TRÊN LĨNH VỰC ANNINH – QUÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 51 - 89)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. TRÊN LĨNH VỰC ANNINH – QUÂN SỰ

2.3.1. Giai đoạn 1990-2008

Quan hệ song phƣơng Mỹ - Mianma xuống mức thấp nhất từ sau cuộc đảo chính quân sự và đàn áp phong trào dân chủ năm 1988 do tƣớng Saw Maung cầm đầu. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan yêu cầu Mỹ ngừng viện trợ và đào tạo cán bộ quân sự cho Mianma, đồng thời áp đặt các hạn chế thị thực đối với số sỹ quan quân đội và những ngƣời liên quan đến chính quyền quân

sự.62 Từ năm 1993, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Mianma. Mỹ luôn

tìm cách tạo cớ can thiệp vào Mianma thông qua việc gây sức ép với Thái Lan và qua Tình báo Lục quân Thái Lan tìm cách lật đổ Chính quyền quân sự Mianma, lập nên chính quyền dân sự thân Mỹ. Năm 2001, Mỹ giúp Thái Lan thành lập Lực lƣợng đặc nhiệm chống ma túy 339 với chức năng công khai là chống ma túy, đồng thời cử chuyên gia đến huấn luyện về phân tích ảnh chụp qua vệ tinh, đột kích bằng máy bay vào ban đêm và hàng năm trực tiếp cung cấp kinh phí trên 200 triệu USD cho lực lƣợng này. Tuy nhiên, ý đồ thật của Mỹ là sử dụng lực lƣợng này để giúp đỡ lực lƣợng Karen chống chính quyền Mianma, đòi thành lập Nhà nƣớc tự trị ly khai. Sau sự kiện 11/09/2001, Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây đã lấy cớ chống khủng bố để tiến hành hàng loạt chiến dịch can thiệp vào các nƣớc khác, trong đó có Mianma. Mỹ cho rằng, quân đội bang Wa (cũ) là một lực lƣợng buôn bán thuốc phiện hoạt động dọc biên giới Mianma - Thái Lan nên đƣợc đƣa vào danh sách các nhóm khủng bố cần tiêu diệt. Năm 2003, Cơ quan Tình báo Trung ƣơng của Mỹ có ý đồ thông qua Trung tâm Tình báo Lục quân 103 phụ trách địa bàn Mianma và Lực lƣợng đặc nhiệm chống ma túy 339 xúc tiến thực hiện kế hoạch chống Mianma. Ngày 01/10/2007, tại Chiềng Mai, Thái Lan, đại diện Cơ quan Tình báo Trung ƣơng của Mỹ tại Thái Lan, đại diện lực lƣợng Cảnh sát

62 Anh, Mỹ có thể sắp bỏ cấm vận với Myanmar, http://www.vinacorp.vn/news/anh-my-co-the-sap-bo-cam- van-voi-myanmar/ct-496416, ngày truy cập 10/9/2015.

chống ma túy của Mỹ cùng với Cục trƣởng Cục Tình báo Lục quân Thái Lan đã họp với đại diện các lực lƣợng chống đối Chính phủ Mianma để bàn biện pháp lật đổ chế độ tại Mianma, thiết lập chế độ dân chủ, tự do thân Mỹ và phƣơng Tây. Ngoài ra, Mỹ còn phối hợp với Quân đội Thái Lan huấn luyện vũ trang cho lực lƣợng sinh viên Mianma đang sống lƣu vong tại Thái Lan để lật đổ chính quyền quân sự, thiết lập Chính phủ thân Mỹ ở Mianma, tạo thế bao vây Trung Quốc từ phía Tây, cắt đƣờng ra biển Ấn Độ Dƣơng của Trung Quốc. Cơ quan Tình báo Trung ƣơng của Mỹ cũng tăng cƣờng phối hợp với Tình báo Lục quân Thái Lan hậu thuẫn các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở Mianma tiến hành các hoạt động chống Chính quyền Mianma. Trong đó, để tạo thuận lợi trong việc hỗ trợ vũ khí cho lực lƣợng này, từ thời Thủ tƣớng Surayud Chulanont, Mỹ đã ký kết với Chính phủ Thái Lan về việc thành lập các nhà máy liên doanh sản xuất vũ khí giữa Thái Lan và Mỹ tại Thái Lan. Cơ quan Tình báo Trung ƣơng của Mỹ đã thành lập 04 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp súng ở Thái Lan. Các nhà máy này đƣợc ngụy trang dƣới hình thức là các công ty sản xuất các linh kiện ô tô, xe máy của Thái Lan liên doanh với nƣớc ngoài. Từ năm 2008-2012, đã có hơn 5.000 khẩu M-79, AK do Cơ quan Tình báo Trung ƣơng của Mỹ phối hợp với Tình báo Lục quân Thái Lan cung cấp cho các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số Mianma.

