1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu
2.3. 4 Ý nghĩa của sự xuất hiện các yếu tố trùng lặp
Ở sử thi Mnông, phƣơng thức tả kể cũng đƣợc lặp đi lặp lại. Ngƣời nghệ nhân dân gian đã đúc thành những mẫu có sẵn cho việc kể chuyện- diễn tả. Mở đầu mỗi câu chuyện, ngƣời kể bao giờ cũng dùng những câu mào đầu kiểu nhƣ:
Buổi chiều ta bàn chuyện cán rìu Buổi trưa, ta kể chuyện anh hùng
Trời sáng trăng kể chuyện Ndu, Tiang”
Tựa nhƣ ngƣời Kinh bắt đầu những câu chuyện cổ của mình bằng cụm từ: “ngày xửa ngày xƣa”
Khi trong làng có những ngƣời phải đi xa nhƣ thăm hỏi, cƣớp bóc hay đi giúp những ngƣời họ hàng đánh kẻ thù, việc đầu tiên họ dặn những ngƣời ở lại phải kiêng cữ hết sức cẩn thận. Lời dặn đó thông thƣờng là:
“ Các em phải giữ tục kiêng cữ Các em kiêng tục cữ đi xa Giữ tục cữ ăn uống đi xa
Đốt muối tro người đi đau bụng Ăn quả xanh người đi bị nhọt Giỡn với tình người đi ong chích …..
Mắc ngải drôn đau quặn trong bụng Mắc ngải biăt đau quặn trong ngực Mắc ngải yêu đau xót con tim”
(Cƣớp chiêng cổ bon Tiang, tr 763-778)
Đây là một đoạn miêu tả việc đón khách của những ngƣời Mnông :
« Khách preh đến nấu cơm ba ke Khách Rđe đến nấu cơm ba săn …
Nồi glah ngo hãy sôi cho mau Nồi glah kông hãy sôi cho mau Sôi mau chín dọn cơm đãi khách Dũng đũa bếp trộn gạo cho đều Dùng giẻ mướp hớt bọt miệng nồi Họ nấu món canh tip bằng ống
Nướng món tép gói lá rbau
Họ nấu canh măng chua măng non ...
Thịt lợn nạc to bằng khúc gỗ”
Giấc ngủ say yên bình của ngƣời Mnông đƣợc kể- tả với một công thức nhƣ sau :
«Giữa đêm khuya màn lạnh đã xuống Đàn chuột con gọi nhau đi ăn
Căp tình nhân yên giấc bên nhau Các con trẻ ngủ yên đùi mẹ »
(Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng, tr 353)
Còn rất nhiều các đoạn tả kể khác nhƣ lời đáp trả của chủ nhà về tục kiêng cữ khi có khách hỏi, cúng thần linh, tả cảnh các thần ra trận đánh. Khi lặp lại, ngƣời kể cũng có đôi chút thay đổi về từ ngữ hoặc trật tự giữa các câu. Tuy vậy, về cơ bản các cấu trúc này vẫn đƣợc đảm bảo.
Nếu khảo sát các văn bản sử thi của ngƣời Mnông sẽ thấy một hiện tƣợng, các đoạn tả- kể lặp lại ở mức độ nhiều nhƣng chỉ trong giới hạn từng đoạn nhỏ, không có sự lặp cấu trúc của cả một câu chuyện lớn nhƣ trong sử thi Êđê. Mỗi tác phẩm sử thi của ngƣời Mnông kể về các câu chuyện khác nhau và với các cấu trúc khác nhau.
