trƣởng anh hùng:
Bản anh hùng ca vĩ đại Iliat kết thúc với đám tang của Hecto, ngƣời anh hùng của thành Tơ roa. Vinh quang chiến thắng, tang thƣơng của chiến trận đó là những âm hƣởng vang vọng trong tâm trí ngƣời đọc khi những trang cuối của pho sử thi vĩ đại này khép lại. Cái kết thúc của pho sử thi, nhƣ bất kỳ một áng văn chƣơng nào, chứa đựng những tƣ tƣởng, nhận thức, đánh giá của ngƣời nghệ sĩ đối với các vấn đề mà tác
phẩm phản ánh. Đồng thời cũng qua đó bày tỏ tình cảm, niềm xót thƣơng của cả thời đại với ngƣời anh hùng.
Không giống nhƣ cái kết thúc của các tác phẩm khác trong hệ thống sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Êđê nói riêng, Đăm Săn đã có một cách kết thúc đặc biệt. Ngƣời tù trƣởng anh hùng dù biết trƣớc sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhƣng với bản tính cƣơng quyết, không chịu lùi đã không hề nao núng. Cái chết của Đăm Săn vừa hào hùng, oanh liệt vừa mang màu sắc bi kịch. Bi kịch là mâu thuẫn giữa cái lý tƣởng mà chàng muốn đạt tới với sức mạnh hữu hạn của con ngƣời. Đồng thời trong đó có niềm tự hào, tin tƣởng mãnh liệt vào một thế hệ mới sẽ tiếp tục. Sự đầu thai của Đăm Săn trở lại là một biểu trƣng cho sự sống vẫn tiếp tục. Đăm Săn cháu sẽ lớn và nối tiếp sự nghiệp lừng lẫy của Đăm Săn cậu, trở thành ngƣời tù trƣởng hùng mạnh và giàu có nhất.
Tất cả các nghiên cứu từ xƣa tới nay khi nói về Đăm Săn, ngƣời ta đều nói về cái kết thúc đậm chất bi tráng này. Có ngƣời cho rằng cái chết của Đăm Săn là do chàng có ý định lấy nữ thần Mặt trời về làm vợ tức là thay đổi địa vị của Hơ Nhị xuống hàng thứ hai. Chống lại chế độ mẫu hệ, chống lại tục chuê nuê, tức là Đăm Săn vi phạm phải quy định của xã hội. Cái chết của chàng là hậu quả tất yếu. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ, cách suy nghĩ trên có phần khiên cƣỡng, áp đặt những tƣ tƣởng, nếp nghĩ của ngƣời hiện đại cho ngƣời xƣa. Theo ông, cái chết của Đăm Săn chỉ đơn giản là hậu quả tất yếu của việc chàng không chịu nghe theo lời dặn nữ thần Mặt Trời. Việc nữ thần Mặt Trời không chịu lấy Đăm Săn cũng chính là do nữ thần sợ sự sống sẽ mất đi trên mặt đất và bầu trời : «Nếu ta đi...chết cả người Ê Đê êga vì không còn nước uống....Cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách ngừng đâm chồi, cây cỏ sẽ tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô ». Cái chết của Đăm Săn đó là vì chàng cố tình không chịu nghe theo lời thần linh, đi quá giới hạn mà thần linh cho phép.
Đồng tình với quan điểm này, chúng tôi cho rằng, xét trong cả hệ thống các tác phẩm sử thi của ngƣời Ê Đê, cái chết mang đậm chất bi tráng của Đăm Săn mang tầm thời đại của chàng. Đăm Săn không chống tục chuê nuê, nhƣng chàng phản ứng lại những gì là rào cản trên bƣớc đƣờng trở thành ngƣời giàu có và lừng lẫy tiếng tăm của chàng. Cái chết của Đăm Săn không chỉ là kết thúc của một số phận mà đó còn thể hiện những vấn đề đang nảy sinh trong lòng xã hội. Sự mâu thuẫn giữa năng lực và khát vọng chế ngự tự nhiên của con ngƣời, giữa cái mới đang lên trong lòng xã hội và những luật tục cũ.
Cái kết thúc của các pho sử thi chính là sự đánh giá về vai trò của ngƣời anh hùng trong cộng đồng. Qua đó thể hiện tình cảm của cộng đồng đối với những ngƣời con dũng cảm, tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí của cả bộ lạc. Trong đó có cả sự yêu mến, kính phục và đôi khi cả sự thƣơng cảm, xót xa trƣớc sự hi sinh của ngƣời anh hùng. Nhƣng trên tất cả, đó là niềm tự hào vì những chiến công oanh liệt mà những ngƣời anh hùng của họ đã lập nên. Âm hƣởng tự hào đó còn vang vọng mãi cho tới ngày nay, trƣờng tồn cùng những pho sử thi quý báu của đồng bào Tây Nguyên.