91 - 104)

Quan hệ giữa hai nước thay đổi nhiều từ năm 1991. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam và Nga đều sửa đổi đường lối , chính sách chính - trị kinh tế cho hợp thời cuô ̣c . Sau khi Liên Xô tan rã , quan hệ giữa hai nước đã giảm sút. Các thỏa thuận kinh tế - thương mại, chính trị, văn hóa bị sút kém. Từ cuối những năm 1990 quan hệ Việt Nam- Nga bắt đầu phục hồi và hiện nay lên mức độ cao . Tuy nhiên, chúng ta cần nêu bật rằng quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô ngày trước và nên quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga hiện nay là khác nhau. Ngày trước hai nước đều là Cộng hòa Chủ nghĩa xã hội, và quan hệ giữa hai nước dựa trên mô ̣t nền tảng ý thức hê ̣ chung . Hiện nay quan hệ của Việt Nam và Nga là quan hê ̣ hợp tác hai bên cùng có lợi . Trong lĩnh vực chính trị, quan hệ giữa hai nước đạt tới mức độ đối tác chiến lược toàn diện. Trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ Việt - Nga kém phát triển so với lĩnh vực khác. Chúng ta có gắng phân tích, tại sao quan hệ Việt - Nga phát triển như thế và xem xét xu thể phát triển của quan hệ hai bên.

Trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, Việt Nam và Nga không phải là hai bên cạnh tranh. Việt Nam và Nga hợp tác nhiều trong hội nghị, hội thảo chính trị quốc tế và thường ủng hộ nhau trong Liên Hiệp Quốc . Trong nữa những năm 2000, Liên bang Nga bắt đầu mở rộng sự hợp tác với nhiều nước vùng

châu Á -Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam. Tổng thống Putin nói rằng mà Việt Nam là một trong những nước hội viên quan trọng nhất trong vùng châu Á -Thái Bình Dương đúng với Trung Quốc và Ấn Độ. Khác với Liên Xô ngày trước, Liên bang Nga không có lợi ích chính trị của mình trong vùng. Mặc dù sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Trung Quốc, Nga có quan điểm trung lập về tranh chấp biển Đông và tiếp tục cung cấp vũ khí, tàu quân sự, tàu ngầm, giáo dục quân nhân Việt Nam v.v. Do đó Liên bang Nga có thể đóng vai trò quan trọng như một bên trung lập trong tranh chấp biển Đông và ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình . Cũng như Việt Nam, Nga ủng hộ giải quyết các tranh chấp này bằng con đường ngoại giao.

Liên bang Nga thực hành chính sách "Thế giới nhiều Cực". Theo khái niệm này, chính trị quốc tế không phải được giải quyết theo chính sách của một hoặc hai siêu cường , còn theo hội liên hiệp khu vực như ASEAN hoặc EAEU (Liên Minh Kinh tế Á Âu ). Việt Nam cũng vây . Việt Nam vừa coi trọng độc lập; không tham gia đồng mình quân sự nào với nước ngoài và không phép căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam , vừa tham gia liên hiệp trong khu vực Đông Nam Á rất tích cực. Nếu chúng ta chú ý đến các nhân tố nói trên , chúng ta có thể rút ra kết luận rằng quan hệ chính trị và quân sự sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh.

Trong lĩnh vực kinh tế , quan hệ hai bên chưa phát triển được đến mức độ của quan hệ chính trị. Một mặt, Nga không thể cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực với hội viên thương mại chính của Việt Nam. Lâu nay Nga chỉ quan tâm đến sự mở rộng quan hệ thương mại với EU và Hoa Kỳ. Mặt khác, nhóm hàng hóa mà Việt Nam và Nga sản xuất hoàn toàn khác nhau, do đó, cũng như trong lĩnh vực chính trị thế giới, Việt Nam và Nga không phải là bên cạnh tranh, ngược lại, hai bên cần hàng hóa của nhau. Hiện nay Việt Nam và Nga thiết lập khu vực mậu dịch tự do và lưu chuyển hàng hóa dần dần gia tăng. Một lĩnh vực khác có triển vọng là lĩnh vực du lịch . Mặc dù Nga phải chịu những trừng phạt về kinh tế của Hoa Kỳ và EU , chúng ta có thể dự đoán

tront tương lai gần quan hệ kinh tế thương mại sẽ tiếp tục phát triển , nhưng không quá nhanh.

Về dự đoán thương ma ̣i , hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Lý giải điều này, Đại sứ Ngô Đức Mạnh chỉ ra một số nguyên nhân:

Thứ nhất, triển khai đồng bộ và có kết quả những thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc khẩn trương của các bộ, ngành và địa phương.

Thứ hai, nâng cao vai trò cơ chế hoạt động của Ủy ban liên chính phủ, tăng cường công tác tham vấn, giám sát của các cơ quan Quốc hội hai nước đối với việc thực hiện các thỏa thuận đã ký.