Một đặc điểm của sử thi Mnông đó là việc ghép nối của các cốt truyện đơn tạo thành một cốt truyện liên kết đồng nghĩa với việc có một hệ thống nhân vật chung nhất. Hành động của các nhân vật đƣợc nói tới ở nhiều cốt truyện khác nhau. Hành động của nhân vật đƣợc tập trung phản ánh ở một số tác phẩm và rải rác ở một số tác phẩm khác. Hành động của Lêng đƣợc tập trung ở một số tác phẩm chính nhƣ: Đẻ Lêng, Lêng đoạt nhạc cụ ndring, Lêng nghịch đá thần của Yang...ngoài ra, bóng dáng của nhân vật này còn đƣợc nhắc tới ít nhiều ở một số tác phẩm khác. Xuất phát từ đặc điểm những câu chuyện trong sử thi Mnông có một sự tiếp
nối nhau nhất định về mặt nội dung, các truyện chung nhau một hệ thống nhân vật nhƣ vậy nên không có việc lặp lại trên cả một câu chuyện lớn. Việc lặp trong sử thi Mnông cũng vẫn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, thậm chí có thể nhiều hơn trong sử thi Êđê, tất nhiên, ở những đơn vị khác nhau của văn bản nhƣ: các đoạn, các câu, các từ...vv
Còn sử thi Mnông, việc xuất hiện các yếu tố trùng lặp với tần số cao hơn sử thi Êđê và quan trọng hơn việc lặp trong sử thi Mnông trải rộng trên tất cả các sự vật, hiện tƣợng. Nhân vật anh hùng cũng đƣợc miêu tả bằng những công thức lặp đi lặp lại. Tính khác biệt của nhân vật chính với các nhân vật khác không khác nhau là mấy. Hình tƣợng Lêng ”lấy trong người ra lửa mặt trời” cũng tƣơng tự nhƣ những ngƣời anh hùng khác trong bon làng:
” Họ bỏ sẵn ngọn lửa trong người Họ võ đùi ra ngay hạt muối
Lấy trong người ra ngọn lửa trời Họ hét to miệng phun ra lửa”
(Cƣớp chiêng cổ bon Tiang, tr867)
Hình tƣợng ngƣời anh hùng đƣợc xây dựng từ những ”cấu kiện đƣợc đúc sẵn” nên có thể lý giải đƣợc sự giống nhau của các nhân vật. Nhân vật anh hùng trong sử thi Mnông không có đƣợc sự đặc sắc, sinh động mang tính cá thể để nhân vật là chính nó chứ không lẫn với bất kỳ nhân vật nào khác.
CHƢƠNG III: SO SÁNH HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG
3.1. Những điểm tƣơng đồng của hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi hai dân tộc Êđê và Mnông
Hình tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi của hai dân tộc đều hiện lên thật đẹp, là trung tâm của cộng động. Sự phi thƣờng của nhân vật nằm ngay trong hình thức vô cùng đẹp đẽ của họ. Vẻ đẹp của Đăm Săn, hình tƣợng nhân vật tiêu biểu của kho tàng sử thi Êđê, đƣợc miêu tả đạt tới mức độ lý tƣởng đƣợc tất cả mọi ngƣời đều ngƣỡng mộ, nể phục. Lêng, Mbong...của sử thi Mnông cũng đƣợc miêu tả với chân dung của ngƣời dũng sĩ gân guốc, khoẻ mạnh hơn ngƣời.
Họ đều là những nhân vật tiêu biểu, trung tâm giải quyết mọi mối quan hệ của cả cộng đồng. Tài năng của họ đều thể hiện trên những bình diện khác nhau nhƣ chiến đấu, tài . Tập trung nhất và tiêu biểu nhất cho tài năng của ngƣời anh hùng chính là trong những cuộc giao tranh với các kẻ thù nhằm bảo vệ cộng đồng, đoạt lấy những gì đã bị kẻ thù cƣớp mất.
Cũng giống nhƣ bất kỳ ngƣời anh hùng của thời đại nào khác, phẩm chất đƣợc đề cao nhất của những ngƣời anh hùng trong sử thi Tây Nguyên đó là lòng dũng cảm, gan dạ. Trong cả sử thi Êđê và sử thi Mnông, chúng ta đều thấy đƣợc những phẩm chất đó đƣợc thể hiện tập trung trong hình tƣợng những ngƣời anh hùng: Đăm Săn, Mdrông Dăm, Lêng,...
Sự phi thƣờng về mặt tài năng, tính cách của các nhân vật anh hùng cũng là một điểm tƣơng đồng đƣợc thể hiện cả trong sử thi Ê Đê và sử thi Mnông. Nhìn chung, những đặc điểm đó cũng khá phổ quát đối với sử thi nói riêng và trong các thể loại tự sự của văn học dân gian khắp các dân tộc trên thế giới nói chung. Mức độ trác tuyệt của ngƣời anh hùng chính là thể hiện một khát vọng, lý tƣởng của cộng đồng về phẩm chất, tài năng, tinh thần thƣợng võ...
Mối quan hệ của nhân vật anh hùng với các nhân vật khác trong sử thi của hai dân tộc cũng có những điểm tƣơng đồng nhất định. Đối với thần linh, ngƣời anh hùng trong sử thi dƣờng nhƣ không có vẻ e dè sợ sệt. Dù vẫn coi trọng sức mạnh của những thế lực siêu nhiên, nhƣng ngƣời anh hùng vẫn có quan hệ khá bình đẳng với họ. Nhân vật thần linh là ngƣời luôn ủng hộ những ngƣời anh hùng trong các cuộc chiến tranh. Thần linh đóng vai trò là tuyến sinh lực, hỗ trợ cho nhân vật chính mỗi khi gặp khó khăn, bày cho họ cách chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Cũng có khi, thần linh lại có tác động theo chiều hƣớng không tích cực, đi ngƣợc với ý chí của nhân vật chính. Thần là nguyên nhân của mối bất hoà làm nổ ra các cuộc chiến tranh nhƣ trong một số tác phẩm sử thi Mnông.
