4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015
1.2.3. Nhân tố Trung Quốc
Trung Quốc và Mianma thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950. Mianma là một trong số ít nƣớc có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc ngay sau khi nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Quan hệ giữa hai nƣớc cũng trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Suốt 2 thập kỷ 50, 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, hoạt động của tàn quân Quốc dân đảng tại Mianma cùng với lực lƣợng nổi dậy do Đảng Cộng sản Miến Điện lãnh đạo đã gây nhiều khó khăn cho Chính phủ và Quân đội hai nƣớc.
Tuy nhiên, từ giữa những năm 1980, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Mianma đối với những lợi ích của Trung Quốc trong quá trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã có bƣớc điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối với Mianma. Trung Quốc xác định Mianma là một trong những đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, là một trong những nƣớc có thể hỗ trợ Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự thâm nhập của Mỹ vào khu vực, và là đầu cầu để Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dƣơng. Mianma là một trong ba nƣớc ASEAN có đƣờng biên giới chung với Trung Quốc (hai nƣớc có đƣờng biên giới chung gần 2.185 km) và là khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Trung Quốc.
Đặc biệt, sau khi quân đội Mianma thực hiện cuộc đảo chính quân sự thiết lập nên chế độ quân sự ở nƣớc này (năm 1988), Trung Quốc đã ủng hộ và tăng cƣờng quan hệ với chính quyền quân sự Mianma. Do đó, quan hệ giữa hai nƣớc không ngừng đƣợc củng cố và tăng cƣờng.
Trong hơn hai thập niên qua, kể từ khi Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây thực hiện cấm vận đối với Mianma, Trung Quốc đã trở thành chỗ dựa chính, tin cậy đối với Mianma về chính trị, kinh tế và quốc phòng-an ninh. Tháng 01/1988, hai bên đã ký Hiệp định về miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Từ năm 1992, sau khi hai nƣớc xây dựng cơ chế ngoại giao đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp Thứ trƣởng ngoại giao. Năm 1993 hai nƣớc khôi phục hiệp định xây dựng tổng lãnh sự quán. Tháng 3/1997, hai nƣớc ký Hiệp định Quản lý và Hợp tác khu vực biên giới hai nƣớc. Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Giao Bảo đã thăm chính thức Mianma (06/2010). Từ khi Chính phủ mới của Mianma đƣợc thành lập (3/2011) và đi vào hoạt động đến nay, Trung Quốc đã tiến hành một loạt chuyến thăm cấp cao đến Mianma: chuyến thăm của Ủy viên Thƣờng vụ Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm (4/2011); Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ƣơng Trung Quốc Từ Tài Hậu (5/2011) và của Ủy viên Bộ Chính trị, Trƣởng ban Tổ chức Trung ƣơng Trung Quốc Lý Nguyên Triều (6/2011). Về phía Mianma, có các chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tƣớng Mianma Soe Win (02/2006), Thống tƣớng Than Shwe (09/2010), Tổng thống Thein Sein (5/2011 và 9/2012).
Mianma coi sức mạnh phủ quyết của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an LHQ nhƣ một biện pháp bảo lãnh cuối cùng chống lại sự can thiệp quốc tế. Nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phƣơng Tây đã không gây thiệt hại nhiều đối với Mianma. Tháng 12/2007, Ủy ban Nhân quyền của LHQ đã thông qua Nghị quyết lên án Mianma vi phạm nhân quyền, đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ, kêu gọi thả tù nhân chính
trị trong đó có bà Aung San Suu Kyi.21
Trung Quốc dùng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ các Nghị quyết này của Hội đồng Bảo an LHQ. Tại cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ ngày 05/10/2007, đại diện một số nƣớc phƣơng Tây đề nghị LHQ sớm áp đặt lệnh trừng phạt đối với Mianma. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga, hai nƣớc giữ ghế Ủy viên thƣờng trực Hội đồng bảo an LHQ, cho rằng, Mianma không đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, vì vậy LHQ không nên can thiệp. Ðại sứ Trung Quốc tại LHQ cho rằng, “vấn đề ở Mianma là vấn đề nội bộ của Mianma. Chúng tôi muốn chính quyền nƣớc này tự giải quyết vấn đề của mình, không giải pháp nào áp đặt từ bên ngoài có thể giúp giải quyết vấn đề của Mianma”.22
Để duy trì lợi ích lâu dài ở Mianma, năm 2006 Trung Quốc đã thúc giục Chính quyền quân sự Mianma tiến hành cải cách chính trị theo hƣớng mở rộng dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của LHQ. Vì thế, sau khi Mianma cải cách theo hƣớng này, Trung Quốc đã hoan nghênh các cuộc bầu cử đa đảng đƣợc tổ chức tháng 11/2010 ở Mianma và việc triệu tập Quốc hội Mianma ngày 31/01/2011 sau hai thập kỷ không hoạt động. Hai bên cam kết tăng cƣờng quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, Mianma nhấn mạnh sẽ duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, cam kết duy trì chính sách “một nƣớc Trung Quốc”.23
Tổng thống Thein Sein đã nói với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Mianma rất chú trọng tới việc phát triển quan hệ với Trung Quốc. Chính sách của chúng tôi xem Trung Quốc là bạn vẫn không thay đổi”.24
21
UN Security Council, S/PV. 5919, 12 January 2007.
22 Trung Quốc và Nga phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar,
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&sub=82&article=106873, truy cập ngày 06/10/2007.
23 Nguyễn Ngọc Ánh, Mianma trong chiến lược của Trung Quốc và Mỹ, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 18 (quý II/2012), trang 47-48.