2.3.2. Giai đoạn 2009-2015

Cùng với những chuyển biến tích cực trong quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ giữa quân đội hai nƣớc Mỹ - Mianma đã có bƣớc phát triển mới. Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã khẳng định trong Hội nghị Shangri- La 11 (11/2012) đƣợc tổ chức tại Singapore: “Chúng tôi sẽ khuyến khích mối quan hệ quân sự với tất cả các nƣớc trong khu vực mà chúng tôi quan tâm, kể

cả Mianma”.63

Mỹ thúc đẩy quan hệ quân sự nhằm chuyển hoá Quân đội Mianma. Mỹ xác định, vai trò của Quân đội Mianma hiện nay không hề giảm so với trƣớc đây. Chính phủ hiện tại của Mianma chủ yếu là các quân nhân chuyển sang, do đó thế và lực của quân đội còn rất mạnh. Vì vậy, để bảo đảm quá trình cải cách dân chủ ở Mianma thành công, phải chuyển hoá giới lãnh đạo quân đội, tiến tới loại bỏ dần thành phần này khỏi chính trƣờng Mianma. Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã sử dụng các biện pháp sau.

Thứ nhất, tăng cường các chuyến thăm và các cuộc tiếp xúc: Tháng 10/2012, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Mỹ do bà Amy Searight, Phó Trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng phụ trách Nam và Đông Nam Á dẫn đầu thăm Mianma. Cùng thời gian, đoàn quân sự cấp cao Mỹ do Tƣ lệnh Lục quân Mỹ khu vực Thái Bình Dƣơng dẫn đầu thăm Mianma.64

Qua hội đàm, hai bên thống nhất, Mỹ có thể huấn luyện phi sát thƣơng cho binh sỹ Mianma, tiếp nhận chuyên gia và trao đổi đoàn cấp quân khu, liên kết đào tạo. Trƣớc mắt, Mianma sẽ cử một số sĩ quan trẻ sang đào tạo tại Mỹ về các chuyên ngành nhƣ ngoại ngữ, quân y, hành chính quân sự. Từ ngày 7-10/5/2014, Trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ Sarah Sewall đặc trách an ninh dân sự, dân chủ và nhân quyền đã thăm Mianma. Trong chuyến thăm này, phía Mỹ đã đề cập đến những vấn đề về bạo lực liên cộng đồng, bất đồng chính kiến, những giải pháp về chống buôn ngƣời. Đồng thời cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Mianma và các tổ chức dân sự để đẩy mạnh hoạt động cải cách tại Mianma.

Thứ hai, từng bước mở rộng quan hệ quân sự song phương. Trong chuyến thăm Thái Lan tháng 10/2012, Tƣ lệnh các lực lƣợng Mỹ tại khu vực Thái Bình Dƣơng Đô đốc Samuel Locklear cho biết: “Nếu nhƣ có bất cứ

63Mỹ cam kết cải thiện quan hệ quân sự với Myanmar, http://news.go.vn/the-gioi/tin-683572/my-cam-ket- cai-thien-quan-he-quan-su-voi-myanmar.htm, truy cập ngày 02/4/2015.

64 Mỹ và Myanmar bàn về thúc đẩy quan hệ quân sự, http://www.baomoi.com/My-va-Myanmar-ban-ve-thuc- day-quan-he-quan-su/c/9589969.epi, truy cập ngày 20/6/2014.

quyết định nào hƣớng tới các hoạt động quân sự Mianma thì chúng tôi sẽ chuẩn bị để hỗ trợ tốt nhất những gì chúng tôi có thể”.65

Phát biểu trong Hội nghị Đối thoại Shangri La 11 (11/2012), Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, nếu Mianma tiếp tục cải cách dân chủ nhƣ hiện nay, Mỹ sẽ thiết lập mối quan hệ với Quân đội Mianma, bàn thảo việc Mianma cải tổ quân đội. Đồng thời, Mỹ muốn Quân đội Mianma chấm dứt các cuộc giao tranh với các lực lƣợng dân tộc thiểu số, tôn trọng nhân quyền, không cƣỡng bức phụ nữ và trẻ em.66