Thứ ba, cần cải tiến thủ tục hành chính, điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và làm việc có thời hạn trên lãnh thổ của nhau. Và đặc biệt có biện pháp thúc đẩy thương mại, triển khai có hiệu quả các dự án của Nga tại Việt Nam; tăng cường giao lưu nhân dân29

.

"Từ nay đến 2020 thời gian còn lại không còn nhiều, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp của hai nước, trong đó có có Đại sứ quán phải hết sức nỗ lực mới đạt được mục tiêu đề ra", Đại sứ Mạnh nói, "Hai bên cần quyết liệt tích cực tìm kiếm những phương thức hợp tác mới, có tính khả thi cao, có lợi cho cả hai bên, đặc biệt cố gắng tạo những điểm đột phá"30

. Về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga khẳng định quyết tâm hợp tác trong việc xây dựng ở Việt Nam Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân cũng như đào tạo tại Liên bang Nga các sinh viên Việt Nam theo học các ngành liên quan đến sử dụng năng lượng nguyên tử vào

29

Quan hệ hợp tác Việt - Nga: Tài sản quý báu của nhân dân hai nước

https://vov.vn/chinh-tri/quan-he-hop-tac-viet-nga-tai-san-quy-bau-cua-nhan-dan-hai-nuoc- 797330.vov

30

mục đích hòa bình. Hai bên thỏa thuận rằng trong trường hợp Việt Nam khởi động lại kế hoạch xây dựng ngành năng lượng nguyên tử quốc gia thì Nga sẽ được xem xét là đối tác ưu tiên trong lĩnh vực này. Các hoạt động hợp tác bao gồm: Phổ biến kiến thức về năng lượng nguyên tử và thông tin cho công chúng về các công nghệ điện hạt nhân hiện đại; Tuyên truyền về các ứng dụng năng lượng nguyên tử trong việc bảo đảm sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam; Xây dựng các chương trình thông tin cho công chúng về các công nghệ điện hạt nhân hiện đại và ứng dụng năng lượng nguyên tử, tổ chức các sự kiện dành cho công chúng trong các giai đoạn thực hiện của Dự án; Thực hiện các dự án xã hội và giáo dục tại Việt Nam và nhiều hoạt động khác. Mục đích chính của Trung tâm là thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân quốc gia; đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ nghiên cứu, triển khai trình độ cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hạt nhân tiên tiến; mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng của năng lượng nguyên tử vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đồng thời là đầu mối hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử của Việt Nam với các nước. Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân cũng sẽ là nơi thu hút các cán bộ được đào tạo tại Liên bang Nga về ngành hạt nhân (hơn 400 sinh viên Việt Nam được lựa chọn và gửi sang Nga đào tạo tại trường MEPHI, Obnhinsk), tạo điều kiện cho họ có môi trường làm việc tốt và phát huy được lĩnh vực chuyên môn. Việc thực hiện thành công Dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Liên bang Nga mở rộng quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với các nước khác trong ASEAN về năng lượng nguyên tử.

Mô ̣t lĩnh vực có nhiều triển vo ̣ng là thi ̣ trương thực phẩm . Nga và Việt Nam là hai nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc dẫn đầu thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới như hiện nay, an ninh lương thực sẽ là vấn đề khó giải quyết trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là Nga, Việt Nam cùng với

các nước đang phát triển phải xây dựng được một Liên minh ngũ cốc đề từ đó bảo vệ lợi ích của các thành viên.

Dự kiến, cuối năm 2019, nhà máy sữa TH ở Kaluga - nhà máy sữa tươi sạch đầu tiên của Tập đoàn TH ở LB Nga, đồng thời cũng là nhà máy sữa có quy mô, công nghệ hiện đại nhất ở xứ sở bạch dương - sẽ chính thức cho ra các sản phẩm sữa đầu tiên. Hai bên cũng đang tích cực chuẩn bị xây dựng Trung tâm Khoa học và công nghệ nguyên tử tại Việt Nam và một loạt những dự án điện gió ở Việt Nam sẽ được sử dụng tuốc-bin sản xuất tại LB Nga.

Để vượt qua những khó khăn và thách thức trong quan hệ kinh tế — thương mại giữa hai nước, hỗ trợ cho doanh nghiệp, Việt Nam và Nga đã nỗ lực giải quyết việc thanh toán thông qua thành lập cơ chế thanh toán bằng đồng nội tệ (VND/RUB). Trong bối cảnh cấm vận của Hoa Kỳ và EU đối với Nga gia tăng, các doanh nghiệp hai nước đã tìm đến sự lựa chọn an toàn hơn là thanh toán bằng đồng nội tệ của hai nước. Các ngân hàng thương mại hai nước đang đẩy mạnh công tác thông tin đến doanh nghiệp về khách hàng về lợi ích của việc thanh toán nội tệ nhằm mục tiêu hỗ trợ thanh khoản cho thanh toán bằng đồng RUB và VNĐ . Chắc là viê ̣c phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực tài chính sẽ trờ thành mô ̣t trong những chủ đề chính của quan hê ̣ Viê ̣t Nam – Nga.

