4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO
2.1.1. Giai đoạn 1990-2008
Sau khi chính quyền quân sự Mianma không công nhận chiến thắng của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 05/1990, Mỹ đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mianma, huỷ bỏ quy chế “tối huệ quốc” cho Mianma; từng bƣớc giảm dần quan hệ ngoại giao và không cho phép các quan chức chính phủ Mianma thăm Mỹ. Từ năm 1990, trọng tâm chính sách của Mỹ đối với Mianma là thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Thông qua các diễn đàn quốc tế, Mỹ liên tục đề cập tới vấn đề dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo ở Mianma nhằm buộc nƣớc này phải có những thay đổi đáp ứng các yêu cầu của Mỹ.31 Đại sứ quán Mỹ ở Mianma đã khuyến khích tự do tôn giáo, đƣa vấn đề này vào trong nội dung nhân quyền và thảo luận về nó trong rất nhiều cuộc gặp với các nhân viên chính phủ cũng nhƣ qua hàng loạt chƣơng trình ngoại giao giữa hai nƣớc. Lấy lý do Mianma vi phạm nhân quyền, từ năm 1992, Quốc hội Mỹ đã quyết định không cử Đại sứ tới nƣớc này. Mỹ đã dừng các chuyến thăm cấp cao tới Mianma, thay vào đó là chuyến thăm của các Dân biểu Quốc hội Mỹ: Nghị sỹ Bill Richardson (1994), bà Madeline Albright (1995) và Thƣợng nghị sỹ Jim Webb (2009). Năm 1997, Mỹ đã cố gắng tìm cách thuyết phục ASEAN không kết nạp Mianma vào tổ chức này. Từ năm 1999, Ngoại trƣởng Mỹ đã đƣa Mianma vào danh sách “các nƣớc cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo (Country of Particular Concern). Theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế,
31 Hoàng Mai, Chính sách của Mỹ đối với Mi-an-ma thời gian qua, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại BQP, tháng 10/2009, tr 12-13.
Mỹ cáo buộc Mianma là một trong những quốc gia nhức nhối về nạn buôn ngƣời, sử dụng lao động cƣỡng bức và buôn bán thuốc phiện trái phép. Kể từ sau lệnh cấm vận đầu tiên do Tổng thống Mỹ B.Clinton ký và có hiệu lực vào tháng 5/1997, cho đến khi Mianma giải tán Hội đồng quân sự vào năm 2011, Mỹ đã tẩy chay hoàn toàn về ngoại giao và cô lập Mianma trên các diễn đàn quốc tế.
Dƣới thời Tổng thống G. W. Bush, Mỹ đẩy mạnh hoạt động can thiệp vào công việc của Mianma, gây căng thẳng cho quan hệ hai nƣớc. Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của G. W. Bush, Chính quyền Mỹ công khai mục tiêu đối với Mianma là thay đổi chính quyền quân sự của Mianma bằng một chính phủ thân Mỹ, thiết lập lại thể chế dân chủ thân Mỹ với nòng cốt là đảng đối lập - Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi. Để thực hiện mục tiêu này, Chính quyền G. W. Bush đã gây sức ép mạnh đối với Mianma: Cáo buộc Chính quyền Mianma thiếu nghiêm túc trong cải cách dân chủ; tìm cách ngăn cản cuộc trƣng cầu dân ý về Hiến pháp sửa đổi của Mianma; liên tục gia hạn lệnh cấm vận kinh tế đối với Mianma; lôi kéo các nƣớc khác cô lập Mianma.32
Năm 2003, Thƣợng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật “Dân chủ và tự do Mianma”, cho phép Tổng thống G. W. Bush sử dụng quyền hạn của mình để hỗ trợ cho một số tổ chức, nhà hoạt động chính trị, đấu tranh vì “dân chủ” ở Mianma. Chính quyền Mianma đã coi đây là một hành động “ngang ngƣợc”, đi lại xu thế hòa bình của thế giới, gây mất ổn định an ninh, chính trị nội bộ Mianma và làm phƣơng hại đến mối quan hệ hai nƣớc.33
32 Nghiên cứu cơ bản về liên bang Mianma, tlđd, tr. 252.
33
Holliday Ian , “Rethinking the United State's Myanmar Policy”, Asian Survey Vol. 45, No. 4 (August 2005), pp. 603-621.
Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Mỹ liên tục đƣa ra những chỉ trích nhằm vào chính quyền quân sự Mianma, ủng hộ hoạt động của một số tổ chức đối lập ở nƣớc này, nhất là Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và tổ chức Sinh viên thế hệ 88. Mỹ gia tăng sức ép để ASEAN can thiệp vào tình hình nội bộ của Mianma, đòi nƣớc này trả tự do cho lãnh tụ Đảng Dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi. Tại Hội nghị Ngoại trƣởng các nƣớc ASEAN ở Campuchia tháng 6/2003 với sự tham dự của Ngoại trƣởng Mỹ C.Powell, ASEAN đã đƣa ra một tuyên bố chung kêu gọi Mianma trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Năm 2005, Mỹ đƣa Mianma vào danh sách một trong sáu “chế độ độc tài” cần hết sức quan tâm. Mỹ và Liên minh châu Âu còn kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ ra Nghị quyết trừng phạt Chính phủ quân sự Mianma, yêu cầu Mianma thực hiện tự do dân chủ, thả tất cả tù nhân chính trị, trong đó có bà Aung San Suu Kyi. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ đƣa Mianma vào danh sách trên nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền để gây xung đột tôn giáo, bất ổn chính trị, lật đổ chế độ cầm quyền hiện tại, xây dựng chính quyền thân Mỹ ở Mianma. Năm 2006, Mỹ và Liên minh châu Âu với tƣ cách là các bên đối thoại của ASEAN tuyên bố không chấp nhận việc Mianma lãnh đạo ASEAN vì cho rằng Mianma không tôn trọng tự do và dân chủ. Các nƣớc này đe dọa tẩy chay các hội nghị của ASEAN nếu Mianma đảm đƣơng chức vụ Chủ tịch ASEAN.34 Lợi dụng việc biểu tình của một số ngƣời dân Mianma phản đối Chính phủ tăng giá xăng dầu trong nƣớc tháng 8/2007, Mỹ đã thổi phồng, bóp méo sự việc và cho rằng Chính phủ Mianma đàn áp biểu tình để kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.35
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC-15 (tháng 9/2007), Tổng thống G. W. Bush kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ gây sức ép với Chính quyền quân sự Mianma “cải thiện tình hình nhân quyền”. Bên lề cuộc họp Đại
34Asean‟s Face-Saving Solution, news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/4719713.stm, truy cập ngày 17/9/2015.
35
hội đồng LHQ lần thứ 62 (tháng 9/2007), Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ Rice đã hối thúc các nƣớc ASEAN tăng cƣờng gây sức ép Mianma “chấm dứt các hành động đàn áp biểu tình đối với nhân dân”.36
Tháng 03/2008, Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết số 317 bác bỏ bản Dự thảo Hiến pháp mới của Mianma. Trong chuyến thăm Thái Lan năm 2008, Tổng thống G. W. Bush tiếp đại diện các nhóm chính trị đối lập Mianma sống lƣu vong tại Thái Lan nhằm cổ vũ tinh thần cho lực lƣợng này. Mỹ tuyên bố ủng hộ toàn diện và cam kết hỗ trợ lực lƣợng “dân chủ” ở trong và ngoài lãnh thổ Mianma tiến hành cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ “độc tài” ở Mianma, kêu gọi ngƣời dân Mianma đứng lên đấu tranh xây dựng nền “tự do, dân chủ” theo kiểu phƣơng Tây. Trong bài phát biểu về chính sách của Mỹ đối với châu Á, Tổng thống G. W. Bush đã đề cập đến vấn đề liên quan đến Mianma, trong đó khẳng định, “Mỹ đang nỗ lực chấm dứt chế độ chuyên chế ở Mianma. Mỹ kêu gọi chính quyền quân sự Mianma trả tự do cho Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị. Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi ngƣời dân Mianma đƣợc hƣởng tự do”.37