24 Tổng thống Myanmar: “Quan hệ với Trung Quốc vẫn vững mạnh”,
http://www.australiaplus.com/vietnamese/2012-09-24/tổng-thống-myanmar-“quan-hệ-với-trung-quốc-vẫn- vững-mạnh”/1019884, truy cập ngày 12/11/2012.
Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quân sự giữa hai nƣớc phát triển một cách sâu rộng. Mối quan hệ hợp tác này bắt đầu từ sau khi chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Mianma năm 1988 và việc Trung Quốc quyết định chấm dứt sự ủng hộ đối với Đảng Cộng sản Mianma, mở đầu bằng chuyến thăm Trung Quốc của ông Than Shwe. Từ năm 1988 đến nay, hai nƣớc thƣờng xuyên trao đổi các chuyến thăm của các đoàn quân sự cấp cao nhằm thắt chặt mối quan hệ về an ninh – quân sự. Trong thập niên 90, Trung Quốc đã giúp Mianma hiện đại hóa quân đội nhƣ cung cấp vũ khí, hiện đại hóa các cơ sở quốc phòng với số tiền lớn trên nhiều tỷ USD. Từ năm 2003, Trung Quốc là nƣớc ngoài duy nhất đƣợc phép xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Coco của Mianma ở Ấn Độ Dƣơng, đối diện với Ấn Độ, đồng thời đặt một trạm nghe nhìn tại đảo Sittwe và đảo Zedetkyi Kyun để kiểm soát tuyến đƣờng hàng hải qua eo biển Malacca. Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đảo Coco cùng với các quân cảng khác của Trung Quốc tại Gwada ở Pakistan, Colombo ở Sri Lanka, Chitagong ở Bangladesh tạo thành một vòng cung (quốc tế gọi là “chuỗi ngọc trai”) có khả năng khống chế Vịnh Bengal. Ngoài ra, Trung Quốc cũng giúp huấn luyện cho binh lính và sỹ quan của quân đội Mianma.
Về kinh tế, Trung Quốc là nguồn tài trợ chính cho xây dựng các cơ sở hạ tầng lớn tại Mianma, trong đó có các cảng biển, tuyến đƣờng sắt và các đƣờng ống dẫn dầu hỏa. Trong các dự án đó có xây dựng cảng nƣớc sâu Kyaukpyu và đƣờng ống vận chuyển dầu khí từ cảng Sittwe (tất cả đều ở bang Rakhine) tới Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (dài hơn 2000 km). Thêm vào đó, cảng bốc dỡ dầu thô dƣới nƣớc sâu và cơ sở chứa dầu cũng đƣợc xây dựng dƣới sự tài trợ của Trung Quốc tại đảo Maday để làm điểm dừng cuối cho các tàu chở dầu từ Tây Á và châu Phi. Các cơ sở hạ tầng năng lƣợng này sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận nhanh, rẻ và an toàn hơn con đƣờng đi qua eo
biển Malacca, nhất là đến các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc cũng tích cực thực hiện dự án xây dựng tuyến đƣờng bộ cao tốc chạy từ Vân Nam đến Myitkyina và tuyến đƣờng sắt cao tốc từ Lasa, Tây Tạng đến Muse thuộc bang Shan của Mianma và từ Muse đi sâu vào lục địa Mianma ra tới Vịnh Bengal. Trung Quốc cũng đặt một trạm theo dõi thông tin tại quần đảo Coco để kiểm soát Ấn Độ Dƣơng, vùng then chốt của các tuyến hàng hải chuyên chở các nguyên nhiên liệu chiến thuật. Trung Quốc tăng cƣờng đầu tƣ khai thác nguồn thủy điện ở thƣợng nguồn các con sông lớn tại Mianma, nhất là ở các bang giáp biên giới nhƣ Kachin, Shan và Karen. Tính đến năm 2013, Trung Quốc là nƣớc đầu tƣ xây dựng nhiều nhất các nhà máy thủy điện ở Mianma (với khoảng 70 dự án xây dựng và quản lý đập thủy điện).
Trung Quốc là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Mianma. Kim ngạch thƣơng mại song phƣơng không ngừng tăng lên, năm 2003 đạt 1,07 tỷ USD, tăng so với mức 621,2 triệu USD của năm 2000. Tính đến năm 2010, Trung Quốc đã vƣợt Thái Lan, trở thành đối tác thƣơng mại số một ở Mianma với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 4,4 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2009. Sáu tháng đầu năm 2011, con số đó đạt 1,274 tỷ USD, chiếm 88,3% tổng mậu dịch của Mianma. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Mianma chủ yếu là máy móc, phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… còn nhập của Mianma gỗ, gạo, đá quí và các mặt hàng nông hải sản khác. Trong năm tài chính 2012 - 2013, kim ngạch mậu dịch thƣơng mại của Mianma với Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu (khoảng 2,9 tỷ USD), chiếm 83% tổng kim ngạch thƣơng mại của Mianma.25
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc tại Mianma đạt hơn 20 tỷ USD, chiếm gần ½ tổng đàu
25Phòng Tham tán kinh tế thương mại Trung Quốc tại Myanmar,
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Mianma năm 2012.26
Tổng kim ngạch thƣơng mại song phƣơng giữa Mianma và Trung Quốc đạt gần 7 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch mậu dịch thƣơng mại của Mianma năm 2012 (tổng kim ngạch thƣơng mại Mianma đạt 13,3 tỷ USD, đóng góp khoảng 27% GDP của nƣớc này). Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn và chỉ chiếm khoảng 1% so với tổng kim ngạch mậu dịch Trung Quốc - ASEAN.