Hai bên cũng đưa ra nhiều dự án đầu tư mới liên quan đến xây dựng tuyến tàu điện ngầm ở TP. Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt ở Việt Nam. Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (RATRACO) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty cổ phẩn RZD Logistics thuộc Công ty Đường sắt Nga đã phối hợp tổ chức chạy thử thành công một toa xe chở container 40 feet từ ga Vorsino (Kaluga) đến ga Yên Viên (Hà Nội) với thời gian là 24 ngày, cước phí chuyên chở là 6.000 USD. Với nỗ lực của hai bên dự kiến tuyến đường sắt cho luồng hàng hóa từ Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc đến Nga, Kazakhstan, Uzbekistan và một số nước Châu Âu sẽ được khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng thương mại song phương.

Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách Nga. Để đạt con số mong ước này, đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung vào công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm, thương hiệu đặc trưng của mỗi vùng miền; bảo đảm chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lực lượng lao động trực tiếp biết nói tiếng Nga, an ninh, an toàn cho du khách. Riêng về vấn đề visa, ngành này sẽ trình lên các cơ quan có thẩm quyền để sớm đưa ra chính sách phù hợp trong tình hình mới đối với thị trường Nga. Ngoài ra, ngành du lịch cũng sẽ có các chương trình làm việc với hàng không, các địa phương có khách du lịch Nga và các doanh nghiệp lữ hành để thống nhất các giải pháp tăng cường thu hút khách từ Nga.

Vào tháng 10-2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký nghị định về việc tổ chức ―Năm nước Nga và Việt Nam‖ vào năm 2019, với mục đích phát triển hơn nữa quan hệ Nga-Việt. Tổng thống Nga cũng đã thông qua thành phần của ban tổ chức năm nước Nga tại Việt Nam, đứng đầu là Phó Thủ tướng Maxim Akimov, cùng với lãnh đạo một số bộ, ngành quan trọng của Nga. Việc hỗ trợ tài chính cho năm Liên bang Nga và Việt Nam được phân bổ từ một ngân quỹ trong ngân sách liên bang. Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam vào năm 2019 là một sự kiện lớn, mang nhiều ý nghĩa trong việc tăng cường hợp tác giữa hai nước, kéo dài cả năm với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phương của cả hai nước. Đây không phải chỉ là hoạt động giao lưu văn hóa, mà còn cả có việc trao đổi đoàn cấp cao , tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm , các hoạt động xúc tiến thương mại , du lịch, đầu tư v .v. Với những bước tiến mới và vững chắc trong quan hệ giữa hai bên trong năm 2018, các chuyên gia Nga tin chắc r ằng, 2019 sẽ là một năm mà mối quan hệ đối tác Nga-Việt sẽ được tăng cường mật thiết hơn nữa.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov sẽ thăm Việt Nam trong những ngày 24-25 tháng 2 tham dự hội nghị chuyên đề "Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh;và có thể gặp gỡ

các lãnh đạo cao cấp của nước chủ nhà. Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai" và Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp tổ chức. Trong hội nghị sẽ thảo luận về tiềm năng phát triển khu vực châu Á — Thái Bình Dương, các nội dung hình thành cấu trúc an ninh. Bên lề hội nghị, có thể sẽ tiến hành cuộc tiếp xúc ngắn giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga và lãnh đạo Bộ Ngoại giao nước chủ nhà cũng như chính quyền địa phương. Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, địa phương; nhất trí phối hợp chặt chẽ để tăng cường quan hệ chính trị tin cậy giữa hai nước. Tầm quan trọng của việc tổ chức thành công năm chéo Việt – Nga (Năm Việt Nam tại Liên bang Nga và Năm Nga tại Việt Nam). Hai bên cũng cho rằng, hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thế giới biến động" với sự tham gia của các chuyên gia về quan hệ quốc tế của hai nước là bước mở đầu quan trọng và thành công cho Năm chéo Việt – Nga.

Ngoài ra, những sự kiện lớn của hai nước sẽ diễn ra , như: Kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga trong năm 2019 và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –Liên bang Nga vào năm 2020, chuyến thăm đến Liên bang Nga lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, củng cố tin cậy chính trị, tăng cường sự gắn bó chiến lược và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước.

Chúng tôi có thể cho rằng chắc chắn , hiê ̣n nay quan hê ̣ giữa hai nước đang phát triển ở mức đô ̣ rấ t cao và sẽ tiếp tu ̣c phát triển và mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ trờ thành sâu sắc hơn nữa . Hai nước chia sẻ quan điểm tương đồng trong lĩnh vực chính trị, hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề không chỉ ở Việt Nam và Liên bang Nga, mà còn trên thế giới. Đối với hợp tác kinh tế, những lĩnh vực hợp tác truyền thống như năng lượng, khai thác dầu khí

v.v. hiện đang ổn định và hiệu quả. Từ đó, hai bên có thể đề ra một số định hướng mới, lĩnh vực mới để tập trung nỗ lực hợp tác, để tạo động lực tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ liên bang nga việt nam giai đoạn 1991 2016 (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)