Tƣơng đồng về thể loại, sử thi Êđê và sử thi Mnông có những điểm tƣơng đồng nhất định về mặt thi pháp sáng tác. Những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật nhƣ: phóng đại, khoa trƣơng, so sánh, lối miêu tả chi tiết, việc sử dụng các yếu tố lặp đi lặp lại đều xuất hiện trong sử thi của hai dân tộc. Những nét tƣơng đồng này cũng là tình trạng chung của sử thi các dân tộc trên thế giới. Tuy vậy, trong sử thi mỗi dân tộc, những nét nghệ thuật đó có thể tồn tại ở những cấp độ khác nhau. Điều này còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển về nghệ thuật của mỗi tộc ngƣời. Các phần tiếp theo sẽ lần lƣợt làm rõ nguyên nhân của những sự khác biệt này.
3.2. Những điểm khác nhau của hai hình tƣợng anh hùng
Ra đời trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau, vai trò của ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông có những đặc điểm không tƣơng đồng. Ngoài những đặc điểm chung đã phân tích ở trên, qua so sánh, chúng ta nhận thấy đƣợc giữa hai hình mẫu nhân vật có sự khác biệt nhất định. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật hay rộng hơn là nghệ thuật sử thi của hai dân tộc đã có nhiều thay đổi. Điều đó tạo ra hai hình tƣợng nhân vật anh hùng ở mỗi dân tộc, thời đại những nét thú vị riêng.
Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê là nhân vật duy nhất trong cả tác phẩm có vai trò quyết định đối với mọi biến cố của cộng đồng, tập trung toàn bộ sức mạnh. Những Đăm Săn, Mdrong Dăm, Xing Nhã...đều là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là linh hồn của cộng đồng. Họ tập trung ý chí và khát vọng của cộng đồng. Trong khi đó, ở sử thi của ngƣời Mnông, hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận dù đƣợc đề cao, ca ngợi song họ chƣa phải là đối tƣợng duy nhất của tác phẩm. Bên cạnh họ, còn nhiều cá nhân xuất sắc khác, về sự tài giỏi, lòng dũng cảm đƣợc ca ngợi không kém gì.
Có điều này là do sử thi Êđê nhấn mạnh về vai trò của một cá nhân, sử thi Mnông mô tả về sức mạnh của tập thể chứ không riêng của một cá nhân. Hình tƣợng ngƣời tù trƣởng anh hùng trong sử thi Êđê bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Về mặt xã hội, với quyền lực tối cao, họ có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ các vấn đề của cộng đồng. Từ việc xây dựng buôn làng đến việc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, họ đều đảm đƣơng những trách nhiệm ở mức độ cao nhất. Sử thi Êđê, ngƣời tù trƣởng cũng chính là thủ lĩnh quân sự, quyết định thắng lợi của những cuộc giao tranh. Âm hƣởng chủ đạo trong mỗi tác phẩm là ngợi ca tài năng, sự anh dũng của ngƣời tù trƣởng- cá nhân xuất sắc nhất của cộng đồng.
Sử thi Mnông dƣờng nhƣ quyền lực xã hội đƣợc chia đều ra mỗi cá nhân. Có những ngƣời là chủ bon làng nhƣ Tiang, Yang,...còn những ngƣời dũng sĩ chỉ thật sự có vai trò quan trọng khi xảy ra các cuộc giao tranh với kẻ thù là các bon làng khác. Trong sử thi Mnông, chƣa có sự xuất hiện của mẫu hình ngƣời thủ lĩnh quân sự. Sức mạnh chiến thắng trong sử thi Mnông là sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Sử thi Mnông nhấn mạnh đến tinh thần tập thể, sức mạnh tập thể. Dù vẫn ghi nhận, ngợi ca những chiến tích của ngƣời anh hùng tài giỏi song toát lên toàn bộ tác phẩm vẫn là chất hào hùng, vang dội của cả một tập thể. Qua sử thi Mnông, ngƣời đọc ngƣời nghe cảm nhận thấy một bầu không khí chiến
tranh rõ rệt, sôi sục hơn so với những cuộc giao tranh trong sử thi Ê Đê khá nhiều. Tuy nhiên, ở đó sức mạnh của tập thể mới là yếu tố đƣợc đề cao hơn cả, vƣợt trội so với cái cá nhân.