Tƣ lệnh Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dƣơng, Trung tƣớng Francis Wiercinski đã đàm phán với giới chức Mianma (11/2012) về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Mianma, trong đó hai bên đã trao đổi các quan điểm về đối thoại và hợp tác trong tƣơng lai. Đặc biệt, tƣớng Francis Wiercinski đã mời Mianma tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng 2013 với tƣ cách quan sát viên. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, đây là một cơ hội lớn, là phần thƣởng để khuyến khích Chính phủ dân sự Mianma và đƣợc coi là bƣớc đi đầu tiên hƣớng tới việc nối lại quan hệ quân sự Mỹ và Mianma. Đồng thời đó là thành tựu lớn bởi trong quá khứ các cuộc tập trận này thƣờng lấy Mianma là mục tiêu giả tƣởng và “Mianma luôn bày tỏ sự không hài lòng về cuộc tập trận Hổ mang Vàng, cho rằng, cuộc diễn tập này là nhằm chống lại Mianma”. 67

Tháng 12/2012, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ đã sẵn sàng những bƣớc đi đầu tiên để thiết lập quan hệ quân sự với Mianma, coi đây một phần của kế hoạch giúp Mianma thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị, nhấn mạnh quan hệ hợp tác sẽ đƣợc thực hiện dƣới hình thức huấn luyện “phi sát thƣơng’ cho các quan chức Mianma, với trọng tâm là hỗ trợ nhân đạo, quân y và hƣớng tới cải cách quốc phòng trƣớc

65Mỹ mời Myanmar dự tập trận lớn nhất thế giới, http://www.tienphong.vn/the-gioi/my-moi-myanmar-du- tap-tran-lon-nhat-the-gioi-596348.tpo, ngày truy cập 08/09/2015.

66

Nguyễn Ngọc Ánh, Bước tiến quan trọng trong quan hệ Mỹ - Mi-an-ma, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, BQP, số 26/2014, tr 27.

67Mỹ mời Myanmar dự tập trận lớn nhất thế giới, http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/tin-luu-tru/tin- quan-su-the-gioi-21102012/2132.008.html, truy cập ngày 12/09/2015.

khi thực hiện những bƣớc tiếp theo để thúc đẩy các nỗ lực cải cách toàn diện lại Mianma. Trong cuộc diễn tập thƣờng niên Hổ mang Vàng tại Thái Lan tháng 02/2013, lần đầu tiên Mianma đã cử một số sĩ quan tham gia với vai trò là quan sát viên loại B. Đây đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu mạnh mẽ của sự cải thiện quan hệ Mỹ - Mianma. Năm 2014, Mianma tiếp tục cử sỹ quan tham gia quan sát viên cuộc diễn tập này.

Tháng 4/2014, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mời Mianma cử đại diện đến cuộc họp đầu tiên của các Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN đƣợc tổ chức ở Mỹ. Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ - ASEAN xác định các cách thức tăng cƣờng hợp tác an ninh đa phƣơng trong khu vực và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan quân sự và dân sự để cải thiện công cuộc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.68

Tháng 9/2014, Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dƣơng thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết HR.4377 (Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Mianma năm 2014) về việc áp đặt điều kiện viện trợ an ninh cho Mianma bắt đầu từ năm 2014. Theo Nghị quyết HR.4377, hoạt động viện trợ an ninh của Mỹ cho Mianma đƣợc xác định, đảm bảo thỏa mãn mọi điều khoản liên quan đến viện trợ quân sự, giáo dục và đào tạo quân sự, hoạt động gìn giữ hòa bình, xuất khẩu vũ khí – trang thiết bị quốc phòng, hoạt động hỗ trợ rà phá bom mìn đƣợc đề cập đến trong các tài liệu: (i) Đạo luật Viện trợ Nƣớc ngoài năm 1961; (ii) Đạo luật Hỗ trợ Tự do; (iii) Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí; (iv) Luật Kiểm soát vũ khí.69

Từ năm tài khóa 2014, các nguồn ngân sách của Mỹ liên quan đến viện trợ an ninh chỉ đƣợc thông qua hoặc cung cấp cho chính phủ Mianma khi Ngoại trƣởng Mỹ xác nhận với các Ủy ban quốc hội về việc Mianma đã đạt

68 Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ, http://vi.rfi.fr/chau- a/20140328-hoi-nghi-bo-truong-quoc-phong-hoa-ky-asean-lan-dau-tien-mo-ra-tai-my/, truy cập ngày 28/03/2014.