Tính cách của ngƣời anh hùng trong sử thi của cả hai dân tộc đều chƣa đạt tới mức độ cá thể kiểu ”Con ngƣời này” nhƣ cách gọi của Hêghen song nếu so sánh giữa hình tƣợng ngƣời tù trƣởng của sử thi Êđê với ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông với nhau, chúng ta thấy có một sự khác biệt tƣơng đối rõ. Ngƣời tù trƣởng anh hùng trong sử thi Êđê cũng đƣợc xây dựng theo những đặc điểm chung nhất nhƣ: đẹp về hình thức, giàu có hơn bất kỳ ai, mạnh mẽ can trƣờng trong các cuộc giao tranh...Nhƣng với hình tƣợng Đam Săn, ngƣời Êđê đã bắt đầu chú ý tới nét độc đáo của nhân vật. Đam Săn dù vẫn đƣợc xây dựng với những ƣớc lệ về mẫu hình tù trƣởng anh hùng song đã có nét khác biệt với những nhân vật còn lại. Đam Săn là nhân vật tiêu biểu nhất cho kiểu mẫu anh hùng của sử thi Êđê.
Sử thi Mnông miêu tả những con ngƣời ”hãy còn chưa tách khỏi cuống rốn của công xã nguyên thuỷ” (Mac). Nhân vật hoàn toàn là bản sao các ý niệm của cộng đồng. Nhân vật không xuất hiện với một cá tính riêng biệt mà mang ý nghĩa chung, khái quát nhất của cả cộng đồng. Các nhân vật cũng đƣợc xây dựng nên với những nét nổi trội về tính cách, song cũng chỉ đủ để phân định họ thành những kiểu mẫu nhân vật khác nhau mà thôi. Ngƣời anh hùng văn hoá thì tài giỏi, thông minh; ngƣời anh hùng chiến trận thì dũng mãnh, xông xáo và có phần ngang tàn. Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm thƣờng với chức năng nhƣ: bảo vệ cộng đồng, chiến đấu với kẻ thù. Vì vậy, tính cách của các nhân vật đƣợc ngƣời nghệ nhân dân gian ghép vào với chức năng đó sao cho tƣơng thích, phù hợp. Những phẩm chất của ngƣời anh hùng nhƣ xông xáo, dũng mãnh, tài giỏi....là những phẩm chất mang tính cố đinh, bất biến.
Chúng hoàn toàn thích ứng với nhiệm vụ là đại diện cho sức mạnh, tinh thần chiến đấu của cả cộng đồng.
Bản thân ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê, dƣờng nhƣ, ý thức sâu sắc hơn về tài năng, phẩm chất của mình. Niềm tự hào, kiêu hãnh đó là âm hƣởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Trong khi đó, ở các nhân vật anh hùng của sử thi Mnông, niềm tự hào cá nhân vẫn đƣợc nhắc tới nhiều thông qua lời nói, đặc biệt là Lêng, tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, chính bản thân ngƣời anh hùng này lại có những tâm lý hoài nghi, e ngại về sức mạnh của mình. Mặc dù đƣợc mọi ngƣời và các vị thần linh coi là ngƣời khoẻ mạnh và tài giỏi nhất, bản thân Lêng cũng nhiều khi rất tự tin về phẩm chất, tài năng của mình, nhƣng cũng có khi chàng tỏ ra hoang mang: “Ta như hạt lúa trắng, sợ người ta lại nói giống hạt lúa đen. Ta là con trai, ta chỉ sợ mọi người nói ta không xứng con trai ».Ý thức của nhân vật anh hùng về giá trị bản thân trong sử thi Êđê rõ nét hơn, mãnh liệt hơn sử thi Mnông là điều chúng ta có thể nhận thấy đƣợc.
Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê đƣợc xây dựng nhất quán hơn trong tài năng và tính cách so với nhân vật anh hùng trong sử thi Mnông. Theo tác giả Đỗ Hồng Kỳ, trong cuốn Sử thi thần thoại Mnông, nếu làm một phép so sánh, nhân vật anh hùng trong sử thi thần thoại Mnông vẫn còn đôi chỗ khiếm khuyết, chƣa đạt tới độ hoàn thiện nhƣ nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê. Nếu Đam Săn ngay thẳng bao nhiêu thì Mtao Msei- địch thủ của Đam Săn lại càng thiếu ngay thẳng bấy nhiêu. Còn sự ngay thẳng của Lêng so với Kra, Năng- địch thủ của Lêng- chẳng khác là mấy. Điều này một phần xuất phát từ bản chất của các cuộc chiến tranh trong sử thi Mnông không phải là sự đối lập giữa ngƣời tốt và kẻ xấu, càng không phải là sự đáp trả thích đáng của cái thiện đối với cái ác. Các cuộc chiến trong sử thi Mnông không nhấn mạnh đến ranh giới đó mà chỉ phản ánh một sự thật của xã hội. Đó là sự va chạm quyền lợi, tranh chấp giữa các bon làng với nhau theo nghĩa những ai làm việc gì xấu sẽ bị phía
bên kia đáp trả thích đáng. Nó phản ánh một phản ứng rất tự nhiên của con ngƣời: có ngƣời gây tai hoạ thì ắt sẽ có ngƣời trả thù. Trong bon làng,