đƣợc các điều kiện cụ thể sau. Thứ nhất, chính phủ Mianma tiến hành sửa đổi lại Hiến pháp một cách cụ thể để thúc đẩy một tiến trình công bằng, minh bạch và toàn diện nhằm cải cách thể chế, xây dựng nền tảng cho các cuộc bầu cử tự do, công bằng và có tính cạnh tranh tại Mianma; cho phép các đảng đối lập chính trị và các nhóm dân tộc thiểu số tham gia đầy đủ vào các hoạt động của đất nƣớc; có cơ chế cho phép ngƣời dân giám sát đối với lực lƣợng vũ trang và thực hiện cải cách gia tăng tính minh bạch, tính trách nhiệm trong các hoạt động và ngân sách của quân đội. Thứ hai, chính phủ Mianma đƣa ra đƣợc những nỗ lực tích cực và có ý nghĩa để thúc đẩy các hiệp định hòa bình và hòa giải chính trị, cũng nhƣ đối xử công bằng với các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng có xung đột hoặc bất ổn, giải quyết tái định cƣ và các vấn đề nhân đạo đối với ngƣời bị mất nhà cửa. Thứ ba, lực lƣợng quân sự Mianma cần có những tiến bộ cụ thể để hƣớng tới công cuộc cải cách, gồm: 1/ Cải thiện việc đảm bảo nhân quyền, đƣợc đánh giá dựa trên số lƣợng các báo cáo về lao động cƣỡng bức, bắt giữ trái phép, tra tấn, bạo lực; 2/ Chứng minh đƣợc thành ý thật sự trong việc cải cách bằng biện pháp ngừng bắn đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở tất cả các khu vực đã hoặc chƣa ký kết ngừng bắn; 3/ Dần rút khỏi vùng xung đột, bao gồm việc ngƣng sử dụng lực lƣợng quân sự tại các dự án phát triển kinh tế; 4/ Ký kết và thực hiện một bộ quy tắc ứng xử; 5/ Cắt đứt quan hệ quân sự với Bắc Triều Tiên; 6/ Dần từ bỏ quyền sở hữu các doanh nghiệp thƣơng mại.70

Thứ ba, tổ chức tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Mặc dù đây là một hoạt động mang tính nhân đạo nhƣng cũng nổi lên mức độ quan hệ giữa hai bên. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gần 1.000 binh sĩ Mỹ và 600 máy bay đã mất tích ở Mianma vì thời tiết xấu và vì giao tranh với quân Nhật. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện có khoảng 730 lính Mỹ còn mất tích ở

đây. Chƣơng trình tìm kiếm lính Mỹ mất tích POW/MIA có trụ sở tại Hawaii từng tiến hành ba cuộc tìm kiếm tại Mianma cho tới trƣớc năm 2004 và các hoạt động này dự kiến sẽ đƣợc nối lại.71

Thông qua hoạt động này các chuyên gia Mỹ đƣợc phép cùng đối tác Mianma đi nghiên cứu nhiều khu vực trên lãnh thổ Mianma, tiếp cận, thâm nhập đời sống thực tế của nhân dân. Mỹ cũng đề xuất giúp Mianma đào tạo lực lƣợng rà phá bom mìn để khắc phục hậu quả chiến tranh trên đất Mianma.

Thứ tư, xem xét cung cấp cho Mianma Chương trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế (IMET). Mianma đã từng nhận đƣợc hỗ trợ Chƣơng trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế của Mỹ vào đầu những năm 1980. Nhƣng Mỹ đã chấm dứt chƣơng trình này khi Mianma đàn áp sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1988. Trong những năm 1980, 167 sĩ quan quân đội Miến Điện đã đƣợc đào tạo theo chƣơng trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế.72

Nếu muốn cấp Chƣơng trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế cho Mianma, phía Mỹ phải thay đổi toàn bộ quy định liên quan và phải đƣợc Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Do đó, tiến trình này có thể sẽ kéo dài từ 1 - 2 năm.

Ngày 25/5/2014, Trung tƣớng Anthony Crutchfield – Phó Tƣ lệnh Bộ Tƣ lệnh Thái Bình Dƣơng đã nói chuyện trƣớc hơn 100 sĩ quan, cán bộ, học viên của Học viện Quốc phòng Mianma tại thủ đô Naypyitaw. Nội dung tập trung vào mô hình Quân đội chuyên nghiệp Mỹ, sự cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạo đức, các quy định của pháp luật, chấp nhận sự đa dạng, cũng nhƣ sự cần thiết của việc một quân đội chuyên nghiệp phải phục vụ một

71 Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Mianma, http://vietnamtoday.net/Print.aspx?Culture=vi-VN&q=81542, truy cập ngày 15/09/2015.

72 Vấn đề (của Hillary) ở Miến Điện, http://dcvonline.net/2014/04/01/van-de-cua-hillary-o-mien-dien/, ngày truy cập 01/04/2014.

chính phủ dân sự dân chủ đƣợc dân bầu. Tháng 7/2014, Quân đội Mỹ đã tổ chức cuộc tập huấn 10 ngày cho 6 cán bộ thuộc Lực lƣợng Cảnh sát Bảo vệ Biên giới Mianma (cùng một số cảnh sát Bangladesh) nhằm nâng cao năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 51 - 89)